Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Mê Đà Lạt, cô gái xinh đẹp bỏ việc về phố núi làm nhà gỗ, hái nấm rừng

Bốn năm trước, Mộc An quyết định rời bỏ thành phố cô đang sinh sống, làm việc để đến Đà Lạt, thực hiện ước mơ  xây căn nhà gỗ dưới vòm tre, trồng vườn rau, sống an nhiên với cỏ cây.

Mộc An là một cô gái miền Tây. Trước đây, An từng sống và làm việc ở nhiều vùng đất khác nhau. Sau những chuyến du lịch tới Đà Lạt, An “phải lòng” mảnh đất mờ sương với khí hậu mát mẻ, trong lành, con người thân thiện. Đà Lạt khiến cô nhớ, thương, lưu luyến. 

“Đã nhiều năm rồi nhưng mình vẫn nhớ như in những chuyến đi tới Đà Lạt trước đây. 5h sáng bước xuống bến xe, sương rơi lộp độp. Mình choàng vội khăn, khoác chiếc áo dạo quanh mặt hồ bốc hơi sương, ghé quầy sữa đậu nành gọi một ly nóng hổi, hít thật sâu đầy lồng ngực cái không khí mát lành. Đà Lạt yên bình đến nao lòng”, An chia sẻ.

Và thế là, sau những chuyến ghé thăm vội vã,  An quyết định rời bỏ công việc làm studio ảnh cưới tại Phú Quốc để tới Đà Lạt gắn bó lâu dài.

{keywords}

Mộc An đến Đà Lạt sinh sống và làm việc đã 3 năm

Khi mới lên Đà Lạt, An làm quản lý cho một vài homestay để vừa trải nghiệm cuộc sống vừa học cách làm du lịch.

Hơn một năm sau, An thuê mảnh đất, làm căn nhà nhỏ, bao quanh bởi những vườn hoa lá và mở homestay của chính mình.

Khác với những homestay khác, ở căn nhà của An, du khách sẽ tự nấu ăn, pha cà phê, hái rau, củ trong vườn; trải nghiệm cuộc sống giản dị, bình yên bên thiên nhiên Đà Lạt, gác lại những lo âu thành thị.

“Lợi nhuận” của An không chỉ là khoản thu nhập từ việc kinh doanh homestay mà còn là niềm vui, nụ cười của du khách.

Nhiều vị khách trước khi rời đi đã gửi những lời cảm ơn xúc động tới An. Họ cảm ơn vì cuộc sống bình yên, giản dị ở căn nhà của An làm họ vơi đi lo âu, buông bỏ gánh nặng 'nhà lầu, xe hơi' đeo đuổi lâu nay.

Nhiều người sau chuyến đi đã ấp ủ hy vọng được về quê, sống thuận thiên nhiên, nuôi con gà, trồng luống rau...

“Những lời chia sẻ đó khiến mình ấm áp và hạnh phúc lắm!”, An tâm sự.

{keywords}

Căn homestay nhỏ bình yên của An trước đây

Đầu năm 2021, An phải tạm dừng kinh doanh homestay do gặp khó khăn về việc thuê đất, cộng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng khách tới Đà Lạt giảm hơn trước.

An tìm một mảnh đất ven thành phố, làm ngôi nhà gỗ dưới vòm tre, trồng vườn rau, làm bánh.

“Mình sẽ tiếp tục làm homestay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Còn hiện giờ, mình làm bánh để bán online, làm thêm kênh Youtube chia sẻ về cuộc sống hàng ngày và những chiêm nghiệm của bản thân”, An chia sẻ.

An chọn một mảnh đất 150m2 nằm ở thung lũng ven trung tâm thành phố, thuận tiện đi lại nhưng bình yên.

Cô thuê thợ dựng căn nhà nhỏ đơn sơ với một phòng ngủ, phòng khách, bếp và nhà vệ sinh. Khuôn viên quanh nhà, An tự lên ý tưởng, thiết kế và thực hiện.

{keywords}

Sân trước, An cải tạo đất, trồng vườn rau xanh đủ loại. Cô gái trẻ tự xếp gạch làm lối đi quanh vườn, đóng giàn gỗ trồng cây dây leo.

Bên hiên nhà, cô gái dựng căn bếp đơn sơ, trồng thêm bụi chuối, bụi sả. Căn bếp nhìn thẳng ra khu vườn xinh xắn, quanh năm ngát hương hoa.

{keywords}

Mỗi ngày, An đều cặm cụi chăm sóc cho khu vườn nhỏ trước nhà

{keywords}

Từ lâu vốn sống tự lập một mình nên An thành thục từ việc khâu vá, nhuộm vải, nấu ăn… tới dùng cuốc, xẻng, cưa, khoan…

Hình ảnh cô gái nhỏ nhắn, dáng người thanh mảnh vác tre, nứa về dựng chòi lá, cuốc đất trồng rau, trèo cây hái quả… khiến nhiều người ngạc nhiên.

"Mình sống một mình nên thường lên Youtube học làm mọi thứ, lâu dần cũng quen", An chia sẻ.

{keywords}
An dựng chòi lá bên vườn để làm nơi ngồi nhâm nhi chén trà hay đón bạn bè
{keywords}

Từ nhỏ, cha mẹ An có quán bán đồ chay nên cô đã quen chế biến và ăn món chay. Mùa nào thức ấy, An đi thu hoạch bắp cải, dâu tây, hoa atiso, trái bơ… ở những trang trại hàng xóm, người quen, khéo léo chế biến thành các món chay, món bánh khác nhau.

Mùa mưa, An thức dậy từ sớm tinh mơ, vào rừng thông hái nấm.

An kể, lần đầu cô đi hái nấm phải được người địa phương giàu kinh nghiệm chỉ đường và hướng dẫn cách phân biệt các loại nấm khác nhau, cách chọn nấm ngon và nhận diện nấm độc.

An thường hái nấm ở rừng thông Trại Mát, cách trung tâm thành phố khoảng 4 km. Nơi đây có nhiều nấm gan bò, nấm trứng gà, nấm kaki vàng, nấm san hô…

Mang nấm về, An khéo léo chế biến đủ món khác nhau: nấu canh, làm bánh xèo… có loại thì ăn sống, chấm muối mè. 

An học người dân bản địa cách phân biệt các loại nấm rừng

Nấm rừng được An chế biến thành nhiều món ngon khác nhau

An thường ghé những khu vườn hàng xóm, khi thì hái chanh leo, khi thì hái bơ. Những người chủ vườn tận tình chỉ cho cô cách chọn quả ngon, chọn loại bơ phù hợp cho từng món.

Ví như bơ 034 thì “sinh ra” để làm kem, sinh tố, ăn chín sẽ ngon béo, bơ Pinkerton thì hợp chế biến món hầm, xào hay nướng mà không lo bị đắng. 

Từ khi về Đà Lạt sinh sống, An được “bỏ túi” thêm nhiều bí kíp chọn nông sản - những đặc sản của vùng đất này.

“Bông atiso thì mình chọn bông nhỏ mà người địa phương hay gọi là bông đeo. Loại này có thể ăn được cả cánh hoa. Bông to hơn thì nhiều phần thịt sẽ bùi béo. Chế biến món ăn thì chọn bông atiso tròn, màu xanh hoàn toàn, cánh khum chụm vào nhau. Nếu làm trà thì dùng bông atiso Pháp, loại cánh hoa dài hơn, xòe ra, có màu tím xen lẫn”, An chia sẻ. 

{keywords}

An thường đến các trang trại hữu cơ của hàng xóm, người quen để thu hái rau củ, trái cây

{keywords}

Những người nông dân Đà Lạt chân thành, thân thiện, yêu quý An như con cháu trong nhà

{keywords}

An thường chọn những rau, củ không quá đẹp, quá to, "xấu tí nhưng mùi vị đậm đà"

{keywords}

Nông sản đặc sản của xứ sở sương mù được An chế biến thành các món chay khác nhau

{keywords}

Cô gái xinh đẹp khéo léo nấu nướng

Mỗi ngày trôi qua, An lại biết thêm những điều nhỏ bé nhưng đầy thú vị về mảnh đất này. Dịch Covid-19 làm ảnh hưởng ít nhiều tới công việc kinh doanh du lịch của cô nhưng lại cho An khoảng thời gian sống chậm hơn, tận hưởng cuộc sống an yên.

Hình ảnh về cuộc sống mỗi ngày của An được ghi lại và chia sẻ trên kênh Youtube “Những mùa sương”.

“Kênh Youtube chưa mang lại cho mình thu nhập nhưng là nơi để mình chia sẻ những chiêm nghiệm sống của bản thân, chia sẻ hình ảnh bình dị, an yên của Đà Lạt tới du khách, bạn bè”, An chia sẻ.

{keywords}


Linh Trang (Ảnh: Youtube Những mùa sương)

Bỏ phố về quê, về với an yên | Tin Tức Dân Sinh

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

Mời tham gia hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2022

     Với quy mô 250 gian hàng của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia; đây là hoạt động giới thiệu thành tựu phát triển ngành Công Thương các tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc và là cơ hội cho các doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố phía Bắc có dịp giao thương, học tập trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu đặc sản vùng miền, quảng bá thương hiệu phát triển thị trường.

     Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang trân trọng kính mời Quý cơ quan tham gia và các doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký tham gia Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2022.

    Sở Công Thương Hòa Bình bố trí 02 gian hàng trưng bày miễn phí tại Hội chợ để trưng bày các tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Mọi thông tin chi tiết và đăng ký tham gia xin liên hệ: Trung tâm Khuyến công và TVPT công nghiệp tỉnh Hòa Bình - Địa chỉ: Trung tâm Hội chợ và triển lãm tỉnh (khu Quảng trường tỉnh Hòa Bình), đường Chi Lăng, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. - Điện thoại liên hệ: 0218.3838.886; Di động: 0984.704.982 (Đ/c Trần Trung Kiên - Trưởng phòng Khuyến công TVPTCN&TM). - Email: khuyenconghb@gmail.com

Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp về tham gia Hội chợ. Rất mong Sở Công Thương; Trung tâm Khuyến công và TVPT công nghiệp; Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại; Trung tâm Xúc tiến thuơng mại; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch các tỉnh/ thành phố quan tâm, phối hợp./

 

 

Hỗ trợ đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

 Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được cng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể, mà trọng tâm là hợp tác xã là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trước thực trạng đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể của tỉnh Bắc Giang còn nhiều khó khăn; tốc độ tăng trưởng, t trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP của tỉnh còn thấp và có xu hướng giảm. Số lượng hợp tác xã phát triển không đồng đều giữa các địa phương, vùng, miền, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; mặc dù, số lượng hợp tác xã tuy tăng, nhưng số lượng thành viên bình quân trong hợp tác xã có xu hướng giảm. Năng lực nội tại của hợp tác xã còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp, trình độ cán bộ quản lý hp tác xã còn hạn chế; có quy mô nhỏ, vốn ít, phạm vi hoạt động hẹp, năng lực cạnh tranh, lợi ích mang lại cho thành viên thấp. Các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã và giữa hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác chưa phổ biến; nhiều hợp tác xã chuyển đổi, tổ chức lại mang tính hình thức, chưa thực sự chuyển biến về chất. Do đó, trong thời gian quan, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương tỉnh Bắc Giang đã thực hiện nhiều nội dung hoạt động khuyến công nhằm hỗ trợ đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trọng tâm là kinh tế hợp tác xã.

Description: D:\DU LIEU\DU LIEU\Năm 2022\Ban tin\Hoạt động hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào trong sản xuất tại Hợp tác xã Mỳ Chũ Bắc Giang Tùng Chi (xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn).jpg

Hỗ trợ Hợp tác xã Mỳ chũ Bắc Giang Tùng Chi (huyện Lục Ngạn) ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất mỳ gạo

Sau 5 năm (2017 - 2021), Trung tâm đã triển khai thực hiện hỗ trợ được 28 hợp tác xã xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đầu tư xây dựng nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm; tư vấn trợ giúp cho 41 hợp tác xã trong công tác thiết kế, in ấn với với số lượng thử nghiệm mẫu mã bao bì, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tổ chức 02 lớp đào tạo nâng cao tay nghề mộc dân dụng tại cho 50 lao động, nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao cho Hợp tác xã; tổ chức bình chọn và công nhận cho 23 hợp tác xã có 23 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, trong đó, 3 sản phẩm cấp khu vực, 02 sản phẩm cấp quốc gia; đồng thời, bình quân hàng năm hỗ trợ trên 20 hợp tác xã đi tham gia trực tiếp hoặc đưa sản phẩm tham gia tại các hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu trong nước... Qua đó, đã tạo được những hạt nhân góp phần duy trì, phát triển các làng nghề và làng nghề truyền thống; đến nay, trên toàn tỉnh hiện có 34 làng nghề đạt tiêu chí, trong đó có 12 làng nghề truyền thống và 22 làng nghề được công nhận; trong đó có 31/34 làng nghề đang hoạt động khá hiệu quả; một số làng nghề vẫn duy trì phát triển mạnh như: Làng nghề mỳ Chũ, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn; làng nghề sản xuất mỳ gạo Châu Sơn, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên; làng nghề sản xuất bún, bánh Đa Mai, phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang; làng nghề mộc Bãi Ổi, xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang; làng nghề rượu Làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên... thu hút đáng kể lực lượng lao động tại chỗ và lao động từ nơi khác đến.

Description: D:\DU LIEU\DU LIEU\Năm 2022\Ban tin\Ho tro Hop tac xa Banh da Ke.jpg

Hỗ trợ Hợp tác xã Bánh đa Kế (thành phố Bắc Giang) đầu tư xây dựng nhà trưng bày, bán sản phẩm

Đồng thời, hình thành được các mô hình chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, OCOP của tỉnh Bắc Giang như: Vải thiều, cam, bưởi, gà, mỳ gạo, chè, nấm… Góp phần từng bước nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tập thể, mà trọng tâm là hợp tác xã trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân được nâng lên; nhiều hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình kiểu mới theo quy định của pháp luật; số lượng hợp tác xã thành lập mới tăng đáng kể, phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ, hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập thường xuyên cho người lao động. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau, với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác bước đầu phát triển. Góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Description: D:\DU LIEU\DU LIEU\Năm 2022\Ban tin\Hỗ trợ Hợp tác xã Sản xuất cây dược liệu Lựu Chanh xã Trường Sơn ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất trà hoa vàng.jpg

Hỗ trợ Hợp tác xã Sản xuất cây dược liệu Lựu Chanh xã Trường Sơn (huyện Lục Nam) ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất trà hoa vàng

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên hoạt động khuyến công tỉnh Bắc Giang, vẫn chưa tập trung được nguồn lực lớn để lồng ghép vào các nội dung khác của tỉnh để hỗ trợ xây dựng được nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới, quy mô, tạo sức lan toả lớn…  Trong thời gian tới, nhằm hỗ trợ đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, mà trọng tâm là hợp tác xã trong giai đoạn mới thì song song với hoạt động khuyến công, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang sẽ thực hiện các nội dung hoạt động xúc tiến thương mại, tiết kiệm năng lượng với mục tiêu hỗ trợ các hợp tác xã phát triển theo hướng sáng tạo, khoa học, công nghệ số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Góp phần tạo chuyển biến tích cực về chất và lượng, cơ bản khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài và ngày càng khẳng định được tiềm năng, triển vọng phát triển trong tương lai, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân./.

                                                                                                                                                          VŨ TRÍ KHƯƠNG

Hiệu quả từ mô hình sản xuất trà hoa vàng

Trà hoa vàng vốn là cây bản địa, mọc hoang dã trong núi rừng Tây Yên Tử, trà hoa vàng được mệnh danh là “nữ hoàng trà”, đây là loài cây không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng mà còn dùng để phòng bệnh và tăng cường sức khỏe.

Vào đầu những năm 2000, nhiều thương lái người Trung Quốc đến huyện Lục Nam tìm mua giống cây trà hoa vàng với giá thành cao, trong khi đó nhiều người địa phương chưa biết được hết giá trị nên đã tìm kiếm, khai thác để bán cho các thương lái. Do đó, vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nghề gia truyền bốc thuốc nam chữa bệnh trên địa bàn nên từ nhỏ anh Nguyễn Văn Lựu, xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã rất thân thuộc với từng nhánh cây, ngọn cỏ của núi rừng Tây Yên Tử, trong đó có cây trà hoa vàng… Nhận thấy, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thiên nhiên nơi đây ưu đãi, rất thích hợp với giống trà quý này; từ đó, gia đình ông quyết tâm trồng, nhân giống với mong muốn bảo tồn, tránh nguy cơ giống cây trà hoa vàng bị tuyệt chủng bởi thương lái Trung Quốc. Vậy là ước mơ về một tương lai đưa cây trà hoa vàng trở thành cây đặc sản đã nhen nhóm từ khi ấy.

Description: D:\DU LIEU\DU LIEU\Năm 2022\Ban tin\Tra hoa vang\Một goc rừng trồng nguyên liệu trà hoa vàng.jpg

                                    Một góc diện tích rừng trồng cây trà hoa vàng

Thời gian đầu, do chưa nhiều kinh nghiệm nên gia đình anh Lựu gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhân giống cây trồng, từ việc ươm trồng, phương thức chăm sóc, vốn đầu tư, rồi làm thế nào để đưa sản phẩm trà quý ra thị trường, tiếp cận được người tiêu dùng… Tuy nhiên, dưới bàn tay cần cù của người lao động, giống trà hoa vàng từng bước được lớn lên và cho hiệu quả kinh tế cao, không chỉ dừng lại phát triển kinh tế cho riêng hộ gia đình, anh Lựu đã vận động người dân địa phương chung tay bảo tồn và phát triển trà hoa vàng thành đặc sản quê hương, là cây dược liệu chủ lực của vùng. Nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đến năm 2018, anh Lựu quyết định thành lập Hợp tác xã sản xuất Cây dược liệu Lựu Chanh xã Trường Sơn, có địa chỉ tại thôn Nhân Lý, xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; ban đầu thành lập, Hợp tác xã chỉ có 9 thành viên, đều là những người trong gia đình nhưng thấy được hiệu quả kinh tế của giống trà hoa vàng đem lại, sự liên kết trong sản xuất, kinh doanh nên đến nay, Hợp tác xã đã kết nối được gần 200 hộ dân trong vùng để cùng trồng và phát triển loại trà hoa vàng quý hiếm này.

Description: D:\DU LIEU\DU LIEU\Năm 2022\Ban tin\Tra hoa vang\Máy sấy thăng hoa được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công tỉnh.jpg

                         Máy sấy thăng hoa được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

Tiếp tục, đến cuối năm 2018, Hợp tác xã được Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ, lựa chọn tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây trà hoa vàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Sau thời gian tham gia thực hiện, các thành viên trong Hợp tác xã đã được tập huấn và nắm rõ về quy trình, kỹ thuật chăm sóc, xây dựng vườn nhân giống; nâng cao kiến thức về sự phân bố, đặc điểm hình thái, sinh trưởng của trà hoa vàng; kỹ thuật trồng thâm canh, thiết kế vườn ươm có khả năng thoát nước và điều chỉnh ánh sáng... Bên cạnh đó, để hỗ trợ Hợp tác xã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, góp phần phát triển giống trà hoa vàng, từ nguồn kinh phí khuyến công, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang đã triển khai hỗ trợ Hợp tác xã ứng dụng được 01 máy đóng gói trà lọc tự động và 01 máy sấy thăng hoa vào trong khâu chế biến xã hội.

Description: C:\Users\khuong\Desktop\Trao chưng nhân tra hoa vàng.jpg

    Trà hoa vàng được vinh danh là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

Bên cạnh hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, Trung tâm còn thực hiện nhiều nội dung như: Hỗ trợ thiết kế, in ấn bao bì đóng gói sản phẩm; giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm, kết nối cung cầu trong nước cũng như ngoài nước; hỗ trợ lập các tài khoản để phân phối và bán trên sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, san24h.vn… Qua đánh giá hiệu quả kinh tế, anh Nguyễn Văn Lựu - Phó Giám đốc Hợp tác xã cho biết: Trên thị trường, sản phẩm trà hoa vàng sấy khô đang được bán ra với giá dao động từ 3 - 4 triệu đồng/kg; tại thị trường Trung Quốc, giá bán từ 8-10 triệu đồng/kg. Mỗi ha trà có thể cho thu nhập từ sản phẩm hoa và lá bình quân khoảng 250 triệu đồng/ha/năm; hiện tại, hợp tác xã đang tạo việc làm ổn định cho 20 lao động ở địa phương với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, sản phẩm trà hoa vàng của Hợp tác xã vừa qua đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương, công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia. Trong thời gian tới, sản phẩm trà hoa vàng sẽ được trang bị đủ các điều kiện để từng bước khẳng định thị trường, vươn ra thế giới, toả hương bay xa./.

                                                                                                            VŨ TRÍ KHƯƠNG - TP KC&TKNL

5 Thách thức Bạn cần dấn thân để có 1 tương lai tuyệt vời ngoài mong đợi

1. Khi bắt đầu điều gì mới mẻ, hãy thách thức bản thân thực hiện nó với 100% năng lượng và nhiệt huyết

2. Khi phân vân trước 2 ngã rẽ và buộc phải ra quyết định, hãy lựa chọn cơ hội nào đã khiến bạn run sợ khi nghĩ đến bởi chính thách thức đó sẽ giúp bạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn

3. Mỗi khi phạm phải sai lầm, hãy thách thức bản thân học hỏi được thêm 1 điều gì đó thay vì lãng phí thời gian cho sự nuối tiếc và than thân trách phận

4. Khi ai đó đối xử tệ với bạn, hãy thách thức bản thân cư xử đầy lịch thiệp và tôn trọng lại họ

5. Khi nhận ra bản thân đang nỗ lực kiểm soát mọi thứ, hãy thách thức chính mình học cách buông bỏ và tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống

Tôi thách thức bạn dám gõ xuống điều bạn quyết định dấn thân kể từ giờ phút này!!!

Vì sự thành công của bạn,

Tập trung suy nghĩ mọi việc theo hướng đơn giản hóa

Trong cuộc sống bạn lên đơn giản hóa mọi thứ

Nếu làm lãnh đạo hãy hướng để mọi người làm việc cho mình nhé

Các bài toán đều có lời giải của nó

Mô hình về nông thôn trồng cây; gây rừng thực sự rất tốt đối với cuộc sống của bạn.

Ai cũng muốn có lợi ích. Nhưng nên nhớ rằng đối với bản thân minh nên giữ sự tôn trọng bản thân

Người yếu hơn mình thì nên giúp đỡ

Người cao hơn mình thì lên học hỏi

Học cách làm bạn với kẻ thù

Kẻ thù lớn nhất của bản thân bạn là chính mình

Luyện tập tu tập bản thân theo Luật hấp dẫn

- Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại nữa. Do vậy hãy biết trân trọng những phút giây chúng ta sống bên nhau
- Khi bạn thiếu đi sự hòa hợp với quy luật, bạn sẽ trải qua sự thiếu thốn trong cuộc sống, nhưng đó chỉ là những điều bạn đang tự tạo ra cho mình.
- Vũ trụ luôn luôn liên tục cho đi, và vì thế bạn phải học cách hòa nhịp với bản thân mình với Vũ trụ.
- Và giai điệu hòa hợp hoàn hảo sẽ là: những ý nghĩ tốt, những lời nói tốt, và những hành động tốt..
- Cùng thông điệp với Luật Hấp Dẫn, cách đây hơn 2500 bậc Giác Ngộ - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ dạy về con đường Bát Chánh Đạo
Chánh Kiến
Chánh Tư Duy
Chánh Ngữ
Chánh Nghiệp
Chánh Mạng
Chánh Tấn
Chánh Niệm
Chánh Định
Đó là con đường để nâng cao tần số của bạn

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

Thu lợi lớn từ kinh doanh nhỏ. Phần 1

Nông dân nghèo làm giàu nhờ nuôi gà mía | VTC16

Gương Sáng Kỳ 9 - TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Khởi nghiệp xanh: Mô hình nuôi heo rừng bền vững

ĐÀO TẠO CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM ISO ĐỐI VỚI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

          Thực hiện Kế hoạch số 44/KH-BCĐ ngày 28/02/2022 của Ban chỉ đạo ISO tỉnh về Hoạt động của Ban chỉ đạo ISO tỉnh năm 2022. Sở KH&CN - cơ quan thường trực BCĐ ISO tỉnh tổ chức 10 Hội nghị đào tạo tập huấn hướng dẫn công tác chấm điểm ISO hành chính theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND tỉnh; Hướng dẫn 428; Công văn yêu cầu của Sở Khoa học và Công nghệ hằng năm đối với 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ ngày 11/10/2022 đến hết ngày 28/10/2022. Địa điểm tổ chức Hội nghị tại UBND các huyện và thành phố.

          Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 253 cơ quan áp dụng trong đó: 41 Cơ quan thuộc đối tượng bắt buộc; 209 UBND cấp xã; 3 đơn vị sự nghiệp công lập. Qua kết quả kiểm tra, đánh giá, chấm điểm hàng năm cho thấy, việc áp dụng, duy trì, cải tiến HTQLCL hầu hết được các cơ quan quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc, từ đó góp phần giúp việc giải quyết công việc của mỗi cơ quan được công khai, minh bạch, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức.

Quang cảnh buổi tập huấn đối với UBND cấp xã trên địa bàn huyện Yên Dũng

          Một số điểm mới của công tác chấm điểm như: UBND huyện lựa chọn tối thiểu 1/3 số xã để chấm tại trụ sở và gửi kết quả về Ban chỉ đạo ISO tỉnh qua Sở KH&CN - cơ quan thường trực BCĐ ISO tỉnh. Ban chỉ đạo ISO tỉnh lựa chọn 10% số UBND cấp xã trên địa bàn huyện để đi kiểm tra thực tế. 100% Số điểm thực hiện của các UBND cấp xã đạt từ 80 điểm trở lên thì UBND cấp huyện đạt điểm tối đa là 3 điểm ở Tiêu chí 15.2. Đối với việc Tổ chức Chấm điểm UBND cấp xã không chặt chẽ (chấm điểm cao hơn 10% so với BCĐ ISO tỉnh chấm thẩm định) thì UBND huyện bị trừ 3 điểm trong tổng số điểm đạt được của UBND cấp huyện.

          

Quang cảnh buổi tập huấn đối với UBND cấp xã trên địa bàn huyện Việt Yên

          Qua các buổi tập huấn các học viên đã nắm bắt về việc chuyển từ nền hành chính cai trị sang phục vụ; phân biệt được các khái niệm TTHC và Quy trình ISO; cách thức xây dựng Mục tiêu chất lượng theo công thức Smart; việc áp dụng công thức 5W+1H; cách thức thực hiện công việc theo chu trình PDCA; sự khác biệt của Quy trình Nội bộ đối với TTHC và Quy trình Nội bộ trong ISO; nắm bắt cách thức thực hiện Quy trình Quản lý rủi ro, cơ hội; cách thức xử lý tình huống hiện nay là Quy trình ISO và việc thực hiện trên phần mềm một cửa điện tử không khớp nhau; cách lấy Phiếu đánh giá sự hài lòng khách hàng theo mã QR code một cách hiệu quả. Nắm bắt cách thức thực hiện việc xem xét lãnh đạo; đánh giá nội bộ; khắc phục các điểm không phù hợp. Hiểu biết tính hiệu quả của việc xây dựng Quy trình ISO hiệu quả thỏa mãn được các tính chất như: rõ người – rõ việc – rõ cách làm – rõ trách nhiệm. Việc nhận biết và sử dụng tài liệu và hồ sơ được dễ tìm; dễ thấy; dễ lấy. Vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” hiệu quả hơn; tạo điều kiện để người dân cùng giám sát cán bộ, công chức, giám sát các thủ tục hành chính có được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hay không, từ đó kiến nghị sửa đổi, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế...

Đa số công tác xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đối với các sở ngành đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên đối với cấp xã vẫn còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là do công tác đôn đốc của UBND cấp huyện đối với cấp xã chưa thường xuyên liên tục, thời gian áp dụng còn ngắn. Do vậy, việc tập huấn hướng dẫn công tác chấm điểm đối với UBND cấp xã khắc phục một số tồn tại hiện nay như: Việc chấm điểm ISO của UBND cấp huyện đối với UBND cấp xã chưa nghiêm túc; khắc phục tình trạng chưa tuân thủ các quy trình, thủ tục đã công bố; tình trạng giải quyết thủ tục hành chính chậm muộn; tình trạng “khoán trắng” việc duy trì, áp dụng cho cán bộ thư ký ISO; tình trạng áp dụng cho có, đặc biệt là công tác đánh giá chất lượng nội bộ và họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng...       

        Qua các buổi tập huấn UBND các xã đã nắm bắt được cách thức cải tiến liên tục để hệ thống quản lý chất lượng ngày càng phát huy tốt hiệu quả. Thay đổi được nhận thức cán bộ công chức về tinh thần cải cách phục vụ nhân dân, doanh nghiệp. Cải tiến được phương thức thực hiện công vụ với mục tiêu hướng tới sự hài lòng của tổ chức cá nhân, minh bạch hóa các quy trình giải quyết TTHC, hướng đến nền hành chính, hiện đại, dân chủ, trong sạch và vững mạnh./.

 

Nguyễn Quang Anh – Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng

Thầy giáo rời giảng đường thành triệu phú nông dân | VTC16

Thiết Lập Vườn Rừng Bằng Cây Tiên Phong (Cây Chuối) Trên Mảnh Đất 2000m2-Tại Sao Phải Trồng Chuối?

Cải Tạo Đất Trống : Cây Chuối Sau Một Tuần Trồng Đã Bung Đọt Lá, Xen Canh Cây Sả Thiết Lập Vườn Rừng

"Siêu Phẩm" Mô Hình VAC Kiếm Hơn 1 Tỷ/Năm | 8X Khởi Nghiệp Với Mô Hình VAC Khép Kín Thông Minh

9X TP HCM bỏ lương cao, lên vùng đất đầy nắng và gió lập nghiệp | VTC Now