Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Teaser xe Lamborghini mới gián tiếp xác nhận xe sắp ra mắt là siêu phẩm mui trần

Teaser xe Lamborghini mới gián tiếp xác nhận xe sắp ra mắt là siêu phẩm mui trần

Phiên bản Roadster/Spyder của Sian sẽ được Lamborghini vén màn ngay trong ngày mai 8/7.

Teaser đầu tiên của Lamborghini về mẫu xe "bí ẩn" vào cuối tuần trước khá kỳ lạ so với tiêu chuẩn của thương hiệu Italia khi không có ảnh, không đường nét phác thảo và không gì hết ngoại trừ đúng ngày, giờ chính xác lễ ra mắt xe được tổ chức tại Sant’Agata Bolognese.
Đến đầu tuần này, teaser tiếp theo được Lamborghini đăng tải đã giải đáp những đồn đoán tồn đọng từ tuần trước khi xác nhận xe mới có liên quan đến Sian và có tới 95% là phiên bản mui trần của dòng xe hybrid này.
Cánh gió xuất hiện trong ảnh không gì khác ngoài trang bị đã xuất hiện trên Sian FKP 37 ra mắt tháng 9 năm ngoái tại triển lãm Frankfurt với nửa ngoài (không xuất hiện trong ảnh) đính số 63 trong khi mặt trong là dòng chữ "Realizzata a Sant’Agata Bolognese" – chế tạo tại Sant’Agata Bolognese.
Teaser xe Lamborghini mới gián tiếp xác nhận xe sắp ra mắt là siêu phẩm mui trần - Ảnh 1.
Theo thông tin từ báo giới châu Âu, số lượng xe được sản xuất rất hạn chế (có thể còn ít hơn con số 63 chiếc của Sian) và đến thời điểm này đều đã có chủ.
Sử dụng khung gầm Aventador, Sian kết hợp động cơ V12 6.5L biểu trưng của Lamborghini kết hợp với hệ thống hybrid hỗ trợ cho tổng công suất chạm mức 808 mã lực. Mô tơ điện 34 mã lực, 48V được tích hợp vào hộp số dể tăng tốc độ phản hồi và cải thiện khả năng vận hành.
Thay vì sử dụng ắc quy lithium-ion như thường thấy, Lamborghini Sián ứng dụng siêu tụ điện mạnh mẽ gấp 3 lần trong khi trọng lượng lại nhẹ hơn 3 lần. Trang bị này được đặt giữa cabin và động cơ để cân đối phân bố trọng lượng thân xe theo hướng tối ưu cho hiệu suất vận hành.

Phú Quốc trở thành điểm đến đẳng cấp thế giới

“Tứ trụ” đưa Phú Quốc trở thành điểm đến đẳng cấp thế giới

Với sự ra mắt đầy ấn tượng của công viên chủ đề VinWonders vừa khai trương vào đầu tháng 6, Phú Quốc đã hội tụ đầy đủ bốn “tứ trụ” giúp kinh tế đảo ngọc bứt phá trở thành điểm đến đẳng cấp thế giới.

Công viên chủ đề – điểm sáng của ngành du lịch
Trong các loại hình vui chơi giải trí thì công viên chủ đề (theme park) là mô hình hấp dẫn nhất với mọi đối tượng du khách. Nghiên cứu bởi Grand View Research chỉ ra quy mô thị trường theme park toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 70,83 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 5,8% trong suốt giai đoạn dự báo.
Cũng theo tổ chức này, hệ thống công viên chủ đề tại Mỹ đạt mức tăng trưởng 4,7% trong nhiều năm. Tại Châu Âu, các công viên chủ đề của Đức được dự đoán thu về 759 triệu đô la trong vài năm tới, 652 triệu đô được chia sẻ cho các thị trường còn lại. Tại châu Á, thị trường theme park còn hấp dẫn hơn nữa: Nhật Bản đạt con số 1,7 tỉ đô từ các trò chơi mạo hiểm, Trung Quốc dự đoán sẽ theo đà tăng trưởng 8,3% các năm sắp tới với doanh thu 5,8 tỉ đô.
Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào thị phần giàu tiềm năng này. Với VinWonders Phú Quốc quy mô 50ha, Vingroup đã ghi danh Việt Nam vào bản đồ các công viên chủ đề lớn trên thế giới. Dù "sinh sau đẻ muộn", nhưng sở hữu lợi thế về diện tích và công nghệ tối tân, VinWonders Phú Quốc hấp dẫn du khách với những hạng mục độc nhất vô nhị cùng nhiều trải nghiệm mới lạ.
Nền kinh tế đêm – nguồn lợi nhuận khổng lồ
Ước tính, kinh tế ban đêm đóng góp 6% GDP của Anh, 4% GDP của Úc... Tại Mỹ, mỗi năm New York thu về 19 tỷ USD từ nền kinh tế sau 17 giờ. Từ lâu, các nước láng giềng của Việt Nam như Singapore, Thái Lan cũng đã hình thành nên loạt khu kinh tế đêm để khai thác triệt để công suất du lịch và thụ hưởng nguồn thu to lớn này. Đặc biệt xứ sở Chùa Vàng luôn đứng top đầu về năng lực cạnh tranh du lịch.
Theo thống kê của Mastercard (công ty về thanh toán và công nghệ toàn cầu), thủ đô của Thái Lan dẫn đầu bảng xếp hạng 20 điểm du lịch hút khách hàng đầu thế giới với 22,8 triệu du khách trong năm 2018. Trung bình mỗi khách du lịch sẽ ở lại Bangkok 4,8 ngày và chi tiêu 184 USD/ngày, cao hơn cả New York (Mỹ), London (Anh).
Tại Phú Quốc sắp tới đây, với hệ thống nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí được thiết kế đồng bộ và cực kỳ phong phú đa dạng, các hoạt động tại công viên chủ đề VinWonders cùng siêu quần thể Grand World gần kề sẽ đón bắt nguồn thu khổng lồ từ khai thác các hoạt động du lịch về đêm như mua sắm, ăn uống, các show biểu diễn nghệ thuật, trình diễn ánh sáng công nghệ cao, trải nghiệm ăn tối giữa lòng biển, ngủ qua đêm dưới lòng đại dương…
“Tứ trụ” đưa Phú Quốc trở thành điểm đến đẳng cấp thế giới - Ảnh 1.
Grand World – Thành phố "không ngủ" tiên phong thắp sáng nền kinh tế đêm chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam
Casino – Điểm đặc biệt hút khách Quốc tế
Một minh chứng cụ thể ở Singapore, năm 2010, casino được hợp pháp hoá lần đầu tiên với 2 casino lớn nằm trong tổ hợp nghỉ dưỡng du lịch là Marina Bay Sands và Resort World Sentosa Casino. Chỉ sau 1 năm, doanh thu của ngành du lịch nước này tăng đến 20%.
Nằm tiếp nối quần thể Vinpearl Phú Quốc - nơi có VinWonders và đại quần thể Grand World Phú Quốc là Tổ hợp Corona Resort Casino Phú Quốc - với Corona Casino đầu tiên tại Việt Nam mở cửa cho người Việt trong nước tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm dịch vụ với nhiều hạng mục giải trí có thưởng. Với sức hút vượt trội, casino là thỏi nam châm thu hút sự hứng thú, tò mò và là yếu tố quan trọng góp phần kéo dài thời gian lưu trú của du khách, từ đó thúc đẩy sự gia tăng về doanh thu của các shop thương mại, phòng khách sạn gần kề.
Du lịch kết hợp mua sắm
Nhìn vào Hồng Kông, du khách dễ dàng thấy điểm đến này hấp dẫn nhờ hàng loạt các trung tâm thương mại đa dạng hàng hóa, đáp ứng hầu hết nhu cầu tiêu dùng của du khách. Theo thống kê, 5 trên 10 khách du lịch đến Hồng Kông sẽ chi phần lớn tiền cho nhu cầu mua sắm, số còn lại sẽ chi tiêu cho sở thích ẩm thực và khám phá văn hóa. Còn tại những thành phố du lịch nổi tiếng như London (Anh), Seoul (Hàn Quốc) và Osaka (Nhật Bản), bên cạnh các chi phí lưu trú và ẩm thực, đa số du khách chi từ 43,4% đến 49,4% ngân sách cho sở thích mua sắm.
Chắt lọc những kinh nghiệm thành công của Hồng Kông hay Seoul, Grand World Phú Quốc hội tụ những tinh hoa văn hoá thế giới như dòng kênh đào Venice – kỳ quan của nước Ý, các shop thương mại như Mallorca Shop, Shanghai Shop và Indochine Shop mang phong vị của nhiều nền văn hóa khắp thế giới.
“Tứ trụ” đưa Phú Quốc trở thành điểm đến đẳng cấp thế giới - Ảnh 2.
Grand World Phú Quốc nhận được rất nhiều kỳ vọng của các nhà đầu tư
Nhìn chung đến thời điểm hiện nay, Phú Quốc đã hội tụ đủ "tứ trụ" từng làm toả sáng nền kinh tế du lịch của các nước Singapore, Thái Lan, Mỹ…. Bốn cột trụ của ngành công nghiệp không khói hiện đại đó chắc chắn mang lại nguồn thu dồi dào, bền vững cho các nhà đầu tư các sản phẩm lưu trú, shop thương mại, đặc biệt là các nhà đầu tư tại dự án Grand World Phú Quốc.
Hiện tại, chủ đầu tư Grand World Phú Quốc đang triển khai chính sách bán hàng hấp dẫn với cam kết tiền thuê 5%/năm trong 2 năm đầu tiên đối với shop thương mại và cam kết lợi nhuận tối thiểu 10%/năm trong 3 năm đối với condotel giúp nhà đầu tư an tâm với khả năng sinh lời ổn định.

Phú Quốc tương lai sẽ ra sao?

Trong quy hoạch xây dựng Khu Kinh tế Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang đưa ra định hướng quy hoạch chính là đô thị biển đặc sắc, bảo vệ và tôn tạo các giá trị cảnh quan thiên nhiên.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng vừa ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng Khu Kinh tế Phú Quốc đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2050, tỉ lệ 1/10.000.
Đô thị biển đặc sắc
Theo tờ trình, phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ huyện đảo Phú Quốc gồm: thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và 8 xã: Dương Tơ, Cửa Dương, Cửa Cạn, Hàm Ninh, Bãi Thơm, Gành Dầu, Thổ Châu, Hòn Thơm (gồm các đảo phía Nam An Thới) với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 589 km2 và không gian biển liên quan.
Mục tiêu lập quy hoạch là nhằm định hướng phát triển Khu Kinh tế Phú Quốc với tầm nhìn dài hạn, đồng thời đáp ứng được tối ưu những vấn đề ngắn và trung hạn; phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Tờ trình nêu rõ phát triển Khu Kinh tế Phú Quốc trở thành một đô thị biển đặc sắc, có những giá trị khác biệt, một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ có bản sắc, chất lượng cao, có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế; là trung tâm thương mại, dịch vụ ở tầm cỡ khu vực và quốc tế; làm cơ sở pháp lý để quản lý, hướng dẫn, khuyến khích phát triển, kêu gọi đầu tư cũng như triển khai lập các đồ án quy hoạch xây dựng và các dự án đầu tư xây dựng trong các giai đoạn tiếp theo.
Điểm lại một số văn bản pháp lý quan trọng cho thấy hình hài của "đảo ngọc" được định hình ngày càng rõ. Cụ thể, Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5-10-2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2020 xác định mục tiêu đưa Phú Quốc trở thành "trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo; trung tâm giao lưu, thương mại, dịch vụ chất lượng cao của cả nước, khu vực và quốc tế; có vị trí quan trọng về mặt an ninh và quốc phòng".
Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11-5-2010 của Thủ tướng Chính phủ khẳng định mục tiêu "xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á".
Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 8-5-2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trở thành tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu, có khả năng tự chủ ngân sách, là động lực tăng trưởng mạnh của vùng ĐBSCL và cả nước, giao tỉnh Kiên Giang nhiệm vụ đề xuất nghiên cứu phương hướng phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Phú Quốc cùng với các vùng trong tỉnh: vùng kinh tế trọng điểm ven biển Rạch Giá - Hà Tiên, vùng U Minh Thượng, vùng Tây sông Hậu, vùng Tứ giác Long Xuyên và các địa phương trong tỉnh.
Phú Quốc tương lai sẽ ra sao? - Ảnh 1.
Phú Quốc đang đổi thay từng ngàyẢnh: HOÀNG TUẤN

Chú ý môi trường sinh thái
Trong quy hoạch xây dựng Khu Kinh tế Phú Quốc đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Kiên Giang đưa ra các định hướng quy hoạch chính là: Bảo vệ và tôn tạo các giá trị cảnh quan thiên nhiên, chú trọng khai thác thế mạnh của Phú Quốc trong việc bổ sung và nâng cao giá trị cảnh quan, thông qua việc xây dựng các hồ cảnh quan kết hợp trữ nước và khai thác không gian mặt nước để tạo dựng cấu trúc không gian xây dựng đặc trưng và có bản sắc; ưu tiên sử dụng không gian ven biển, ven sông và không gian cây xanh mặt nước khác cho mục đích công cộng để làm tăng giá trị tổng thể của toàn khu kinh tế.
Đặc biệt, UBND tỉnh Kiên Giang nêu rõ sẽ rà soát, cập nhật các dự án đã và đang triển khai, các nội dung đã thực hiện phù hợp theo các quy hoạch chung đã được phê duyệt theo định hướng chung nêu trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, gồm: Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 9-11-2005, Quyết định số 633/QĐ-TTg, Quyết định của 868/QĐ-TTg ngày 17-6-2015, nghiên cứu điều chỉnh các nội dung không còn phù hợp với quy hoạch và phát triển chung của Khu Kinh tế Phú Quốc.
Theo TS Trần Hữu Hiệp, quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch là căn cứ pháp lý quan trọng định hướng mục tiêu, tầm nhìn, yêu cầu nội dung, nguyên tắc và phương pháp lập quy hoạch. Trong khi Phú Quốc không chỉ là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang hiện tại mà đang đứng trước cơ hội trở thành thành phố đảo đầu tiên, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam nằm trong vùng ĐBSCL, có vị thế quan trọng trong chuỗi đô thị, du lịch biển đảo khu vực Đông Nam Á.
Do vậy, TS Trần Hữu Hiệp nhấn mạnh trong khi đặt niềm tin cho tương lai cũng cần nhìn nhận những "điểm yếu, điểm nghẽn" đang cản trở và dự báo các thách thức khi đảo tăng tốc. Quy hoạch tốt là rất cần để làm công cụ quản lý tốt; những hạn chế trong quản lý đầu tư, xây dựng, đất đai trên đảo thời gian qua, bộ mặt đô thị, hệ lụy về môi trường, xử lý rác thải, nước thải… cần phải được giải quyết triệt để.
"Thách thức còn vượt ra ngoài phạm vi đảo, đó là các vấn đề pháp lý, cơ chế vận hành một TP đảo đầu tiên của cả nước. Pháp luật hiện hành chỉ xác định mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn mà không có chính quyền "TP biển đảo". Chưa có tiêu chí nào minh định rõ ràng "TP đảo" phân biệt với "TP đất liền" - TS Hiệp nhận định.
TS Trần Hữu Hiệp cũng cho rằng định hướng quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc từ huyện đảo lên TP đảo, từ đặc khu hành chính - kinh tế trong điều kiện chưa có Luật Đặc khu được đề nghị trở thành khu kinh tế. Việc quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế không phải bằng mọi giá tạo ra nguồn thu mà phải đặc biệt chú ý các giá trị nhân văn, môi trường sinh thái. Đó cũng chính là đề bài cần được giao nhiệm vụ quy hoạch rõ ràng, hợp lý để định hình cho "đảo ngọc" trong tương lai.
Để Phú Quốc đẹp hơn trong mắt du khách và nhà đầu tư, ông Mai Văn Huỳnh - Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc - cho biết lực lượng chức năng ở huyện đảo đã và đang mở nhiều đợt cao điểm trấn áp các loại tội phạm, đặc biệt là bao chiếm đất đai để xây dựng trái phép; triệt xóa các băng nhóm, nhất là những băng nhóm mang tính chất "xã hội đen", tín dụng đen để lập lại môi trường bình yên cho "đảo ngọc".
Ngoài ra, chính quyền Phú Quốc đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án; tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt chú trọng đầu tư các công trình phục vụ xã hội, cộng đồng như cấp nước, môi trường, rác thải, nước thải, giáo dục, y tế… Hiện nay, "Ngày vì môi trường" ở Phú Quốc đã được đông đảo người dân địa phương và khách du lịch nhiệt tình hưởng ứng.
Ưu tiên tái định cư tại chỗ
Dự báo sơ bộ quy mô dân số ở Phú Quốc đến năm 2030 là khoảng 330.000 người, năm 2040 khoảng 510.000 người, năm 2050 là 680.000 người. Theo quy hoạch, "đảo ngọc" ưu tiên tái định cư tại chỗ, gắn kết với các không gian phát triển của những dự án xây dựng, các khu chức năng mới, để người dân tái định cư có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần tăng thêm sức sống và giá trị cho các không gian phát triển mới.
Nhiều nhà đầu tư nổi tiếng đã có mặt ở Phú Quốc
Theo UBND tỉnh Kiên Giang, đến nay huyện đảo Phú Quốc đã thu hút 321 dự án kinh tế với tổng diện tích gần 11.000 ha, trong đó 47 dự án hoạt động, 71 dự án đang triển khai xây dựng. Trong đó, phần lớn dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch và phát triển kinh tế biển. Nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài, đặc biệt là các thương hiệu đầu tư du lịch nổi tiếng, đã có mặt trên đảo. Hầu hết các tập đoàn lớn như Vingroup, Bim Group, Sun Group, CEO Group... đã đầu tư vào Phú Quốc. Hơn 10 tỉ USD vốn đầu tư đã được đổ vào Phú Quốc, cao khoảng gấp đôi tổng vốn FDI đăng ký toàn vùng ĐBSCL.
Nhiều nhà đầu tư lớn vào Phú Quốc đã và đang góp phần đưa du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh so với các địa phương trong khu vực ĐBSCL. Hiện ở Phú Quốc, hệ thống dịch vụ nhà hàng, khách sạn đã có trên 600 cơ sở lưu trú, với gần 20.000 phòng nghỉ khang trang, hiện đại.
Ngày 7-7, tỉnh Cà Mau sẽ khai trương tuyến tàu du lịch Cà Mau - Nam Du - Phú Quốc, hứa hẹn sẽ góp phần tăng số lượng du khách từ vùng đất cực Nam của Tổ quốc và các vùng lân cận tỉnh Cà Mau đến với Phú Quốc và ngược lại.

Lẩu ngựa Bắc Giang

https://sites.google.com/site/launguabacgiang/

Chế phấm sinh học

https://sites.google.com/site/chephamsinhhocbacgiang/


6 việc không cần phải Giải Thích với bất kỳ ai trong cuộc đời này

Làm người tốt phải có đầu óc, khoan dung phải có giới hạn

Chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh điều này khi dự tọa đàm "Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức" do Hội Tin học Việt Nam đã phối hợp với các hội, hiệp hội trong ngành Công nghệ thông tin được tổ chức mới đây.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm -Ảnh: VGP
“Hồn cốt” của chuyển đổi số, theo Phó Thủ tướng, là tăng cường ứng dụng CNTT vào mọi mặt đời sống. Các nước coi chuyển đổi số quốc gia có tính định hướng chiến lược phát triển. Đề án chuyển đổi số Việt Nam có sự tham gia của Chính phủ, DN, người dân; có những lĩnh vực cần tập trung ưu tiên; phân công rõ ràng.
Chính phủ chuyển đổi số để quản lý và phục vụ nhân dân tốt hơn. Doanh nghiệp chuyển đổi số để phát triển, đưa dịch vụ tốt hơn đến người dân. Người dân cũng cần được khuyến khích tham gia chuyển đổi số vì chính bản thân mình.
“Quan điểm thể hiện xuyên suốt là lấy người dân làm trung tâm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Vì vậy, những lĩnh vực liên quan đến người dân được xác định ưu tiên trong chuyển đổi số như: Y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, môi trường, văn hoá… Bởi mục đích của cuối cùng của một chính phủ, một chế độ là xã hội ổn định, kinh tế phát triển. Người dân được chăm sóc cả về vật chất, tinh thần. Người dân được thụ hưởng văn hoá, văn minh, được phát triển giá trị bản thân và quay trở lại cống hiến cho xã hội, không chỉ là quê hương đất nước mà cả nhân loại.
Phó Thủ tướng cho rằng muốn chuyển đổi số chúng ta phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu. Xã hội Việt Nam rất ổn định, nền kinh tế năng động, người dân lạc quan, tin vào tương lai. Tuy nhiên, điểm yếu của chúng ta là tính công nghiệp, kỷ cương yếu; hợp tác yếu; thiếu tính kiên trì chiến lược đối với những kế hoạch, đề án cần có bước đi dài.
Để thực hiện chuyển đổi số, đầu tiên là Chính phủ phải thấy, phải muốn làm để hoạt động hiệu quả hơn, đất nước phát triển nhanh hơn, xã hội ổn định hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn, phát huy quyền làm chủ của người dân tốt hơn. Đây là nhiệm vụ của cộng đồng CNTT.
Qua đợt phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Phó Thủ tướng đánh giá các hoạt động chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ hơn trong giáo dục (dạy học trực tuyến), cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thương mại điện tử, khám chữa bệnh từ xa… Từ yêu cầu thực tế, những ứng dụng trực tiếp phục vụ chống dịch được phát triển mạnh mẽ như hệ thống hội chẩn từ xa, số hoá tờ khai y tế bắt buộc, quy trình truy vết các ca bệnh…
“Điều đó cho thấy nếu chúng ta đã xác định phải làm thì không ngại gì cả, xắn tay vào, từ đó sẽ đặt ra những thứ cần làm tiếp. Chúng ta phải có lòng tin, mạnh dạn làm và hoàn thiện sản phẩm thì sẽ không đi sau các nước.
Quan trọng nhất của chuyển đổi số là làm sao để mọi người thấy cần phải làm, muốn làm và có thể làm được. Đây là nhiệm vụ rất lớn của những người làm CNTT”, Phó Thủ tướng nói và nêu thêm ví dụ trong 6 tháng Bộ Y tế đã hoàn thành việc cung cấp toàn bộ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thay vì 5 năm như lộ trình trước đây.
Thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị Hội Tin học Việt Nam và các hội liên quan cần phối hợp với Bộ TT&TT để xây dựng nhanh “thước đo” mới về ứng dụng CNTT của các bộ ngành, địa phương; tăng cường phổ biến tri thức, kiến thức về CNTT ra toàn xã hội.
Cộng đồng DN Việt Nam tiếp tục gắn kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt trong các bài toán lớn được Bộ TT&TT đặt ra khi làm việc với các bộ, ngành.
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết: Chính phủ số hoạt động sẽ làm hiệu quả, tăng tính minh bạch, giảm tham nhũng. Kinh tế số góp phần tạo ra những giá trị mới, mô hình tăng trưởng mới. Xã hội số sẽ mang đến cơ hội bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ mới, tiếp cận tri thức.
Trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, những doanh nghiệp công nghệ thông tin đóng vai trò dẫn dắt các đơn vị, cá nhân. Do đó, các doanh nghiệp công nghệ thông tin cần triển khai các dịch vụ điện tử hướng tới chính phủ số, tạo nền tảng, đầu tư hạ tầng số đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo… Hiện nay, công nghệ chuyển đổi từ hệ thống thông tin sang nền tảng công nghệ thông tin cho phép quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, đơn vị được thực hiện nhanh chóng, bài bản hơn.
Chuyển đổi số là quá trình mang tính tổng thể, do đó, các nền tảng số cần được tạo dựng trên cơ chế mở, đồng bộ, kết nối cao nhằm đảm bảo độ tin cậy, minh bạch, bảo mật. Chuyển đổi số phải cải thiện năng lực công nghệ và kỹ thuật số của người dân, tạo ra giá trị tăng trưởng và phát triển. Chuyển đổi số mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin sáng tạo ra những giải pháp, nền tảng phù hợp với quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam cần nhìn nhận rõ những thách thức về thể chế, môi trường chính sách, hạ tầng, nền tảng kỹ thuật hiện tại của Việt Nam để đưa ra những giải pháp công nghệ hợp lý cho quá trình chuyển đổi số./.

Thành phố thông minh phải là nơi người dân muốn gắn bó

Công nghệ có vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng đô thị thông minh. Song, một trong những yêu cầu quan trọng không kém là cần có sự tham gia của người dân vì mỗi người dân sẽ đóng vai trò là một cảm biến.
iệc xây dựng thành phố thông minh phải đảm bảo được người dân cảm thấy họ muốn sống, gắn bó và góp phần vào sự phát triển của thành phố.
Cảm biến trong đô thị thông minh
Dự thảo (lần 2) Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, đang được TPHCM tổ chức lấy ý kiến, xác định việc xây dựng thành phố thông minh như là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho thành phố.
Trong nhiệm vụ này, công nghệ có vai trò rất quan trọng giúp giải quyết được các thách thức trong quản lý đô thị. Song, chỉ một mình công nghệ thì chưa đủ mà yếu tố con người cũng quan trọng không kém. 
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân xem robot được làm trong đô thị sáng tạo. Ảnh: Cao Thăng
Chúng ta thử xem qua các thành tố của đô thị thông minh để hiểu được tầm quan trọng của người dân trong việc xây dựng thành công thành phố thông minh. Cụ thể, đô thị thông minh thường được quy chiếu vào yếu tố công nghệ thông tin như dữ liệu lớn (big data) hoặc internet Vạn vật (IoT). Tuy nhiên, để gọi là thành phố thông minh thì còn bao gồm nhiều sự thông minh khác nữa.
Trước tiên, thành phố thông minh phải là một thành phố sinh thái, thân thiện với môi trường. Do đó, thành phố thông minh cần là một thành phố ứng phó hiệu quả với sự biến đổi khí hậu và phải sử dụng ngày càng ít năng lượng không tái tạo, sử dụng nhiều năng lượng gắn với việc bảo vệ môi trường. Một thành phố thông minh cũng là một thành phố “thông minh về kinh tế”. Đó là hướng đến nền kinh tế có hàm lượng chất xám cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng, ít sử dụng sức lao động giản đơn và không gây hại đến môi trường. Việc TPHCM muốn trở thành một trung tâm tài chính là một hướng đi đúng nhưng cũng cần có chiến lược quy hoạch cơ cấu kinh tế sao cho các hoạt động kinh tế của người dân cũng hướng đến sự thông minh.
Yếu tố sinh thái và kinh tế thông minh cũng liên quan đến chất lượng sống của người dân. Chất lượng sống không chỉ là có thu nhập bình quân đầu người cao mà còn gắn với những yếu tố văn hóa, tinh thần. Vì vậy, để trở thành một thành phố thông minh về chất lượng sống, TPHCM phải mang lại sự thỏa mãn về văn hóa tinh thần ở cấp độ cao. Ngoài ra, TPHCM vẫn phải tiếp tục nỗ lực cải thiện các dịch vụ công cơ bản; từng bước xây dựng, tạo lập được sự thông minh trong các hoạt động sinh kế của người dân.
Yếu tố then chốt của thành phố thông minh
Yếu tố cuối cùng và cũng là yếu tố then chốt, là con người trong thành phố thông minh. Có thể nói bên cạnh công nghệ, sự thành công hay thất bại trong việc xây dựng thành phố thông minh còn phụ thuộc vào mức độ tham gia của người dân. Do đó, thành phố thông minh cần làm sao để người dân cảm thấy được họ muốn sống, muốn gắn bó, muốn góp phần của họ vào sự phát triển của thành phố. Chẳng hạn, một trong những tiêu chí của thành phố thông minh là phải làm sao sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, thì hệ thống công nghệ hay nguồn dữ liệu không phải là quyết định. Yếu tố quyết định là hành vi của người dân trong sử dụng năng lượng. Mặt khác, thành phố thông minh là thành phố biết lắng nghe công dân, thúc đẩy sự tham gia của người dân trong quá trình ra quyết định, nhằm đảm bảo cho sự thành công của một thành phố thông minh. 
Vì vậy, thiết nghĩ, TPHCM cần hướng tới việc xây dựng những cộng đồng thông minh (smart communities) như là một yếu tố nền tảng để xây dựng được thành phố thông minh ở diện rộng. Khái niệm cộng đồng thông minh xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu những năm 2000 với sáng kiến của các thành phố như Yokohama, Toyota, Keihanna Science và Kitakyushu, nhằm thúc đẩy việc thay đổi lối sống của người dân hướng đến việc giảm sử dụng các loại năng lượng, giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường.
Tại sao lại cần có những cộng đồng dân cư thông minh? Bởi vì người dân chính là những người sống, đối diện với cuộc sống thực tế hàng ngày nên họ sẽ giúp cho các kế hoạch, dự án, giải pháp của chính quyền hiệu quả hơn trên thực tế. Mặt khác, nếu thành phố có được sự đồng thuận của người dân thông qua việc lắng nghe ý kiến và kinh nghiệm của họ, thì mục tiêu mà thành phố hướng đến nhiều khả năng thành công; bởi khi ấy người dân thấy các mục tiêu, kế hoạch ấy có bóng dáng của họ, lợi ích của họ. Khi đó, họ sẽ tham gia tích cực, nhất là thông qua việc thay đổi hành vi thường ngày của mình.
Một khi người dân đồng thuận thì họ sẽ cùng thúc đẩy các thành viên khác trong cộng đồng cùng thực hiện mục tiêu chung, vốn là yếu tố mà không một quyết định hành chính nào có thể làm thay được. Do đó, chính quyền thành phố cần thiết lập các kênh tạo sự tham gia của người dân, các cộng đồng trong mỗi dự án, mọi kế hoạch liên quan đến tiến trình “thông minh hóa” thành phố.
Ứng dụng AI vào triển khai đô thị thông minh
“Xây dựng thành phố thông minh, phát triển nhanh, bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước” là một trong những mục tiêu tổng quát phát triển TPHCM (giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030) được nêu trong Dự thảo (lần 2) Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI. Cụ thể hóa cho mục tiêu này là nhiệm vụ phát triển và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thông thế hệ thứ 5 (5G) và sau 5G trong quản lý đô thị của TPHCM. Cùng với đó là nhiệm vụ xây dựng thành phố thông minh thông qua việc đảm bảo tiến độ đề án xây dựng đô thị thông minh (để đưa vào khai thác, vận hành hiệu quả kho dữ liệu dùng chung; đầu tư hoàn thiện Trung tâm Điều hành thông minh và Trung tâm dự báo thuộc đề án). Đặc biệt là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào triển khai đô thị thông minh, đô thị sáng tạo tại TPHCM; đưa vào khai thác trung tâm điều hành du lịch thông minh của các ngành… 

Ông Nguyễn Bá Dương muốn thành cổ đông lớn của Coteccons

Chủ tịch Coteccons đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn như cam kết tại phiên họp thường niên cuối tháng 6.
Ông Nguyễn Bá Dương đăng ký mua cổ phiếu của Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) bằng phương thức khớp lệnh hoặc thoả thuận từ 9/7 đến 7/8. Tính theo giá đóng cửa phiên đầu tuần, khối cổ phiếu này trị giá trên 78 tỷ đồng.
Người đứng đầu Coteccons sẽ nâng sở hữu tại đây lên 4,9 triệu cổ phiếu nếu giao dịch thành công, tương ứng 6,18% vốn và trở thành cổ đông lớn, đồng thời là nhà đầu tư cá nhân có tỷ lệ nắm giữ lớn nhất.
Ông Nguyễn Bá Dương tại phiên họp thường niên cuối tháng 6/2020. Ảnh: Quỳnh Trần.
Ông Nguyễn Bá Dương tại phiên họp thường niên cuối tháng 6/2020. Ảnh: Quỳnh Trần.
Thông báo giao dịch được ông Dương công bố sau một tuần kể từ phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên của Coteccons. Khi đó, một số cổ đông lo ngại cơ cấu Hội đồng quản trị gồm 5 người liên quan đến Kustocem, The8th và 2 người Việt là chưa hợp lý bởi nhân sự nước ngoài không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và thấu hiểu đặc thù thị trường.
Tuy nhiên, ông Dương trấn an đây không phải vấn đề đáng lo ngại, bởi điều quan trọng hiện tại là các thành viên đã ngồi lại và tìm được tiếng nói chung. Công ty sẽ mời thêm chuyên gia để tư vấn, phản biện và minh bạch tài chính, giao dịch giữa các đơn vị thành viên. Ông cũng cam kết mua thêm cổ phiếu để chứng minh cho nhà đầu tư thấy việc bổ nhiệm hai thành viên hội đồng quản trị mới là việc làm tốt cho công ty.
Đại diện của Công ty TNHH MTV Kinh doanh và đầu tư Thành Công – nhóm cổ đông nắm 14,5% vốn tại Coteccons cũng đồng ý với quan điểm này, đồng thời khẳng định sẽ gom thêm cổ phiếu.
Sau phiên họp này, CTD có mạch tăng liên tiếp 3 phiên, trong đó 2 phiên tăng hết biên độ lên sát vùng giá 80.000 đồng.

Cán bộ, công chức, viên chức có tâm thế mới sau ngày 1-7

Từ ngày 1-7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 chính thức có hiệu lực. Nhiều quy định mới liên quan tới quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) cần phải biết. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tư Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ).
Quy định mới về “liên thông” công tác cán bộ
PV: Thưa ông, từ ngày 1-7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 chính thức có hiệu lực. Điều này tác động như thế nào tới CBCCVC?
Ông Nguyễn Tư Long: Đội ngũ công chức sẽ có tác động tương đối lớn. Những người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay đang là công chức sẽ không còn là công chức sau ngày 1-7. Nhưng dù là công chức hay viên chức, họ vẫn làm những công việc như vậy, lương của họ vẫn được hưởng từ quỹ đơn vị sự nghiệp công lập. Tôi nghĩ sẽ có tác động tốt lên. Công tác họp hành, thi đua, đánh giá sẽ gắn với cơ quan quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập đó. Sau ngày 1-7, họ là viên chức đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, sẽ không phải ký lại hợp đồng, không có thay đổi gì quá lớn. Đến hiện tại, theo đánh giá chung, đội ngũ này tương đối ủng hộ, mặc dù lúc đầu chúng tôi khá lo lắng, bởi vì số lượng thuộc diện này rất lớn. 

Công chức phường Bến Thành, quận 1, TPHCM đang tiếp nhận, chứng thực hồ sơ sao y của người dân. Ảnh: Kiều Phong
Một số chính sách quan trọng khác đối với đội ngũ CBCCVC cũng sẽ chính thức có hiệu lực. Ví dụ công tác liên thông công tác cán bộ, chính sách xét tuyển, thi tuyển. 
Cụ thể, thi tuyển công chức có 2 hình thức (thi và xét tuyển), nhưng trong tuyển dụng, đầu vào có 3 đối tượng được xét tuyển (sinh viên tốt nghiệp xuất sắc; đối tượng cử tuyển; đối tượng vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn). Với quy định mới, khi đơn vị hay địa phương có chỉ tiêu tuyển dụng 100 người thì phải xác định số lượng bao nhiêu vị trí, bao nhiêu người thực hiện xét tuyển, đối tượng xét tuyển được phân hóa thành 3 loại để cạnh tranh nhau. Có thể hiểu, không thể lấy một sinh viên xuất sắc để cạnh tranh với đối tượng cử tuyển. Như vậy sẽ tạo ra sự minh bạch trong công tác tuyển dụng. 
Với công tác liên thông, nếu trước kia được sử dụng khái niệm “tuyển dụng với trường hợp đặc biệt”, thì nay không được xem là “tuyển dụng” nữa mà xem đó là “liên thông” trong công tác cán bộ. Ví dụ, một người xuất ngũ từ quân đội, công an, mặc dù là người trong hệ thống nhưng họ không phải là công chức. Theo quy định mới, nếu họ đáp ứng đủ yêu cầu có thể thực hiện tiếp nhận vào làm công chức. Duy nhất chỉ có “quy trình tiếp nhận” mà không cần các bước, các điều kiện tuyển dụng như trước kia. Bên cạnh đó, những trường hợp đã là công chức (thi đầu vào), nhưng do điều động của cơ quan, tổ chức làm lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập (lúc này là viên chức) hoặc cơ quan, tổ chức trong hệ thống, nhưng thời gian nào đó tổ chức có yêu cầu điều động ngược trở lại đơn vị cũ. Nếu quy định trước kia phải thực hiện xét tuyển trước khi về thì quy định mới có thể tiếp nhận luôn, không phải đáp ứng yêu cầu về thời gian. Đây chính là thể chế hóa chủ trương “liên thông trong công tác cán bộ” của Đảng.
Những đối tượng là viên chức sẽ chịu ảnh hưởng ra sao, thưa ông?
Viên chức sẽ có những thay đổi cơ bản. Đó là đối tượng đã ký kết hợp đồng không xác định thời hạn sẽ vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi những đối tượng tuyển dụng từ sau ngày 1-7-2020 (sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng xác định thời hạn). Thực ra, chính sách không viên chức suốt đời sẽ tác động đến tâm lý và suy nghĩ của đội ngũ viên chức, nhưng cũng tạo sự cạnh tranh trong đơn vị. Trong quá trình xin ý kiến, chúng tôi đã nhận được khá nhiều ý kiến, từ tích cực tới băn khoăn. Chẳng hạn, có ý kiến băn khoăn với quy định này sẽ phát sinh thêm thủ tục hành chính, phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu bởi cứ 5 năm phải ký lại hợp đồng thì có cần thiết không? Đây cũng là nội dung đã được xin ý kiến rất kỹ trong quá trình soạn thảo, và luật cũng đặt ra những quy định rào cản mang tính kỹ thuật để hạn chế tối đa tình trạng này. Ví dụ, luật đã quy định rõ, nếu đơn vị sự nghiệp đó còn nhu cầu đối với vị trí việc làm T và viên chức được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ thì bắt buộc phải ký tiếp với viên chức đó, chứ không ký được với người khác. 
Sẽ có trường hợp ngoại lệ về công tác cán bộ
Thưa ông, quá trình Bộ Nội vụ xin ý kiến các bộ ngành, dư luận xã hội để hoàn thiện quy định trong luật có vấp phải nhiều phản ứng hay ý kiến trái chiều nào không?
°Riêng về quy định “người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức” mặc dù là chủ trương được ghi trong nghị quyết của Đảng nhưng phạm vi tác động lớn nên quá trình làm từng bước đều xin ý kiến rất kỹ. Ban đầu, chúng tôi cũng khá lo lắng về quy định này nhưng khi xin ý kiến thì gần như đạt được sự đồng thuận tuyệt đối của tất cả các cấp, từ bộ ngành, Chính phủ đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng, không phải tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập đều áp dụng như vậy, mà riêng đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước vẫn giữ người đứng đầu là công chức để đảm bảo tính ổn định, sự ghi nhận. Việc của chúng tôi là phải chỉ ra được đối tượng thực hiện nhiệm vụ chính trị và quản lý nhà nước. Vấn đề này cũng đã được xử lý trong nghị định và đó phải là đơn vị thuộc diện 100% kinh phí nhà nước bảo đảm; ở địa phương cũng chỉ giới hạn đối tượng ở trường đào tạo chính trị và đài phát thanh -  truyền hình. 
Trong các quy định mới, chế độ thu hút người tài sẽ như thế nào, thưa ông?
Nếu đặt vấn đề “thu hút” đã có Nghị định 140 của Chính phủ về thu hút nhà khoa học, cán bộ trẻ. Luật đưa đối tượng sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc vào xét tuyển đã là một đối tượng để thu hút, còn các chính sách cụ thể sẽ giao cho Chính phủ quy định khung đối với những người có tài năng trong hoạt động công vụ để thu hút, tạo điều kiện cho họ về làm việc. Trong phạm vi của luật sẽ không thể giải quyết được câu chuyện thế nào là người có tài năng, bởi đây là khái niệm còn rất nhiều ý kiến khác nhau, trong phạm vi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức không thể xử lý bao quát toàn diện được. Hiện nay, dự thảo nghị định trình Chính phủ đã xây dựng các khung chính sách thu hút để căn cứ vào đó bộ ngành, địa phương theo khả năng và đặc thù của mình quy định cụ thể.

Quá trình tuyển dụng công chức, viên chức thường tiềm ẩn nhiều tiêu cực. Vậy trong quy định mới của luật sẽ giải quyết ra sao, thưa ông?
Vấn đề quan trọng nhất là bảo đảm công khai, minh bạch và rõ về tiêu chuẩn, điều kiện. Hiện nay, hệ thống vị trí việc làm đang dần được hoàn thiện, việc tuyển dụng sẽ không tuyển “ào ào” như xưa mà bây giờ tuyển vào vị trí kế toán sẽ chỉ làm kế toán. Yêu cầu tuyển dụng phải được công bố công khai trên các phương tiện; kỳ thi, hội đồng thi phải công khai, minh bạch, quy định từng quy trình cụ thể. Trong dự thảo nghị định đã trình Chính phủ, bộ cũng đã đưa vào những ý tưởng mới về đánh giá năng lực tư duy người dự tuyển để lựa chọn chính xác người có năng lực vào làm việc. Việc chống tiêu cực trong tuyển dụng sẽ cố gắng đi vào việc quy định về quy trình, thủ tục, trách nhiệm của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện. 
Liên quan tới các quy định trong tuyển dụng CBCCVC, những chứng chỉ, bằng cấp sẽ được quy định thế nào để bớt nhiêu khê, phiền hà cho người dân?
Chúng tôi đang sửa trong quy định mới theo hướng, nếu như vị trí việc làm yêu cầu bằng cấp mà người tuyển dụng đã có thì được miễn. Quy định sắp tới sẽ cố gắng làm sao giảm những chứng chỉ, điều kiện để giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Những quy định này không nằm trong luật, mà được quy định trong nghị định. 
Nhiều ý kiến băn khoăn về hình thức kỷ luật “xóa tư cách chức vụ” đối với người đã về hưu, bởi đã về hưu thì việc xóa chức vụ không mang lại nhiều ý nghĩa, ông có thể chia sẻ thêm?
Trước hết, đây là chủ trương lớn của Đảng về việc nâng cao kỷ luật kỷ cương, nên luật cần thể chế hóa chủ trương này. Chúng ta nên bàn ở tính hợp lý của quy định. Hệ thống chính trị chúng ta đặc thù, Đảng lãnh đạo, hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp không phải là tam quyền phân lập, mà quyền lực nhà nước là thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, công tác cán bộ luôn được xác định là công tác của Đảng. Việc xử lý cán bộ nghỉ hưu trong thời gian vừa qua có tác dụng tốt, nhận được sự ủng hộ, đồng tình của dư luận. Chúng tôi cho rằng quy định này trước hết sẽ đánh vào tâm lý của những người đương chức, rằng chưa chắc lúc nghỉ hưu đã “hạ cánh an toàn”. Điều đó có tác dụng cảnh báo những cán bộ biết là sai vẫn làm thì về sau chắc chắn phải chịu hệ quả, kể cả đã về hưu. 
Xin cảm ơn ông! 

Đăng ký tham gia chứng khoán

https://accounts.vndirect.com.vn?referal-code=0001103454