Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Mở lối thoát cho doanh nghiệp bất động sản

 Dự án tắc pháp lý chờ tháo gỡ nên không thể triển khai, không có dòng tiền trả nợ, doanh nghiệp bất động sản vẫn khó khăn trong việc tìm lối ra cho tình hình hiện tại.

Xử lý dứt điểm vướng mắc pháp lý

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, hầu hết trong số 156 dự án thuộc diện rà soát pháp lý trên địa bàn thành phố đều có tính chất phức tạp, đã được xử lý qua nhiều thời kỳ, vướng mắc do một số quy định pháp luật thiếu tính đồng bộ, thống nhất, hoặc do chưa được pháp luật quy định. 

Trong đó, khó xử lý nhất là có những dự án có nguồn gốc đất công do Nhà nước quản lý theo chủ trương sắp xếp, xử lý tài sản công, di dời nhà xưởng ô nhiễm hoặc do thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mà chưa thực hiện đúng, đầy đủ quy trình, thủ tục theo quy định.

Ngoài ra, cũng có nhiều dự án bị vướng do phải rà soát lại việc tính tiền sử dụng đất, tiền sử dụng đất bổ sung dẫn đến bị dừng triển khai thực hiện dự án, bị dừng huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai hoặc bị vướng mắc do việc điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 để thực hiện chủ trương ưu đãi và chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với các dự án nhà ở xã hội và cả dự án nhà ở thương mại; hoặc việc thực hiện trách nhiệm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha phải dành 20% diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội được thực hiện nghĩa vụ này bằng tiền… 

Ủy ban nhân dân thành phố đã nhiều lần trực tiếp gặp và lắng nghe một số doanh nghiệp trình bày các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị và có thể nói đến nay đã bước đầu có một số kết quả bước đầu. Đơn cử đó là Uỷ ban nhân dân thành phố đã xem xét và cho phép chủ đầu tư của 5 dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị mới trong số các dự án bị vướng pháp lý nói trên được huy động vốn 50% số lượng sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của 5 dự án này để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn.

Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp mong đợi là Uỷ ban nhân dân thành phố và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm có kết luận dứt điểm giúp tăng nguồn cung nhà ở, tạo được dòng tiền cho các doanh nghiệp và tăng tính thanh khoản cho thị trường, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. 

Việc tháo gỡ pháp lý cho các dự án cần dứt điểm sớm để dự án được triển khai. Ảnh: Gotecland
Việc tháo gỡ pháp lý cho các dự án cần dứt điểm sớm để dự án được triển khai. Ảnh: Gotecland© Được Lao Động cung cấp

Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Các doanh nghiệp hiện nay chịu áp lực rất lớn với câu chuyện không bán được hàng sẽ không có dòng tiền trả nợ ngân hàng và bị chuyển nhóm nợ, nợ xấu, hay là việc xử lý nợ trái phiếu. Cụ thể, các doanh nghiệp bất động sản đang rất mong muốn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét bãi bỏ quy định cấm các tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) do các doanh nghiệp phát hành với mục đích tái cơ cấu các khoản nợ hay nói cách khác là đảo nợ. 

Theo quan điểm của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, các ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia xử lý TPDN sắp đáo hạn, nhưng lại không được phép mua lại TPDN do vướng quy định. Quy định trên đang có độ "vênh", không phù hợp với quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP đó là mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp.

Liên quan đến quy định ngân hàng không được mua trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành với mục đích hợp tác kinh doanh, HoREA cũng đề nghị xem xét bỏ đề xuất này vì Nghị định 65 vẫn cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cũng cho biết văn bản vừa gửi Thủ tướng và NHNN, đề nghị Dự thảo sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn có tài sản bảo đảm, có dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất và “trái chủ” được vay tái cấu trúc các khoản nợ trái phiếu sắp đến hạn.

Taxi điện của tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ xuất hiện tại TP.HCM

Trước đó, ngày 14/4, taxi điện này đã hoạt động chính thức tại Hà Nội.

Chưa đầy 1 tuần sau khi taxi điện của Công ty CP Di chuyển xanh và Thông minh (Công ty Xanh SM, do tỉ phú Phạm Nhật Vượng sở hữu 95% cổ phần) lăn bánh tại Hà Nội, trên mạng xã hội xuất hiện một số hình ảnh những chiếc taxi Xanh SM được cho là chụp tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Một số hình ảnh còn thể hiện rõ cả biển số TP.HCM. 

<a></a>
<a></a>© Được VTC cung cấp
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội được cho là chụp tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: MXH)
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội được cho là chụp tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: MXH)© Được VTC cung cấp

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện hãng taxi này cho biết hãng đang tổ chức chạy thử nghiệm khoảng 100 taxi Xanh SM tại TP.HCM. Số taxi chạy thử nghiệm đều là xe điện VF e34. Dự kiến, cuối tháng 4 này, taxi Xanh SM sẽ hoạt động chính thức tại TP.HCM. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, trước khi hoạt động chính thức tại TP.HCM, từ ngày 5/4, hãng xe này đã tổ chức tuyển dụng tài xế. Rất đông tài xế đã tham gia đợt ứng tuyển của Công ty Xanh SM.

Trước đó, ngày 14/4, hãng taxi điện Xanh SM do tỉ phú Phạm Nhật Vượng thành lập đã vận hành tại Hà Nội với 500 xe VF e34 và 100 xe VF 8. Mục tiêu năm nay hãng sẽ có mặt tại ít nhất 5 tỉnh, thành phố trên cả nước, với số xe khoảng 10.000 chiếc.

Taxi Xanh SM đã hoạt động tại Hà Nội
Taxi Xanh SM đã hoạt động tại Hà Nội© Được VTC cung cấp

Ngoài ra, Taxi Xanh còn có tham vọng vươn ra thị trường ở một số khu vực nước ngoài. "Taxi điện hiện nay còn khá mới không chỉ trong nước mà trên cả thế giới. Đây là thị trường còn rộng mở, nhu cầu sử dụng taxi điện là rất lớn", đại diện hãng xe này nhận định. 

Hiện nay, Công ty Xanh SM đang làm việc với một vài đối tác nước ngoài. Những đối tác này đã chủ động liên hệ công ty sau khi biết thông tin taxi Xanh SM ra mắt và hoạt động tại Việt Nam. 

Ngoài ra, một số nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đã bắt đầu đề nghị với hãng taxi Xanh SM để hai bên cùng nghiên cứu, xem xét mở rộng loại hình dịch vụ taxi điện sang thị trường Đông Nam Á. "Các đối tác nước ngoài cùng với hãng taxi Xanh SM đang trong vòng đàm phán và nghiên cứu nên thông tin khi nào mở rộng ra nước ngoài cũng như thời điểm cụ thể như thế nào còn đang tiếp tục thảo luận", một lãnh đạo Công ty Xanh SM cho hay.

Hiện tại, thông tin taxi điện hoạt động tại Việt Nam vẫn tiếp tục lan truyền trên truyền thông quốc tế và đón nhận được những phản hồi tích cực. 

Kế hoạch huy động vốn gần 1.700 tỷ đồng của Hoàng Anh Gia Lai bất thành

Công ty của bầu Đức không có thêm nguồn vốn từ chào bán cổ phiếu riêng lẻ, đưa kế hoạch kinh doanh thận trọng và tăng cường thanh lý tài sản để tạo ra dòng tiền.

Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, Mã: HAG) thông qua báo cáo kết quả đợt phát hành riêng lẻ, mới kết thúc vào ngày 17/4 căn cứ theo văn bản chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Kết quả chào bán không hoàn thành. Nguyên nhân là diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường không phù hợp với giá chào bán dự kiến, dẫn đến các nhà đầu tư đã từ chối mua.

Theo kế hoạch ban đầu, doanh nghiệp phố núi sẽ phát hành gần 162 triệu cổ phiếu với mức giá 10.500 đồng/cổ phiếu cho các nhà đầu tư. Tổng số tiền dự kiến huy động gần 1.700 tỷ đồng sẽ dùng để bổ sung vốn cho các công ty con và thanh toán một phần nợ gốc trái phiếu.

Trong đó, HAGL dự định dùng 800 tỷ đồng nhằm bổ sung vốn cho công ty con Hưng Thắng Lợi Gia Lai để hoạt động kinh doanh, bao gồm nhưng không giới hạn hoạt động mua bán vật tư nông nghiệp, trái cây, thức ăn chăn nuôi.

Bổ sung vốn gần 400 tỷ đồng cho CTCP Gia súc Lơ Pang để đầu tư các dự án trồng cây ăn trái tại huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, HAGL dành 500 tỷ đồng còn lại để trả nợ gốc đối với trái phiếu phát hành ngày 30/12/2016.

Danh sách nhà đầu tư gần nhất tham gia gồm 2 tổ chức là Công ty TNHH Glory Land, CTCP Quản lý quỹ Việt Cát6 cá nhân (trong đó có 5 cá nhân đang là cổ đông của HAGL).

Kế hoạch huy động vốn gần 1.700 tỷ đồng của Hoàng Anh Gia Lai bất thành - 1

Không huy động được thêm vốn, công ty của bầu Đức đưa kế hoạch kinh doanh thận trọng. Ảnh: HAG.

Do huy động vốn bất thành, Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức cho biết ban lãnh đạo đã thông qua phương án bù đắp thiếu hụt vốn cho tập đoàn.

HAGL sẽ giữ nguyên quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh; đồng thời sử dụng dòng tiền từ việc thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ đối tác, vay vốn ngân hàng và dòng tiền tạo ra từ các dự án để đảm bảo thực hiện kế hoạch đầu tư đã đề ra.

Tập đoàn cũng sử dụng nguồn tiền từ việc thu hồi nợ nhóm công ty HAGL Agrico (HNG) và hoạt động thanh lý một số tài sản không sinh lời để thanh toán nợ gốc trái phiếu trong thời gian quy định.

Trong chia sẻ hồi đầu năm, người đứng đầu tập đoàn còn tiết lộ theo thoả thuận với đại diện hiện nay của nhóm HAGL Agrico là ông Trần Bá Dương thì nhóm này sẽ trả thêm cho HAGL 500 tỷ đồng.

Theo kế hoạch 2023, tập đoàn của bầu Đức đặt kế hoạch thận trọng với doanh thu thuần 5.120 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.130 tỷ đồng, đều nhích nhẹ so với năm liền trước.

Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở thực hiện chủ trương tập trung duy trì quy mô sản xuất kinh doanh không thấp hơn năm 2022 trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp phố núi sẽ duy trì ngành cây ăn trái với quy mô 7.000 ha chuối, ngành chăn nuôi cũng tiếp tục hoạt động với 10 cụm chuồng trại, công suất 600.000 con heo thịt/năm (mỗi cụm nuôi 2.400 heo nái, một heo nái sinh khoảng 25 heo thịt/năm).

Sự thận trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty bầu Đức còn thể hiện ở đề xuất không thực hiện chia cổ tức và tăng vốn năm nay. Đối với thù lao cho lãnh đạo nòng cốt, HĐQT HAGL muốn được ủy quyền việc trích thù lao và báo cáo lại vào kỳ đại hội năm 2024.

(Nguồn: Zing News)

Lợi ích của năng lượng điện gió

Năng lượng điện gió đang ngày càng phát triển cùng với năng lượng mặt trời bởi tính chất bảo vệ môi trường và khai thác. Ở Việt Nam, hiện tại đang có 4 nhà máy điện gió hoạt động phục vụ mạng lưới điện cho cả khu vực, giảm tải lưới điện quốc gia, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân và khai thác tiềm năng hiệu quả về kinh tế.

Lợi ích của năng lượng gió mang lại bao gồm:

  • Dễ khai thác- không gây ô nhiễm môi trường.
  • Có lợi về diện tích khai thác.
  • Hiệu quả về mặt chi phí.
  • Góp phần làm giảm sự phụ thuộc về thuỷ điện.
  • Tạo công ăn việc làm.

Dễ khai thác – không gây ô nhiễm môi trường

Năng lượng điện gió là nguồn năng lượng có thể tái tạo vả dễ khai thác. Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi để khai thác “nguồn gió” lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Là nguồn năng lượng sạch – không gây ô nhiễm trên diện rộng như các nhiên liệu hóa thạch.

Có lợi về diện tích khai thác

Khác với năng lượng mặt trời, việc khai thác năng lượng gió sẽ có lợi về diện tích khai thác. Sau khi lắp đặt các tua bin, khu vực này vẫn có thể được sử dụng cho canh tác hoặc các hoạt động nông nghiệp khác. Tuabin gió có thể xây dựng trên các nông trại, vì vậy đó là một điều kiện kinh tế cho các vùng nông thôn. Những người nông dân và các chủ trang trại có thể tiếp tục công việc trên đất của họ bởi vì tuabin gió chỉ sử dụng một phần nhỏ đất trồng.

Hiệu quả về mặt chi phí

Nhờ vào công nghệ hiện đại, năng lượng gió sẽ trở nên rẻ hơn nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu năng lượng. Chi phí lắp đặt một tuabin gió thấp hơn so với một nhà máy điện than mà không ô nhiễm môi trường.

Năng lượng điện gió không tạo ra khí CO2 như điện than, vì thế khi xây dựng, các nhà đầu tư không cần đầu tư máy móc xử lý môi trường.

Góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào thủy điện

Nguồn điện tại Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vảo thủy điện. Là 1 nước khí hậu nắng nóng khắc nghiệt cùng với hạn hán kéo dài sẽ không có đủ tài nguyên nước đề thủy điện khai thác. Tuy nhiên, điện gió lại dễ dàng khai thác thời tiết gió mùa này. Năng lượng gió không chỉ giúp ngành điện giảm sự phụ thuộc vào thủy điện mà còn cung cấp cho nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam trong ngắn hạn.

Tạo công ăn việc làm

Vừa chống biến đổi khí hậu, năng lượng gió còn tạo cơ hội nghề nghiệp, công ăn việc làm cho người dân địa phương. Cũng cố đời sống vật chất cho bà con tại những nơi hẻo lánh, vùng biển đảo còn gặp khó khăn.

Nhu cầu năng lượng đang ngày càng tăng lên do sự phát triển công nghiệp và hiện đại hóa đất nước. Là 1 nguồn năng lượng dễ tái tạo và “sạch”, năng lượng điện gió đóng vai trò hết sức quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng và có thể thay thế nguồn năng lượng hóa thạch trong tương lai.

Là 1 nước có tiềm năng năng lượng gió nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, khai thác năng lượng điện gió là 1 giải pháp khả thi mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Phê duyệt 18 mô hình thí điểm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (đợt 2)

 

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có Quyết định phê duyệt danh mục các mô hình thí điểm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 (đợt 2).
Quy hoạch khu du lịch tâm linh sinh thái Núi Dành (huyện TânYên).

Theo Quyết định có 18 mô hình thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 (đợt 2) được phê duyệt đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Trong đó, Bắc Giang có mô hình phát triển các sản phẩm OCOP gắn với dịch vụ, du lịch tâm linh sinh thái Núi Dành và du lịch sinh thái ven sông Thương tại xã Liên Chung, huyện Tân Yên. Mô hình được xây dựng theo hướng phát triển sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch gắn với nâng cao vai trò tổ chức và quản lý cộng đồng.

Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào danh mục các mô hình thí điểm thuộc Chương trình OCOP và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chỉ đạo lập dự án, kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức triển khai theo quy định.

Mục tiêu, nội dung của các mô hình thí điểm phải phù hợp với yêu cầu theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Vốn thực hiện mô hình từ nguồn ngân sách trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được phân bổ cho địa phương; nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và vốn huy động hợp pháp khác.

* Xem chi tiết Quyết định và Danh mục tại đây./.

Nguyễn Miền

Tiền mặt vẫn là vua?

Khi tôi lên TP HCM học đại học hơn 20 năm trước, má tôi dặn phải luôn để một tờ tiền mệnh giá lớn trong ví “lỡ làm bể bánh tráng còn đền cho người ta”.

Sau này tôi ngộ ra đây là cách phòng ngừa rủi ro, một dạng quỹ dự phòng khẩn cấp. Thói quen giữ tiền mặt của tôi hình thành như vậy. Tôi yên tâm hơn khi có tiền trong ví.

Sau nhiều năm ra nước ngoài học tập và sinh sống, thói quen giữ tiền mặt của tôi mới dần thay đổi. Một ngày, tôi bất giác nhận ra ví của mình chỉ còn lại những chiếc thẻ: thẻ cư trú, thẻ an sinh xã hội, bằng lái xe, và thẻ ngân hàng. Hầu như mọi chi tiêu ở Pháp đều có thể thanh toán bằng thẻ nên tiền mặt trở nên không cần thiết.

Năm năm gần đây, mỗi lần trở về Việt Nam, dù là ở TP HCM hay Hà Nội, tôi cũng có thể thanh toán hầu hết dịch vụ qua thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử.

Thanh toán không tiền mặt được Chính phủ bắt đầu thúc đẩy từ năm 2016. Sau đại dịch, thanh toán qua ứng dụng công nghệ số ở Việt Nam phát triển vượt bậc. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, 11 tháng đầu năm 2022, thanh toán phi tiền mặt trong nền kinh tế đạt hơn 6,6 tỷ giao dịch, tương đương hơn 192,38 triệu tỷ đồng, tăng 85,6% về số lượng và 31,4% về giá trị so với cùng kỳ 2021.

Nhưng kết quả của quá trình chuyển đổi này vẫn còn rất khiêm tốn so với thế giới. Nikkei Asia hôm 12/4 dẫn kết quả báo cáo hàng năm của FIS - một công ty về tài chính ngân hàng có trụ sở tại Mỹ - cho biết, Việt Nam đứng thứ ba ở châu Á về tỷ lệ dùng tiền mặt trong các giao dịch trực tiếp. Cụ thể là giá trị giao dịch bằng tiền mặt trong các thanh toán có tiếp xúc người với người (in-person transaction) ở Việt Nam là 47% (sau Thái Lan 56% và Nhật Bản 51%). Báo cáo thường niên của FIS dựa trên khảo sát người tiêu dùng dịch vụ tài chính ở 40 quốc gia.

Với một nước có tỷ lệ dân số trên 60 tuổi là 12% và còn nhiều khoảng cách trong sự phát triển giữa đô thị và nông thôn, thì tỷ lệ giá trị và tỷ lệ số người dùng tiền mặt trong các giao dịch trực tiếp ở Việt Nam còn cao là có thể hiểu được.

Trước đó, thống kê của Merchant Machine (một nền tảng nghiên cứu và so sánh dữ liệu của Anh) năm 2022 cũng cho thấy, Việt Nam đứng thứ tám trong 20 quốc gia sử dụng tiền mặt nhiều nhất thế giới (năm 2021 đứng thứ 10).

Năm 2021, Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 với nhiều mục tiêu tham vọng như: Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; trên 80% người dân từ 15 tuổi có tài khoản ngân hàng... Đề án này nếu thành công sẽ mang lại nhiều tác động tích cực: hạn chế lưu thông tiền mặt, giảm thiểu chi phí xã hội; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán và thu nhập cá nhân; góp phần chống tham nhũng, rửa tiền ...

Nhưng khảo sát của FIS và thống kê của Merchant Machine đã chỉ ra những thách thức nhất định với việc đầu tư hạ tầng thanh toán điện tử và thay đổi thói quen chi trả của người Việt, đặc biệt là ở nông thôn.

Theo Merchant Machine, Việt Nam có trung bình 29 máy ATM trên 100.000 người trưởng thành. Tỷ lệ này ở Nauy - nước ít sử dụng tiền mặt nhất thế giới - là 31,6 máy ATM trên 1.000 người trưởng thành.

65% dân số Việt Nam sống ở nông thôn nhưng dịch vụ ngân hàng tại nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Một người bạn của tôi kể, trong khi chị có thể quét mã QR để mua rau tại bất cứ chợ dân sinh nào ở Hà Nội, thì mẹ chị ở quê vẫn hàng tháng nhận lương hưu bằng tiền mặt. Có lần bà gọi điện cho con gái than thở vừa đánh rơi toàn bộ khoản lương còm cõi chỉ vì tranh thủ ghé vào chợ sau khi lĩnh lương. Mỗi lần muốn gửi tiền về biếu mẹ, chị phải chuyển khoản cho em họ, rồi nhờ em rút tiền mặt cho bà. Cô em họ sẽ phải chạy xe chừng 5 km ra trung tâm huyện để rút tiền tại một trong hai cây ATM cứ thỉnh thoảng lại lỗi.

Trong khi người Việt vẫn quen dùng tiền mặt và có tâm lý thích "tiền tươi thóc thật", sự hạn chế về hạ tầng, chi phí (mua điện thoại thông minh và cước sử dụng) sẽ khiến quá trình chuyển đổi số trong thanh toán chậm lại, nếu các chính sách cải thiện không tiếp cận được khu vực này.

Một điểm mấu chốt khác là gây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào tính an toàn và bảo mật. Ở nhiều nước phát triển, một tỷ lệ nhất định người dân vẫn ngại dùng tiền mặt trong thanh toán vì sợ rủi ro lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản. Theo nghiên cứu của Mastercard năm 2021, những lý do hàng đầu cho việc không sử dụng các phương thức thanh toán mới bao gồm vấn đề an ninh (47%) và bảo mật dữ liệu (42%).

Tại Việt Nam, các vụ lừa đảo dùng công nghệ ngày càng phổ biến và chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Nhà chức trách chủ yếu dừng lại ở việc cảnh báo thủ đoạn lừa đảo và khuyến cáo người dân cảnh giác trước các giao dịch điện tử. Vấn đề này không thể chỉ phó thác cho các cơ quan hữu trách. Từ phía mình, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán cũng nên ưu tiên đảm bảo và duy trì an toàn, bảo mật trong mọi giao dịch tài chính điện tử.

Phi tiền mặt là xu hướng tất yếu của thế giới. Quá trình chuyển đổi số trong phương thức thanh toán ở một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam đã tăng và sẽ còn tăng mạnh, nếu nhà chức trách và các đơn vị triển khai dịch vụ có thể: cung cấp hạ tầng sẵn có và tiện lợi; đảm bảo tính an toàn, bảo mật dữ liệu và tuyên truyền đầy đủ về lợi ích của thanh toán không tiền mặt, dần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân.

Võ Đình Trí

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

Kinh doanh quần áo, thời trang

Quần áo thời trang nói cho đúng thì không còn là xu hướng kinh doanh nữa, nhưng năm 2023 bạn vẫn có thể tiếp tục đầu tư kinh doanh mặt hàng này đảm bảo vẫn kiếm lời bình thường, nhưng cần phải đảm bảo được 3 yếu tố: Thị trường, Nguồn hàng và Kinh nghiệm kinh doanh. Xu hướng thị trường thời trang 2023
Kinh doanh gì năm 2023 bạn cũng phải nhớ điều này: Hãy khảo sát thị trường và tìm được thị trường ngách cho mình. Sau đó bạn mới quyết định được bán gì là phù hợp và có tiềm năng. Đừng dại dột buôn bán, kinh doanh theo cảm tính, đôi khi sản phẩm bạn thích nhưng thị trường không thích. Tôi đã có một bài chia sẻ khá chi tiết về cách thức tìm hiểu thị trường và một kế hoạch hoàn chỉnh từ A- Z cho bất cứ bạn nào đang muốn kinh doanh quần áo. Các bạn có thể tìm đọc lại trong bài viết Chia sẻ kinh nghiệm và các bước mở shop quần áo hoàn chỉnhNguồn hàng

Sản phẩm chất lượng, không mang tính đại trà. Nếu các sản phẩm bạn nhập mà giống như hàng chợ có bán sẵn, thì thà người mua đi ra chợ mua hàng có khi còn được trả giá thoải mái, sợ hàng tận tay và thoải mái thử đồ, họ sẽ không chọn mua quần áo online, khi mà niềm tin của người Việt Nam vào thương mại điện tử vẫn còn quá thấp.
Để có sản phẩm tốt thì bạn phải tìm được nguồn hàng quần áo tốt. Nguồn hàng quần áo có thể là nhập trong nước hoặc nước ngoài. Với các bạn ở xung quanh khu vực Hà Nội có thể tìm đến các chợ đầu mối quần áo Ninh Hiệp hoặc An Đông, Đồng Xuân để lấy hàng. Bạn có thể đọc bài viết Chia sẻ các mối lấy hàng quần áo giá sỉ để tham khảo.


Bán quần áo online - Cơ hội kinh doanh cho các bạn trẻ

Với các bạn thích hàng thùng thì tham khảo các địa chỉ nguồn hàng trong bài Tổng hợp một số mối quần áo hàng thùng.

Nếu muốn nhập hàng nước ngoài thì bạn đừng quên xem bài viết Tổng hợp các mối nguồn hàng quần áo nước ngoài. Trong mỗi bài viết, Sapo.vn cũng nêu khá chi tiết từng chợ, quốc gia, và các kinh nghiệm thực tế làm sao để lấy được hàng chất lượng nhất.Kinh nghiệm kinh doanh thời trang online

Kinh nghiệm kinh doanh quần áo thì có rất nhiều, nhưng trước tiên bạn hãy đọc bài viết 7 tuyệt chiêu để kinh doanh quần áo online hiệu quả nhé. Đây là những kinh nghiệm được nhiều người áp dụng và đã thành công, bạn hãy thử nhé.

Doanh thu chuỗi siêu thị, cửa hàng WinMart giảm

Năm ngoái, WinCommerce - đơn vị chủ quản chuỗi siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+ lỗ 445 tỷ đồng dù doanh thu giảm nhẹ 5%.

Thông tin này được Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại tổng hợp Wincommerce (WCM) đề cập trong báo cáo về tình hình tài chính gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Đến hết 31/12, vốn chủ sở hữu của Wincommerce đạt 3.978 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Hệ số nợ phải trả, dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu lần lượt ở mức 3,6 lần và 1,12 lần - đều giảm so với cuối năm 2021.

Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 vẫn âm hơn 445 tỷ đồng. Khoản lỗ này tăng gấp 3 lần năm trước đó. Như vậy, chuỗi siêu thị WinMart, cửa hàng tiện lợi WinMart+ vẫn chưa thể ngắt mạch lỗ sau khi về tay Masan từ cuối năm 2019.

Đến tháng 1/2022, toàn bộ bộ cửa hàng, siêu thị VinMart đồng loạt được đổi tên thành WinMart. Thời điểm đó, lãnh đạo WCM cho biết đã tái cấu trúc thành công, cải thiện hiệu quả chuỗi này.

Theo báo cáo thường niên Masan, năm 2022, WCM đạt doanh thu 29.369 tỷ đồng giảm nhẹ so với 2021. Tuy nhiên, công ty cho biết trong điều kiện bình thường, không tính đến ảnh hưởng của hoạt động tích trữ hàng tiêu dùng thời kỳ Covid-19, doanh thu của WCM tăng 6,4% trong năm 2022.

Trong đó, chuỗi cửa hàng WinMart+ đóng góp hơn 19.800 tỷ đồng. Hết năm ngoái, WCM có 3.268 cửa hàng WinMart+ và 130 siêu thị Winmart, tăng lần lượt 730 và 8 cơ sở so với 2021.

Năm nay, WCM sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà cung cấp đầu tư vào sản phẩm dịch vụ dành cho người tiêu dùng, đảm bảo cạnh tranh về giá và tăng cường chương trình thẻ hội viên WIN. Qua đó giúp doanh thu cửa hàng LFL (mở trước năm 2021) dự kiến tăng 5-10%.

Đấu giá cổ phiếu LienVietPostBank ế khách

VNPost lần thứ hai đấu giá 140 triệu cổ phiếu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt nhưng không có nhà đầu tư nào đăng ký mua.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) dự kiến tổ chức phiên đấu giá cổ phần LPB của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sở hữu vào ngày 21/4.

Tuy nhiên đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc, HNX cho biết không có nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần. Do đó, phiên đấu giá cổ phần LPB không đủ điều kiện tổ chức.

Việc thoái vốn khỏi LienVietPostBank gặp nhiều thách thức một phần do mức giá VNPost chào bán không hấp dẫn.

Theo kế hoạch, VNPost dự kiến bán đấu giá hơn 140,5 triệu cổ phiếu LPB giá khởi điểm 22.908 đồng một cổ phiếu, cao hơn tới 60% so với thị giá của LPB chốt phiên 14/4.

Cách đây một năm, VNPost cũng từng chào bán hơn 122 triệu cổ phiếu LPB với giá khởi điểm 28.930 đồng một cổ phiếu, tuy nhiên chỉ có 7 cá nhân đăng ký mua 800 cổ phiếu. Không có nhà đầu tư tổ chức nào tham gia đấu giá.

Lãnh đạo của Ngân hàng bưu điện Liên Việt từng lý giải việc VNPost thoái vốn khó khăn do trùng vào thời điểm thị trường không thuận lợi. Trong khi đó, số cổ phiếu LPB do VNPost sở hữu đã được định giá và không được bán thấp hơn mức này.

Tại phiên đại hội cổ đông sắp tới, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt muốn xin ý kiến cổ đông đổi tên viết tắt từ "LienVietPostBank" thành "LPBank", do tên viết tắt hiện nay đang quá quá nhiều ký tự, khó phát âm, hiệu ứng truyền thông không cao.

Từ cuối 2022 đến nay, nhà băng này cũng chứng kiến nhiều sự thay đổi về dàn nhân sự thượng tầng.

Cuối năm ngoái, ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thuỵ) được bầu làm chủ tịch ngân hàng, thay thế cho Huỳnh Ngọc Huy.

Tháng 3 năm nay, ông Phạm Doãn Sơn - người đã gắn bó với ngân hàng từ năm 2008, xin từ nhiệm vị trí tổng giám đốc vì nguyện vọng cá nhân. Cũng trong khoảng thời gian này, LienVietPostBank công bố thông tin ký hợp đồng lao động với ông Đoàn Nguyên Ngọc (em rể bầu Thuỵ) và ông Nguyễn Văn Thuỳ (em trai bầu Thuỵ), vốn là nhân sự chủ chốt tại Công ty bảo hiểm Xuân Thành.

Bất động sản đầu cơ giảm giá mạnh

Giữa tháng 4, các loại nhà đất tích trữ chờ tăng giá chịu cảnh ế ẩm, hạ giá 30-50%, nhiều chủ tài sản đang phải cắt lỗ để thoát hàng do ngộp tài chính.

Ghi nhận của VnExpress cho thấy gần 12 tháng qua, bất động sản đầu cơ, giữ hàng chờ tăng giá (không phục vụ nhu cầu ở thật, khai thác tiêu dùng) đều lần lượt giảm giá mạnh. Nhà phố, biệt thự, đất nền và cả căn hộ hình thành trong tương lai giảm giá bình quân 15-20%, mức giảm sâu đã ghi nhận được 25-30%, cá biệt có một số trường hợp rớt giá kịch sàn là 50% so với quý II/2022.

Tuy hạ giá, thanh khoản toàn thị trường vẫn trầm lắng từ tháng cuối năm ngoái, kéo dài sang đầu quý II/2023. Hiện đà giảm giá chưa có dấu hiệu dừng lại, người mua vẫn ngầm mặc cả bằng cách đứng ngoài chờ bắt đáy.

Trong khi đó, bất động sản phục vụ nhu cầu ở thật, mua để ở, hoặc có thể khai thác sử dụng ngay (được xếp vào nhóm bất động sản tiêu dùng) giá đi ngang; có một số trường hợp giá bị điều chỉnh nhưng không nhiều, mức giảm trên dưới 5-7%.

Theo chuyên gia, bất động sản tiêu dùng phục vụ nhu cầu ở thật nằm trong nhóm tương đối an toàn trong bối cảnh thị trường khủng hoảng, ngược lại phân khúc đầu cơ bị xếp vào nhóm rủi ro cao.

Ông Lê Quốc Kiên, chuyên gia bất động sản độc lập nhận định hiện sóng đầu cơ đã đứt, thị trường ngủ đông, thanh khoản lao dốc. Thời kỳ tiền rẻ đã qua, lãi suất neo cao giữa lúc thị trường trầm lắng là những thách thức rất lớn đối với nhóm bất động sản đầu cơ, dẫn đến làn sóng cắt lỗ, rớt giá là kịch bản đã được dự báo trước.

Ông Kiên phân tích, tình trạng nhà đất nằm im chờ tăng giá bị mất thanh khoản năm 2022-2023 phản ánh đúng thực trạng bong bóng đầu cơ tài sản tích tụ nửa thập kỷ qua. Giai đoạn 2016 - 2020, bất động sản tăng giá liên tục, thậm chí một vài vùng xa còn chứng kiến giá nhà đất lập đỉnh vào cuối năm 2021. Điều này đã làm nhiều người lao vào như một cuộc chơi tài chính quá đà, không có kiểm soát. Thời điểm đó, người đầu cơ nhà đất mua với mục đích chờ tăng giá và họ chỉ quan tâm đến khả năng sinh lời ra sao.

Thị trường nhà đất huyện Củ Chi, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Một số nhà đất tại huyện Củ Chi, thuộc vùng ven TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Tuy nhiên, khả năng tăng giá tài sản hầu hết chỉ là kỳ vọng dựa trên lịch sử tăng giá trong quá khứ, được tô vẽ bằng lời quảng cáo của môi giới, tin đồn các siêu dự án hay ăn theo sóng hạ tầng khu vực. Khi sốt đất, các bất động sản vùng xa còn khá rẻ, có dư địa tăng giá nhiều hơn các loại có nhu cầu sử dụng thực nhờ vào chiêu bơm thổi. Song "sân khấu dần hạ màn" khi thị trường giảm tốc, mất thanh khoản, tài sản rớt giá.

Đầu quý II/2022, thị trường khó khăn trầm lắng đến nay. Ông Kiên nhìn nhận, khi kinh tế bắt đầu bộc lộ nhiều khó khăn, túi tiền của đại đa số người dân đều sụt giảm. Thêm lãi suất neo cao, nhà đầu tư ngộp tài chính, có khuynh hướng thu tiền mặt về để giảm nợ và cơ cấu lại dòng vốn. Những tài sản đầu cơ không tạo ra giá trị dòng tiền sẽ bị đưa vào diện thanh lý trước tiên, dẫn tới lượng nhà đất cần bán nở rộ.

"Càng bán càng ế, càng ôm lâu càng nặng gánh lãi vay, rủi ro thêm chồng chất, dẫn đến nhóm bất động sản đầu cơ phải giảm giá đột biến 30-50% nhưng vẫn vắng khách mua", ông Kiên nói.

Cùng quan điểm, ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC), cho rằng thị trường bất động sản nặng tính đầu cơ ngày càng lộ rõ 2 đặc trưng điển hình. Thứ nhất, mua nhà, đất vì bài toán sinh lời bất chấp pháp lý non (chưa hoàn chỉnh), dùng đòn bẩy tài chính quá đà và không cân nhắc khả năng sử dụng thực tế của tài sản. Thứ hai, mua theo hiệu ứng đám đông nhưng thiếu kiến thức thị trường.

Theo ông Nghĩa, cục diện nhà đất đầu cơ bị rớt giá như hiện nay cho thấy các chủ tài sản đang phải trả giá cho một giai đoạn dài mua sắm dễ dãi, thiếu thận trọng, thậm chí liều lĩnh. Khi thị trường nóng sốt họ thắng nhờ ăn may, nhưng khi thị trường biến động, xuất hiện nhiều khó khăn hơn, họ phải giảm giá, cắt lỗ để mong thoát hàng.

Ông Nghĩa dự báo nhóm tài sản đầu cơ sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong những quý tới vì thị trường chưa xác định được dấu hiệu phục hồi ngắn hạn.

Lãnh đạo một công ty bất động sản có dự án tại khu Đông TP HCM nhìn nhận thị trường đang trong chu kỳ ảm đạm kéo dài, các tài sản phân bổ dòng tiền không hợp lý buộc phải giảm giá, cắt lỗ nhằm thoát hàng là cách giới đầu cơ buông bỏ bớt gánh nặng để vượt bão.

Theo ông, giới đầu cơ không chỉ thu hẹp ở những nhà đầu tư cá nhân mà còn mở rộng ra nhóm nhà đầu tư tổ chức (các doanh nghiệp địa ốc, chủ dự án). Trong bối cảnh thị trường địa ốc đóng băng, nghẽn dòng tiền, bên cạnh nhóm tài sản đầu cơ nhỏ lẻ giảm giá trên thị trường thứ cấp còn có thị trường ngầm mua bán dự án tích trữ quỹ đất của các chủ đầu tư mất thanh khoản. Ông tiết lộ mức giảm giá các dự án đầu cơ này lên đến 50%, chủ yếu do bên mua ép giá vì biết bên bán cần tiền.

"Thanh khoản của thị trường tài sản đầu cơ hiện rất thấp dù giá điều chỉnh mạnh. Bên bán và bên mua mặc cả, giằng co khốc liệt. Đây là cái giá phải trả cho nửa thập kỷ chạy đua tích trữ nhà đất một cách dễ dãi ở cấp cá nhân lẫn tổ chức", ông nói.

Ngược lại, các bất động sản phục vụ nhu cầu thật, mua để ở ít biến động và ổn định hơn. Theo các chuyên gia, vì mua để sử dụng nên nhu cầu bán ra ít, các trường hợp giảm giá vẫn diễn ra do chịu tác động tâm lý toàn thị trường nhưng chỉ điều chỉnh trong biên độ hẹp và không rơi vào cảnh nháo nhào thoát hàng cắt lỗ.

Ông Kiên dự báo thời gian tới, người mua ưu tiên bất động sản đạt tiêu chí sử dụng ngay, giữ giá tốt, an toàn, có khả năng thanh khoản (có thể bán nhanh được) và đà giảm giá của nhóm bất động sản đầu cơ sẽ còn tiếp diễn.

Vũ Lê

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023

Elon Musk tìm cách thoát vụ kiện 258 tỷ USD

Musk bị tố dụ nhiều người đầu tư vào Dogecoin và bị đòi bồi thường 258 tỷ USD, nhưng nhóm luật sư của ông nói thân chủ không lừa đảo.

Theo Reuters, trong đơn trình lên tòa án liên bang Manhattan, nhóm luật sư của Elon Musk mô tả vụ kiện của nhà đầu tư Dogecoin là "tác phẩm hư cấu". Những dòng tweet như "Dogecoin Rulz" hay "Doge muôn năm" của CEO Twitter là vô thưởng vô phạt, không thể tác động đến thị trường.

"Không có gì bất hợp pháp khi đăng lời ủng hộ trên Twitter hoặc chia sẻ vài bức ảnh vui về một loại tiền số có vốn hóa thị trường gần 10 tỷ USD. Tòa nên chấm dứt sự tưởng tượng của nguyên đơn và bác bỏ khiếu nại", các luật sư của Musk viết.

Ngược lại, Evan Spencer, luật sư của nhóm nhà đầu tư Dogecoin, khẳng định trong email: "Chúng tôi tự tin hơn bao giờ hết rằng vụ kiện sẽ thành công".

Elon Musk bị kiện vì thao túng giá tiền số. Ảnh: AP.

Elon Musk bị kiện vì thao túng giá tiền số. Ảnh: AP.

Trước đó, nhiều nhà đầu tư tố CEO Twitter cố tình đẩy giá Dogecoin lên mức phi lý, với mức tăng hơn 360 lần trong hai năm, dù Musk biết đồng tiền số này không có nhiều giá trị.

Trên Twitter, tỷ phú gốc Nam Phi từng nói đang làm việc với các nhà phát triển của Dogecoin nhằm cải thiện hệ thống, giúp tiền số này sở hữu tiềm năng đáng hứa hẹn. Trong đợt lao dốc của thị trường tháng 3/2022, Musk khẳng định trên Twitter rằng ông sẽ không bán các tiền số đang nắm giữ, gồm Bitcoin, Ethereum và Dogecoin.

Đến tháng 6/2022, Musk bị nhà đầu tư Keith Johnson tố tạo ra mô hình đa cấp để lừa nhiều người mua Dogecoin. Johnson đòi bồi thường 85 tỷ USD vì đã tin Musk và các công ty của ông khi đầu tư vào Dogecoin. Tuy nhiên, dựa trên sự sụt giảm của tiền số này kể từ tháng 5/2021, ông muốn số tiền gấp ba, tức 258 tỷ USD, cũng như đề nghị tòa án cấm Musk nhắc đến Dogecoin trong tương lai.

Theo dữ liệu của CoinMarketCap ngày 1/4, giá Dogecoin đang được giao dịch quanh mức 0,07 USD, với vốn hóa thị trường đạt khoảng 10,6 tỷ USD.