Thứ Hai, 16 tháng 1, 2023

'Cần cơ chế vượt trội để TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế'

Trung ương yêu cầu đẩy nhanh tiến trình xây dựng, có cơ chế vượt trội để phát triển TP HCM và các đô thị tiềm năng thành trung tâm tài chính quốc tế.

Ông Võ Văn Thưởng: 'Rất đau khi TP HCM sụt giảm vai trò đầu tàu'

Đánh giá TP HCM đang sụt giảm nhiều mặt như kinh tế, đào tạo cán bộ, hạ tầng giao thông, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng yêu cầu tìm cách khắc phục.

"10 năm qua, vai trò đầu tàu, động lực vùng của TP HCM sụt giảm rất rõ, tăng trưởng chậm, năng lực cạnh tranh quốc tế thấp. Là cán bộ trưởng thành từ TP HCM, nghiêm khắc nhìn nhận tôi thấy rất đau", ông Thưởng nói tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, sáng 16/1.

Theo ông Thưởng, trước đây nói tới năng động, sáng tạo, đi đầu là TP HCM, nhưng giờ thành phố không bằng nhiều tỉnh khác, dù vẫn là "đầu tàu" kinh tế. Từ khi đất nước thống nhất, Bộ Chính trị đã ban hành 4 nghị quyết về phát triển TP HCM. Trung ương luôn xác định vị trí đặc biệt quan trọng của thành phố, nhưng tổng kết lần nào cũng thấy "có hạn chế". "Kỳ này phải quyết tâm tạo ra bước chuyển thực sự trong thực hiện nghị quyết", ông yêu cầu.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu kết luận hội nghị sáng 16/1. Ảnh: Hà Khánh

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu kết luận hội nghị sáng 16/1. Ảnh: Hà Khánh

Một điểm yếu khác được Thường trực Ban Bí thư nêu ra là vấn đề suy giảm trong đào tạo nguồn cán bộ cung cấp cho Trung ương. Ông đánh giá TP HCM có thực tiễn sôi động nên cán bộ rèn luyện, trưởng thành từ đây cũng tích luỹ tốt hơn tỉnh khác. Thực tế, có giai đoạn 90 cán bộ đoàn thể TP HCM ra Trung ương cùng một lúc, chỉ trừ hai Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh.

"Giờ tìm không ra. Cơ quan Trung ương còn vất vả suy nghĩ, tìm cán bộ nào tăng cường cho thành phố", ông nói và đề nghị TP HCM sinh hoạt chính trị để nghiên cứu nguyên nhân, tìm cách khắc phục.

Hạ tầng giao thông tại TP HCM cũng là hạn chế lớn mà ông Thưởng đề nghị cần tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục. Ông nêu một loạt dẫn chứng như: Hà Nội bắt đầu làm Vành đai 4, còn TP HCM mới khởi động vành đai 3, còn vành đai 2 chưa được khép kín; quốc lộ 13 đoạn qua Bình Dương đã xong từ lâu, còn phía TP HCM tới giờ chưa mở rộng được; Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) liên tục lùi tiến độ...

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng nhấn mạnh Nghị quyết mới của Bộ Chính trị yêu cầu TP HCM thực hiện nghiêm kỷ cương quy hoạch, chủ động thúc đẩy liên kết vùng, phát huy vai trò nòng cốt trong liên kết hạ tầng, tạo không gian phát triển mới cho Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Để giải quyết các vướng mắc trong giao thông cũng như nhiều lĩnh vực khác, ông Thưởng nhấn mạnh vai trò của chính sách vượt trội trong nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54. Trong đó, sẽ đẩy mạnh phân cấp phân quyền, tạo điều kiện cho TP HCM khai thác hiệu quả tiềm năng, huy động mọi nguồn lực. "Thành phố cần liệt kê rõ cơ chế cần, không ghi chung chung kiểu 'thí điểm theo quy định pháp luật' bởi sẽ phải chờ 'muôn đời'", ông nói.

Tại hội nghị, Bí thư Long An Nguyễn Văn Được nói rằng hạ tầng giao thông là một trong những điểm nghẽn khiến TP HCM chưa phát triển đúng tiềm năng. Do đó, ông kiến nghị Trung ương hỗ trợ thành phố và các tỉnh giải quyết sớm hạn chế này, đặc biệt là các tuyến liên vùng như: Vành đai 3, 4, cùng với đó là hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành - Dầu Giây, khởi công cao tốc TP HCM - Cần Thơ.

Ba tuyến vành đai giúp TP HCM kết nối các địa phương lân cận. Đồ họa: Thanh Nhàn.

Ba tuyến vành đai giúp TP HCM kết nối các địa phương lân cận. Đồ họa: Thanh Nhàn.

Đồng quan điểm, Phó bí thư Thường trực tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao đề xuất vùng TP HCM cần thêm đường Vành đai 5 để phát triển đô thị công nghiệp cho giai đoạn tiếp theo. Bởi Bình Dương đầu tư nhanh nên đã lấp đầy các dự án đến đường Vành đai 3 và sẽ phát triển nhanh đến Vành đai 4.

Ông cũng đề nghị sớm kéo giãn hành lang vận tải lên phía Bắc theo Vành đai 4, vòng qua Đồng Nai, kết nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu. Nhờ đó, luồng vận tải công nghiệp sẽ theo các cao tốc, quốc lộ, rẽ vào tuyến đường này để cung cấp tài nguyên cho Đông Nam Bộ, thay thế các luồng vận tải hiện có.

Lãnh đạo Bình Dương cũng mong Trung ương sớm ban hành cơ chế hỗ trợ TP HCM cũng như vùng hoàn thiện các kết nối đa phương thức, gồm: đường bộ, thuỷ, sắt trong vận tải hành khách cũng như hàng hóa. Trong đó, ưu tiên kết nối đường sắt đô thị (metro) từ trung tâm TP HCM qua các địa phương lân cận để mở rộng không gian phát triển về nguồn nhân lực, dịch vụ, thương mại, du lịch, khoa học công nghệ...

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Văn Nên cho biết địa phương đã dự thảo chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị và sẽ nghiên cứu bổ sung các đề xuất tại hội nghị. Trong đó, thành phố đề ra những hành động cụ thể theo nhiều lĩnh vực như đột phá kết cấu hạ tầng, thu hút nguồn lực, phát triển TP Thủ Đức...

Về phía Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư xây dựng chương trình hành động để thực hiện nghị quyết này.

Chuyên gia Phan Anh Tú: 'Việt Nam ở cửa trên so với Thái Lan'

Theo nguyên quyền TTK Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, tâm lý phải thắng sẽ giúp Việt Nam thể hiện tối đa sức mạnh ở chung kết lượt về AFF Cup 2022 hôm nay.

HLV Park vui vẻ với các cầu thủ trên sân tập ở Bangkok tối 15/1. Ảnh: Đức Đồng

HLV Park vui vẻ với các cầu thủ trên sân tập ở Bangkok tối 15/1. Ảnh: Đức Đồng

- Do hòa 2-2 ở lượt đi trên sân Mỹ Đình, thầy trò HLV Park Hang-seo phải thắng hoặc hòa từ 3-3 trở lên để giành ngôi vô địch AFF Cup năm nay. Ông đánh giá thế nào về tình huống này?

- Việt Nam có rất nhiều toan tính ở lượt đi, và sớm ghi bàn. Điều đó có lẽ khiến đội tuyển có phần tự tin thái quá, không tiếp tục gây sức ép, tăng tốc độ trận đấu để kết liễu Thái Lan. Trong khi đó, Thái Lan trung thành với lối chơi chậm sở trường nhưng rất chắc chắn, bởi tự tin vào trình độ kỹ thuật của cầu thủ. Trong bóng đá, chỉ cần một giây phút sơ sểnh rồi thủng lưới, tâm lý sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Việc bị gỡ hòa trên sân nhà làm các cầu thủ bối rối, nhận thêm bàn thua và cần đến bàn gỡ cuối trận của Vũ Văn Thanh để cứu vớt hy vọng.

Tôi nghĩ trận lượt về, khi đá sân khách, Việt Nam không phải tính toán quá nhiều nên sẽ phát huy hết năng lực. Thực tế, năng lực Việt Nam so với các đội khác ở giải này khá mạnh, với một đội hình đồng đều các tuyến. Trong trận đấu không phải tính toán nhiều, chỉ còn một đường phải thắng, nhiều khả năng đội tuyển sẽ phát huy được sức mạnh đó,

Ngoài ra, các cầu thủ sẽ rất quyết tâm, không chỉ bởi còn cách chức vô địch một trận mà đây còn là trận chia tay HLV Park Hang-seo. Tôi nghĩ, một chiến thắng trên sân Thái Lan không phải điều quá khó với Việt Nam. Hy vọng, với thế trận như vậy, Việt Nam dễ đá hơn. Đội tuyển đang có tâm lý thoải mái để tung hết sức lực, năng lượng và trí tuệ trong trận cuối cùng. Còn Thái Lan, tuy có lợi thế ghi bàn sân khách, tôi không nghĩ họ là tập thể có năng lực tốt, dựa vào chất lượng các cá nhân. Đó là đội bóng hay, nhưng không phải cao siêu đến mức Việt Nam không thể vượt qua.

- Vậy theo ông, có những bài học nào được rút ra sau trận lượt đi với Thái Lan?

- Các trận đấu trước của Việt Nam khá nhàn nhã, thắng một cách êm xuôi. Đến trận quan trọng, tiếp Thái Lan, chúng ta lại ghi bàn sớm. Từ đó tạo tâm lý đôi chút thả lỏng với cầu thủ. Trong khi ở những trận quan trọng, tốc độ chơi và mức độ tập trung của cầu thủ lúc nào cũng phải cao độ. Cần có bài học như trận lượt đi để các tuyển thủ Việt Nam thấy là họ phải chơi với sự tập trung cao ở các trận quan trọng.

Tôi nghĩ Việt Nam cần bước vào trận đấu với ý đồ tấn công, cố gắng đẩy đến tốc độ cao nhất. Chúng ta cũng đã nhìn thấy những điểm yếu ở hàng thủ Thái Lan để có thể khai thác. Nếu đoàn quân của HLV Park ghi bàn, tâm lý hai đội sẽ đẩy đến hai thái cực. Việt Nam sẽ có lợi thế, còn Thái Lan bất lợi.

- Ở lượt đi, thủ quân Theerathon Bunmathan đã kiến tạo cả hai bàn của Thái Lan. Làm cách nào để ngăn chặn ngòi nổ này?

- Đó là một cầu thủ kinh nghiệm, từng trải. Anh ta có rất nhiều phương án thi đấu nên khó bị bắt bài. Có lẽ, sau trận lượt đi, chúng ta mới nhận ra Theerathon có thể chơi như một cầu thủ tự do với nhãn quan chiến thuật tuyệt vời. Do đó, Việt Nam phải chú ý cầu thủ này hơn. Sau lượt đi, đội đã nhận ra Thái Lan có bao nhiêu phương án tấn công và đâu là vũ khí nguy hiểm nhất. Rõ ràng, những đường chuyền nhanh của Theerathon vô cùng lợi hại và Việt Nam đã chú ý điều đó. Tôi nghĩ thầy trò HLV Park sẽ dành nhiều sự quan tâm cho anh ta và sẽ không dễ để Theerathon tỏa sáng như lượt đi.

- Còn trên băng ghế huấn luyện, ai đang trên cơ trong cuộc so tài giữa HLV Park và HLV Mano Polking?

- HLV Park chắc chắn muốn chia tay Việt Nam bằng ngôi vương Đông Nam Á. Từ khi ông cầm quân, Việt Nam trở thành thế lực số một khu vực. Bảng thứ tự FIFA thể hiện điều đó. Các trận đấu tại AFF Cup hay SEA Games càng khẳng định. Trận lượt về là dịp Việt Nam khẳng định rõ vị thế. Các cầu thủ sẽ bước vào trận đấu với tâm lý phải thắng. Chính điều đó khiến Việt Nam ở cửa trên. Tôi không nói lượt đi họ không muốn thắng, nhưng lượt về, Thái Lan có nhiều thứ để mất hơn Việt Nam.

Chúng ta có quyền hy vọng, nhưng không phải hy vọng một cách mơ mộng mà bằng thực lực, khi nhìn vào vị thế hiện nay của Việt Nam tại Đông Nam Á, vào nhân sự HLV Park có trong tay cùng nền tảng được xây dựng năm năm qua. Ngược lại, Thái Lan sẽ có đối sách. Đây sẽ là màn so tài thực sự giữa hai HLV. Mục tiêu của Thái Lan là làm giảm nhịp độ tấn công của Việt Nam.

Trước mắt có thể thấy rõ là HLV Thái Lan chắc chắn phải tính toán nhiều hơn HLV Việt Nam. Ông Park chỉ phải nghĩ cách tấn công, làm thế nào gây sức ép lớn nhất để có bàn thắng. Còn HLV Thái Lan phải nghĩ làm thế nào giảm nhịp độ tấn công Việt Nam, làm cách nào ghi bàn từ phản công, để gây sức ép trở lại. Đau đầu lắm.

Diễn biến trận đấu sẽ chứng minh đội nào khắc chế đội nào. Nếu Thái Lan tìm được cách giảm nhịp độ trận đấu, khiến Việt Nam bế tắc, thầy trò HLV Park sẽ gặp khó. Nhưng nếu Thái Lan lúng túng, Việt Nam sẽ càng hưng phấn. Mà trong bóng đá, chỉ một phút sơ hở sẽ phải trả giá đắt. Kể cả trận đấu hòa 0-0 tới phút 90, áp lực vẫn thuộc về Thái Lan. Chúng ta đã chứng kiến những trận đấu đảo chiều phút cuối. Vào năm 2008, Việt Nam từng hạ Thái Lan bằng cú đánh đầu ở phút bù giờ thứ tư của Lê Công Vinh. Tại sao chúng ta không hy vọng vào việc Việt Nam ghi bàn ở phút 89 rồi thắng 1-0.

- Sau giải đấu này, HLV Park sẽ chia tay bóng đá Việt Nam. Theo ông, sau này Thái Lan có còn kiêng nể khi đối đầu Việt Nam?

- Tôi cho là ở khu vực Đông Nam Á, những năm qua việc kính nể HLV Park và tuyển Việt Nam thực sự tồn tại. Vì họ biết sức mạnh của chúng ta. Thái Lan biết hòa trên sân Việt Nam là kết quả cực kỳ may mắn với họ. Không đội nào làm khách trên sân Việt Nam mà dám phát biểu tự tin. Thậm chí, trận cuối cùng trên sân nhà, Thái Lan vẫn phải lo lắng, không dám quả quyết sẽ dễ dàng thủ hòa hay vượt qua đối thủ. Họ biết rõ rủi ro trong bóng đá và ghi một bàn không phải khó với Việt Nam.

Thái Lan không chê Việt Nam không có tiền đạo giỏi, không đánh giá tuyến tiền vệ Việt Nam yếu, hàng thủ lại càng không. Họ biết rõ hàng thủ Việt Nam chắc chắn và ghi được hai bàn vào lưới Đặng Văn Lâm là thành công ngoài sức tưởng tượng. Trong khi các tiền vệ như Nguyễn Quang Hải thực ra chưa phát huy hết khả năng. Trong những trận quan trọng, không thể xem thường các cầu thủ lớn bởi họ có thể định đoạt kết quả. Những cầu thủ lớn có thể mờ nhạt ở các trận cầu nhỏ, nhưng khả năng họ tỏa sáng ở những trận quan trọng rất cao. Đó mới là điều quan trọng.

Tôi nghĩ khó có kết quả hòa ở lượt về. Tuy dự đoán một trận đấu căng thẳng là có cơ sở, nhưng tôi nghĩ sẽ có bàn được ghi vào cuối trận. Hy vọng Việt Nam sẽ giành chiến thắng 1-0. Thế trận sẽ là Thái Lan cố gắng phòng ngự, còn Việt Nam ra sức công phá.

Tái hiện lễ cung tiến sản vật dưới triều Nguyễn

 

Lễ cung tiến được tiến hành theo nghi thức của triều Nguyễn xưa, đi đầu là hai vị quan mang cờ phướn. Đội nhã nhạc cung đình Huế tấu các bản nhạc của nghi lễ.

Sau khi vị quan đọc chúc văn danh sách sản vật được cung tiến, đoàn rước sản vật đi từ đường 23/8 tiến vào Đại nội Huế. Sản vật cung tiến là những món ăn truyền thống mang đậm bản văn hóa Việt Nam trong ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, bánh in...

Người dân 36 xã, phường ở TP Huế mang theo các sản phẩm tham gia lễ cung tiến.

Đoàn rước trong trang phục áo dài khăn đóng tiến vào Đại nội Huế, hướng về dâng sản vật ở Thế Tổ Miếu.

Đoàn rước dâng sản vật trước sân Thế Tổ Miếu chờ tiến vào chánh điện dâng lễ vật lên các án thờ vua triều Nguyễn.

Bánh in, loại bánh truyền thống của Huế được người dân kết thành hình tháp cùng với trầm hương.

Bánh phu thê, kẹo mè xửng, mứt gừng..., những sản phẩm nổi tiếng của các làng nghề truyền thống ở Huế được chọn lựa tham gia lễ cung tiến.

Các sản vật được dâng lên đặt ở án thờ ở Thế Tổ Miếu, nơi thờ vua triều Nguyễn.

Người dân ở làng nghề truyền thống trong trang phục áo dài dâng hương các vị vua triều Nguyễn.

Cảm xạ

Cùng lúc Đại học Lund danh tiếng của Thụy Điển công nhận "thần giao cách cảm" là một môn khoa học, thì ở Việt Nam, trường Đại học Hồng Bàng (TP HCM) cũng ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng cảm xạ địa sinh học vào tháng 9.


Những dụng cụ hỗ trợ cảm xạ học.

Hiệu trưởng trường Hồng Bàng - tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - khẳng định: "Việc xây dựng trung tâm nghiên cứu này dưới góc độ khoa học là nhằm đưa ra ánh sáng những vấn đề mà nhân loại đang quan tâm nhưng chưa giải thích được".

Cảm xạ học, tiếng Pháp Radiesthésie (xuất phát từ 2 tiếng Latin là Radius - tia sáng, tia xạ và Aisthesis - nhạy cảm), là khả năng nhạy cảm của con người với bức xạ từ các vật thể. Khoa học hiện đại đã chứng minh mọi sinh vật, khoáng vật... đều có bức xạ dưới dạng sóng và con người có khả năng cảm nhận, phân tích và sử dụng được lượng thông tin đặc biệt này trong đời sống xã hội, nếu có kiến thức về cảm xạ học và công cụ hỗ trợ.

Từ hàng nghìn năm trước, người ta đã biết đến hoạt động huyền bí của những nhà chiêm tinh, thầy bói, phù thuỷ, đồng cốt... qua việc tìm mỏ quặng, tìm mạch nước ngầm, xác định địa trạch, dự báo thời tiết, dự đoán tương lai - thời vận, tìm người và đồ vật mất tích... Tuy nhiên, vì không có các luận cứ khoa học thuyết phục, người ta chỉ còn biết phủ lên những hiện tượng, sự việc ấy các "tấm màn tôn giáo mờ ảo", hay phép thuật phù thuỷ... và cảm xạ học thường bị nhìn nhận như những hoạt động mê tín dị đoan. Ngay cả những năm gần đây, mặc dù xã hội đã phần nào thừa nhận khả năng "tìm mộ" của một số ít người có "khả năng ngoại cảm"..., nhìn chung cảm xạ học vẫn cứ là lĩnh vực khó nói đến và còn "bán tín bán nghi", mà cản trở đầu tiên vẫn là chưa giải thích, thuyết phục được bằng luận cứ khoa học.

Về lịch sử cảm xạ học Việt Nam, vào đầu những năm 70, ông Kim Hoàng Sơn đã có viết sách về vấn đề này và hướng dẫn một số người theo học. Hơn 20 năm sau, bác sĩ Dư Quang Châu tu nghiệp ở Pháp về đã cùng một số cộng sự tổ chức nghiên cứu, thực hiện Việt Nam hoá môn cảm xạ học hiện đại, xuất bản nhiều đầu sách, nội san và mở các lớp huấn luyện. Từ năm 1998, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), lần đầu tiên ở nước ta môn cảm xạ học chính thực được quan tâm nghiên cứu dưới hình thức một số đề tài khoa học mang số hiệu 812 do bác sĩ Dư Quang Châu làm chủ nhiệm. Tuy chỉ mới xúc tiến trong một thời gian ngắn nhưng những gì tổng kết được hết sức thú vị. Họ đã thu được những kết quả khả quan trong ứng dụng cảm xạ học vào việc điều chỉnh, nâng cao sức khoẻ con người (rèn luyện tâm thể, thể chất, chẩn đoán bằng cảm xạ...), khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường nhà ở, kích thích tăng trưởng thảo mộc, kiểm tra chất lượng thực phẩm và mỹ phẩm, vận dụng trong kiến trúc xây dựng, địa chất... Hiện bộ môn cảm xạ học Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu thực nghiệm hai đề tài nhánh là cai nghiện ma tuý (ở khu vực phía Bắc) và sử dụng năng lượng cảm xạ kích thích và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng (ở khu vực phía Nam).

Ngày 11/10 tới, tại Hà Nội lần đầu tiên sẽ khai giải lớp huấn luyện ứng dụng năng lượng cảm xạ trong chống tái nghiện ma tuý cho các cảm xạ viên đã học qua chương trình sơ cấp.

Bất cứ vật thể hay sinh vật nào cũng có sóng bức xạ, nhưng để "điểm mặt, chỉ tên" được sóng bức xạ thì con người phải nhờ những dụng cụ đặc biệt, có tác dụng truyền dẫn và khuếch đại sóng. Nói là đặc biệt nhưng thật ra những dụng cụ cảm xạ học rất đơn giản, gọn nhẹ. Xưa thường là những chiếc que hình chữ Y, chiếc gậy bằng gỗ hạnh và các con lắc, có khi làm bằng sỏi, đá. Nhưng những gì sử sách ghi lại đã cho thấy các nhà cảm xạ học xưa kia đã tìm ra nhiều tài nguyên, kho báu, mạch nước ngầm dưới nước chỉ bằng những dụng cụ đơn giản như thế. Qua hàng nghìn năm trải nghiệm, các dụng cụ này đã được bổ sung, cải tiến, hiện đại hoá nhưng chủ yếu thay thế vật liệu, còn hình dạng, tính năng thì ít thay đổi. Dụng cụ cảm xạ học phổ biến ngày nay là các con lắc bằng inox hay thạch anh, đôi đũa kim loại hình chữ L, mô hình kim tự tháp bằng vật liệu nhẹ, những viên đá thạch anh nhiều màu, các hình vẽ cảm xạ đồ... Đặc biệt từ con lắc truyền thống, gần đây một người Việt Nam tên Michel Trần Văn Ba đã sáng tạo ra cây đũa Michel vừa có hình dạng, tính năng của đũa cảm xạ lại vừa là quả lắc nhưng độ nhạy cảm cao hơn nhiều so với hai dụng cụ trên. Tuy vậy, dụng cụ chỉ là bổ trợ, khả năng nội sinh của con người mới là yếu tố quyết định thành công. Khả năng ấy chỉ có thể có được nếu con người kiên trì nghiên cứu, tập luyện và "lắng nghe" chuyển động của cơ thể mình...

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

Uống rượu hay bia có hại hơn?

Trong bữa tiệc, tôi thường uống bia vì dễ vào, không bị rát cổ nhưng tỉnh dậy mệt và đau đầu hơn uống rượu. Còn uống rượu dễ say, nhưng không bị khát nước và mệt mỏi.
Vậy có phải uống bia tốt do nhẹ độ hơn rượu không? Cuối năm, tôi phải liên tục đi tiệc nên cần bí quyết uống hợp lý. Xin bác sĩ tư vấn. (Sơn, 31 tuổi, Hà Nội).

Trả lời:

Bia hay rượu đều là cồn, đều có nguy cơ gây hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, rượu mạnh nguy hiểm hơn bia do nồng độ cồn cao hơn. Tức là cùng thể tích 100 ml, thì 100 ml rượu mạnh sẽ có hại hơn so với 100 ml bia. Ví dụ, trung bình trong 100 ml rượu 40 độ chứa 40 g ethanol, 100 ml rượu vang có 12 g ethanol, 100 ml bia chứa 5 g ethanol. Người ta có thể ngộ độc rượu thông thường (ethanol) và ngộ độc cồn công nghiệp (methanol).

Tuy nhiên, có người uống rượu mạnh nhưng điều độ, phù hợp; và không phải cứ uống rượu sẽ gây hại còn uống bia thì không vì nhẹ độ hơn. Ví dụ, người dân vùng Địa Trung Hải uống hai ly rượu vang mỗi ngày, tập trung ăn trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá, chế phẩm sữa, ăn hạn chế thịt và đồ ngọt, lại có lợi cho sức khỏe. Trường hợp bạn uống nhiều bia, nồng độ nhiều hơn cũng gây say, mệt mỏi, nhất là người có bệnh lý về gan, tim mạch, gout...

Do đó, tác hại của rượu bia không chỉ phụ thuộc vào loại đồ uống mà phụ thuộc vào lượng cồn uống, cách thức uống, tần suất uống và cơ địa mỗi người.

Để đảm bảo an toàn, bác sĩ khuyến cáo mỗi ngày nam giới không nên uống quá 720 ml bia hoặc 300 ml rượu vang hoặc 60 ml rượu whisky. Đối với nữ giới, mỗi ngày không nên uống quá 360 ml bia hoặc 150 ml rượu vang hay 30 ml rượu whisky. Không cho trẻ em và tuổi vị thành niên uống rượu bia. Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần.

Sau khi uống, tuyệt đối không điều khiển xe hay tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn, dễ bị ngã, va chạm, chấn thương.

Không sử dụng các loại đồ uống chứa cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ bất thường. Hạn chế uống rượu khi đói vì dạ dày rỗng khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng.

Khi thấy biểu hiện đau đầu, đau bụng, chóng mặt, hạ thân nhiệt, huyết áp, nhìn mờ bóng mây sau uống rượu, cần tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

7 Bí Mật Động Trời Về Tuổi Nhâm Tuất 1982 - Tử Vi Tuổi Nhâm Tuất 1982 Trọn Đời Năm 2023

Tử Vi Bắc Giang

 https://www.facebook.com/groups/tuvibacgiang/

Doanh Nhân Bắc Giang

 https://www.facebook.com/tinhdaulamhabacgiang/

MMO Bắc Giang

 https://www.facebook.com/mmobagiang/

Phong Thủy Học

 https://www.facebook.com/PhongThuyBacGiang

Bắc Giang: Tạo đột phá từ kinh tế số

Phát triển kinh tế số là một trong ba trụ cột chính được xác định tại Nghị quyết số 111 ngày 11/6/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030. Sau hơn một năm thực hiện, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân trong tỉnh đã tích cực ứng dụng kinh tế số, mang lại hiệu quả thiết thực.
Khai thác thế mạnh thương mại điện tử
Bắc Giang xác định phát triển kinh tế số với các nội dung trọng tâm là phát triển doanh nghiệp (DN) công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử (TMĐT) và sản xuất thông minh; ứng dụng số hoá thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý của DN. Đồng thời phát triển DN khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số; hỗ trợ DN kết nối với đơn vị viễn thông để thực hiện các giao dịch hàng hoá... Thực hiện các nội dung trên, tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp. Trong đó, kết quả nổi bật là ứng dụng số hóa thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý, qua đó nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của DN và cả nền kinh tế.
Quá trình thực hiện, các cơ quan chức năng đã hỗ trợ DN, hộ dân tham gia sàn giao dịch TMĐT, ứng dụng số hoá vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, hai sàn giao dịch TMĐT là Postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Voso.vn của Tổng Công ty Bưu chính Vietel đã tăng kết nối, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã (HTX), DN, hộ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh cá thể… Tham gia sàn giao dịch, các đơn vị, hộ kinh doanh khởi tạo gian hàng trên mạng Internet để đưa sản phẩm lên giao dịch thay vì bán hàng theo phương thức truyền thống như trước.
HTX Nông sản sạch Bình Nguyên (Lục Ngạn) chuyên sản xuất các loại cam, bưởi, vải thiều với diện tích hàng chục ha theo quy trình VietGAP. Trước đây, vào vụ thu hoạch, đơn vị khá vất vả trong tìm đầu ra cho sản phẩm. Năm 2021, tham gia sàn Postmart.vn, vải thiều được quảng bá rộng rãi, công khai giá bán nên tiêu thụ thuận lợi hơn hẳn. Ông Phạm Xuân Huynh, Giám đốc HTX Nông sản sạch Bình Nguyên cho biết, hai vụ vải liên tiếp, đơn vị bán 70 tấn vải trên sàn cho khách hàng ở nhiều tỉnh, TP trong toàn quốc. Do vải được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên giá bán đạt 30-35 nghìn đồng/kg, cao hơn giá bán theo hình thức trực tiếp khoảng 10 nghìn đồng/kg.
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2021 tỉnh Bắc Giang xếp thứ 10/63 tỉnh, TP về mức độ chuyển đổi số, trong đó kinh tế số xếp thứ 6/63 tỉnh, TP. Kết quả này khẳng định sự chuyển biến tích cực của tỉnh trong chỉ đạo, cung ứng các dịch vụ để người dân, DN phát triển kinh tế số.
Tương tự, năm 2022, qua sàn giao dịch TMĐT, HTX Nông sản sạch Hoàng Vũ (Lục Ngạn) bán khoảng 100 tấn vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP, doanh thu tăng khoảng 5% so với giá bán trực tiếp. Hay như HTX Rau sạch Yên Dũng đã lập trang Facebook, Zalo để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Riêng năm vừa qua, HTX bán 2 nghìn tấn rau sạch, doanh thu khoảng 30 tỷ đồng, trong đó khoảng 1 nghìn tấn bán qua mạng Internet, tăng gấp đôi so với năm trước.
Theo cơ quan chức năng, đến nay toàn tỉnh có gần 114 nghìn DN, HTX, hộ dân đưa hàng hóa lên sàn giao dịch Postmart.vn và Voso.vn. Hầu hết các sản phẩm OCOP của tỉnh và nhiều nông sản khác đã và đang được hỗ trợ đưa lên các sàn TMĐT. Hai năm qua, các sàn TMĐT thực hiện hơn 200 nghìn giao dịch hàng hóa, trị giá gần 100 tỷ đồng. Vải thiều là sản phẩm được tiêu thụ số lượng lớn với khoảng 10,5 nghìn tấn.
Hỗ trợ công nghệ, nền tảng số
Kinh tế số bước đầu đã đóng góp vào sự phát triển của tỉnh, nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới xuất hiện như: Kinh doanh trên sàn TMĐT, mạng xã hội Facebook, Zalo, dạy học online… Đặc biệt, trong tỉnh có 100% DN khai thuế và sử dụng hoá đơn điện tử. Tỷ lệ các đơn vị nộp thuế điện tử đạt 98%. Cùng đó, một số DN đã chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghệ sáng tạo và sản xuất thông minh. Điển hình như Công ty TNHH Seojin Vina (Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng), ngoài sản xuất, gia công cơ khí còn lắp ráp cánh tay rô bốt và một số thiết bị điều khiển. Công ty TNHH Nichirin Việt Nam (Khu công nghiệp Quang Châu) sử dụng rô bốt trong nhiều công đoạn sản xuất ống, dây phanh dẫn cho ô tô và vận chuyển hàng hoá...
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2021 tỉnh Bắc Giang xếp thứ 10/63 tỉnh, TP về mức độ chuyển đổi số, trong đó kinh tế số xếp thứ 6/63, tỉnh, TP. Kết quả này khẳng định sự chuyển biến tích cực của tỉnh trong công tác chỉ đạo, cung ứng các dịch vụ để người dân, DN phát triển kinh tế số. Ông Nguyễn Gia Phong, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, thực hiện phát triển kinh tế số, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn TMĐT. Trong đó, tập trung hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, HTX, tổ hợp tác đăng ký tham gia sàn TMĐT nhằm kết nối, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ. Sở đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn kỹ năng kinh doanh trực tuyến, kiến thức khởi nghiệp trên sàn giao dịch cho các HTX, hộ dân… nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản.
Cùng với giải pháp trên, Sở tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các DN triển khai giải pháp kết nối với các đơn vị viễn thông; cung cấp các phân tích dữ liệu lớn về tình hình, xu thế thị trường trong và ngoài nước… trên cổng dữ liệu mở (Open Data) của tỉnh để các DN có thể định hướng, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế số phù hợp. Năm 2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ hơn 300 DN công nghệ số thành lập; tổ chức hội nghị cho DN trải nghiệm, kiến tạo môi trường làm việc số. Sở Công Thương, Hiệp hội DN tỉnh phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng kinh doanh trực tuyến cho DN.
Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 kinh tế số chiếm khoảng 25% GRDP của tỉnh. Tỷ trọng kinh tế số từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 15% và có khoảng 800 DN số. Để đạt mục tiêu này, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các hoạt động hỗ trợ DN chuyển đổi phương thức kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số; đào tạo, sử dụng nhân lực phục vụ kinh tế số, làm chủ công nghệ số. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ DN tham gia sàn TMĐT để tiếp tục quảng bá rộng rãi sản phẩm. Sở Công Thương phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) hỗ trợ các HTX, DN tham gia sàn TMĐT trong nước: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo và các sàn TMĐT nước ngoài. Cùng với các giải pháp trên, người dân, DN cần quan tâm cập nhật những kiến thức, công nghệ mới để chung tay phát triển kinh tế số.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

Thủ phủ cá chép vào vụ Tết

Làng Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, có 20 hộ nuôi cá chép đỏ, xuất bán trước Tết ông Công ông Táo, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Sáng 13/1, đầm nuôi cá chép đỏ ven sông Hóa của làng Hội Am tấp nập khách ra vào. Từ 3 ngày trước, chủ đầm đã cho máy bơm hút cạn nước rồi dùng lưới vây bắt cá đưa lên bể xi măng để thương lái đến thu mua và mang đi tiêu thụ ở Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình.

Với kinh nghiệm 30 năm nuôi cá chép đỏ, ông Nguyễn Văn Lượng, chủ đầm cá rộng 750 m2, cho biết cá giống được thả vào cuối tháng 6, nuôi bằng cám và thường xuyên kiểm soát số lượng cho phù hợp với diện tích nuôi. "Cuối năm phải cẩn trọng nhất, thời tiết lạnh, cá ít ngoi lên mặt nước nên cần sục nhiều oxy vào đầm và phòng bệnh nấm cho cá", ông Lượng cho hay.

Hai ngày hôm nay, gia đình ông Lượng xuất bán khoảng 5 tạ cá chép mỗi ngày.

Cá chép đỏ là vật nuôi thời vụ, mang lại thu nhập cao cho người dân làng Hội Am. Ảnh: Lê Tân

Cá chép đỏ loại 20-30 con mỗi kg được bán 90.000-110.000 đồng/kg, cá chép thường 60.000-70.000 đồng/kg. Anh Vũ Văn Cường, từ Quảng Ninh về Hội Am nhập 8 tấn cá chép, cho hay giá cá năm nay chỉ bằng một nửa năm ngoái do nguồn cung dồi dào hơn. Tại các chợ dân sinh, cá chép bán khoảng 20.000 đồng/con cho người dân cúng ông Công, ông Táo.

Nuôi cá cho thu nhập cao hơn 5 đến 7 lần so với trồng lúa. "Nhà nuôi ít khoảng vào trăm mét vuông thì cũng có tiền ăn Tết to. Nhà nuôi hàng hecta là có cuộc sống khá giả", bà Hoàng Thị Tốt, một trong những hộ có diện tích nuôi cá lớn nhất làng Hội Am, chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Lượng ngâm mình trong đầm nước lạnh vớt cá lên bể cho thương lái lựa chọn. Ảnh: Lê Tân

Ông Đào Xuân Luân, Chủ tịch xã Cao Minh, cho biết nghề nuôi cá ở làng Hội Am có từ 50 năm nay. Cả làng có 300 hộ dân với 60 ha đầm nuôi cá. Từ 30 năm nay, 20 hộ trong làng phát triển việc nuôi cá chép đỏ bán dịp Tết ông Công ông Táo trên diện tích 10 ha, xuất bán khoảng 20 tấn mỗi vụ, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi hộ.

Với hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được vùng đất thấp ven sông nên mô hình nuôi cá chép đỏ ở Hội Am được UBND huyện Vĩnh Bảo phát triển. UBND huyện đã giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở lớp tập huấn, ứng dụng kỹ thuật mới vào việc nuôi và phòng chữa bệnh cho cá. "Chúng tôi cũng đang lên phương án làm du lịch sinh thái tại đây", ông Luân nói.

Đại tiệc Hải sản Phan Diễm Tôm hùm Alaska King Cab tiễn Ái Mí Bếp Trên Bản A Hải Sapa TV về ăn Tết