Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023

Giá iPhone 14 Pro Max giảm sâu và cuộc chiến khốc liệt giữa các đại lý

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá iPhone 14 Pro Max liên tục giảm sâu. Điều đó khiến cho việc kinh doanh sản phẩm này gần như không có lãi.

Giá iPhone 14 Pro Max giảm chưa từng có

Thế hệ iPhone 14 chính thức lên kệ tại thị trường Việt Nam từ giữa tháng 10/2022. Vào thời điểm mở bán, 
iPhone 14 Pro Max đã liên tục rơi vào tình trạng thiếu hàng. Thậm chí, đến cuối tháng 11, Apple còn phải tăng giá bán của mẫu máy này do những hạn chế về nguồn cung. Động thái trên được xem là hy hữu và chưa từng có tiền lệ.

Giá iPhone 14 Pro Max giảm sâu và cuộc chiến khốc liệt giữa các đại lý - 1

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá iPhone 14 Pro Max liên tục giảm sâu tại Việt Nam (Ảnh: Huy Nguyễn).

Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, thị trường đã thay đổi hoàn toàn, kéo theo giá iPhone 14 Pro Max liên tục giảm sâu. Hiện tại, iPhone 14 Pro Max đang được các đại lý chào bán với mức giá từ 26,8 triệu đồng cho phiên bản 128 GB. Mức giá trên còn chưa bao gồm các chương trình khuyến mãi khác khi khách hàng thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc ví điện tử.

"Hiếm có khi nào giá bán iPhone được điều chỉnh về mức hợp lý như thế này chỉ sau gần nửa năm ra mắt. Dù cuộc chiến về giá iPhone giữa các hệ thống bán lẻ đang diễn ra khốc liệt, nhưng sẽ rất khó để giảm thêm trong thời gian tới bởi giá iPhone 14 Pro Max hiện tại đã sát với giá nhập", bà Phùng Phương - đại diện truyền thông của hệ thống Di Động Việt, cho biết.

Cũng theo chia sẻ từ các đại lý, việc giảm giá bán đang giúp cho doanh số của iPhone 14 Pro Max tăng trưởng ổn định, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường di động đang đi xuống như hiện nay. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra không ít khó khăn cho nhà bán lẻ.

"Mức giá thấp kỷ lục như vậy đã có những ảnh hưởng trực tiếp tới biên lợi nhuận của các nhà phân phối, nhà bán lẻ và chúng tôi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, mức giá này là tương đối phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Một mặt, việc giảm giá sẽ giúp kích cầu mua sắm, tăng thêm sự sôi động cho thị trường. Mặt khác, người dùng sẽ có cơ hội sở hữu sản phẩm tốt với mức giá dễ tiếp cận hơn", bà Phan Thị Kim Quyên - đại diện truyền thông hệ thống Minh Tuấn Mobile, chia sẻ.

Cuộc chiến khốc liệt giữa các đại lý

Những năm trước, giá bán của cùng một phiên bản iPhone giữa các đại lý khác nhau có thể chênh lệch từ một cho đến vài triệu đồng, tùy theo từng phiên bản bộ nhớ hoặc màu sắc.

Sự chênh lệch này đến từ nhiều yếu tố như định hướng kinh doanh, chính sách bán hàng hay hậu mãi khác nhau của mỗi hệ thống. Theo khảo sát của PV Dân trí tại nhiều đại lý, tình trạng trên hiện đã không còn diễn ra.

Giá iPhone 14 Pro Max giảm sâu và cuộc chiến khốc liệt giữa các đại lý - 2

Giá iPhone 14 Pro Max tại các đại lý hiện không còn nhiều chênh lệch như trước đây (Ảnh: Thế Anh).

"Trước đây, tùy theo từng đại lý mà giá bán của một chiếc iPhone có thể chênh lệch lên tới 4 triệu đồng. Lý do cho sự chênh lệch này đến từ chi phí vận hành và định hướng kinh doanh của mỗi hệ thống", ông Tuấn Minh - Quản lý ngành hàng Apple tại Hoàng Hà Mobile, chia sẻ.

Ông Minh nói thêm rằng trong nửa đầu năm 2023, tình hình kinh tế có nhiều biến động đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, khiến cho các đại lý phải liên tục đưa ra chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng. Điều này vô tình đã đẩy cuộc chiến về giá iPhone diễn ra một cách gay gắt hơn.

Gần đây nhất, tại đại hội cổ đông của Thế Giới Di Động (MWG) diễn ra vào ngày 8/4, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch MWG, khẳng định hệ thống này sẽ thay đổi chính sách, không để chênh lệch giá bán trở thành điểm để đối thủ lợi dụng. Lãnh đạo của MWG cũng khẳng định đây không phải là chiến lược ngắn hạn mà sẽ được doanh nghiệp triển khai lâu dài từ thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, tại phiên họp cổ đông diễn ra vào chiều 14/4, đại diện FPT Retail cho biết giá iPhone ở Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất thế giới và với mức giá này thì hầu hết các bên đang chịu lỗ.

"Trong quá trình thị trường khó khăn sẽ có "đánh nhau", nhưng lâu dài chỉ kéo nhau xuống. Cuộc chiến về giá chúng tôi đánh giá không phải là bài toán hay. Nhưng trong ngắn hạn thị trường hạ, chúng tôi cũng sẽ hạ để bán được hàng", bà Nguyễn Bạch Điệp - Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp, chia sẻ.

Xây dựng mô hình kinh doanh - Hiểu đúng trước khi làm

Các bước xây dựng mô hình kinh doanh là gì? Làm sao để xây dựng mô hình kinh doanh chuyên nghiệp? Đây là câu trả lời nhiều chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm, bởi vì mô hình kinh doanh được ví như kim chỉ nam “dẫn đường” cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Nếu các khóa học xây dựng mô hình kinh doanh bạn học chỉ dừng lại ở mô hình kinh doanh trên giấy thì đã đến lúc bạn theo dõi bài viết này của PDCA để biến kiến thức thành hành động nhé.

1. Những điều chủ doanh nghiệp cần biết về mô hình kinh doanh?

Bạn đang nung nấu ý định khởi nghiệp và vô cùng tự tin mình sẽ thành công vì chất lượng sản phẩm cũng như sự am hiểu về thị trường của mình? Nhưng nếu thành công chỉ đơn giản là những ý tưởng xuất chúng thì có lẽ thế giới đã không có người thất bại rồi.

Để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, xây dựng mô hình kinh doanh là bước quan trọng góp phần vào sự thành công của các công ty start-up bởi nó quyết định những giá trị dài hạn bền vững. Cùng PDCA tìm hiểu về mô hình kinh doanh trước khi xây dựng và áp dụng nó vào doanh nghiệp nhé.
1.1. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Model. Đây là một thuật ngữ bắt đầu được biết đến phổ biến vào những năm 90 của thế kỷ 20.

Khái niệm về mô hình kinh doanh khá trừu tượng và chưa có một sự thống nhất nào do mỗi người lại tiếp cận mô hình kinh doanh theo mục đích riêng.

Nhưng điểm cốt lõi trong tạo lập mô hình kinh doanh là kiến tạo giá trị cho công ty, cho khách hàng, và cho xã hội. Để triển khai mô hình kinh doanh, Bạn phải xác nhận được yếu tố nào mang lại lợi ích lâu dài, như giúp khách hàng quay trở lại mua hàng, hoặc đối tác muốn tiếp tục hợp tác,...

Michael Lewis viết trong cuốn sách The New, New Thing như sau: “Mô hình kinh doanh là cách bạn lên kế hoạch để kiếm tiền.” Nhưng cách bạn kiếm tiền chưa hẳn là mô hình kinh doanh.

Ví dụ, yếu tố quan trọng nhất của mô hình kinh doanh McDonald là mô hình nhượng quyền giúp thương hiệu thành công trên toàn thế giới.

1.2 Tầm quan trọng việc xây dựng mô hình kinh doanh?

Mô hình kinh doanh sẽ định hướng cho bạn cái nhìn tổng quan về cách thức hoạt động và kinh doanh của công ty bạn.

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì việc thiết lập mô hình kinh doanh hiệu quả và độc đáo là điều kiện tiên quyết ngay từ khi bạn có ý tưởng kinh doanh.

Bên cạnh đó, các mô hình kinh doanh được cải tiến liên tục đang làm biến chuyển diện mạo của nền kinh tế với quy mô lớn và tốc độ chóng mặt.

Bạn còn nhờ máy nghe nhạc kỹ thuật số iPod và cửa hàng nhạc trực tuyến iTunes.com? Nhờ đó, Apple đã tạo ra một cuộc cách mạng về mô hình kinh doanh sáng tạo và trở thành lực lượng thống trị trong lĩnh vực nhạc trực tuyến.

Cho dù bạn là người khởi nghiệp, hay Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, một mô hình kinh doanh được xây dựng sáng tạo, khả thi sẽ là cú ghi điểm tuyệt vời với người đầu tư, khi bạn muốn huy động vốn.

PDCA gửi tặng bạn khóa học 5 cấp độ quản lý giúp phát triển bản thân và giải phóng lãnh đạo:

2. 9 thành tố xây dựng mô hình kinh doanh

Một mô hình kinh doanh có thể được cụ thể hóa rõ ràng nhất thông qua 9 thành tố cơ bản. Các thành tố này cho thấy tính logic trong cách một công ty theo đuổi mục tiêu và gặt hái lợi nhuận. Chúng bao trùm 4 lĩnh vực chính của một doanh nghiệp là: Khách hàng, sản phẩm, cơ sở hạ tầng và năng lực tài chính.
2.1 Phân khúc khách hàng (Customer Segments)

Phân khúc khách hàng xác định những tập hợp cá nhân hay tổ chức khác nhau mà doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ. Khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh, là nguồn tạo ra lợi nhuận.

Phân khúc khách hàng có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:Chúng ta tạo lập giá trị cho ai?
Đâu là khách hàng quan trọng nhất của chúng ta?
2.2 Giải pháp giá trị (Value Propositions)

Giải pháp giá trị mô tả gói sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cho một phân khúc khách hàng cụ thể, là nguyên nhân của việc các khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm của công ty này thay cho sản phẩm của một công ty khác.
Chúng ta đang giúp khách hàng giải quyết được điều gì trong số những vấn đề của họ?
Chúng ta đang đáp ứng nhu cầu nào của họ?
Chúng ta đang chào bán gói sản phẩm và dịch vụ nào cho mỗi phân khúc khách hàng?

2.3 Kênh kinh doanh (Channels)

Kênh kinh doanh diễn tả cách thức một công ty giao thiệp và tiếp cận các phân khúc khách hàng của mình nhằm chuyển đến họ một giải pháp giá trị, như các kênh thông tin liên lạc, phân phối và bán hàng.

Kênh kinh doanh là hình ảnh đại diện cho công ty, góp phần tạo ra trải nghiệm của khách hàng.

Kênh kinh doanh có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:Các phân khúc khách hàng của chúng ta muốn được tiếp cận thông qua các kênh kinh doanh nào?
Hiện tại chúng ta đang tiếp cận họ theo cách nào?
Các kênh kinh doanh của chúng ta được hợp nhất như thế nào?
Kênh nào hoạt động tốt nhất?
Kênh nào có hiệu quả kinh tế cao nhất?
Chúng ta đang kết nối chúng với những thói quen thường ngày của khách hàng như thế nào?

2.4 Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Quan hệ khách hàng diễn tả các hình thức quan hệ mà một công ty thiết lập và duy trì đối với các phân khúc khách hàng cụ thể, có vai trò:Thu hút khách hàng
Duy trì khách hàng
Đẩy mạnh doanh số

Quan hệ khách hàng có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:Các khách hàng thuộc mỗi phân khúc mong đợi chúng ta thiết lập và duy trì hình thức quan hệ nào với họ?
Chúng ta đã thiết lập hình thức quan hệ nào?
Chi phí của chúng ra sao?
Chúng ta thống nhất chúng với các phần còn lại của mô hình kinh doanh như thế nào?


2.5 Dòng doanh thu (Revenue Streams) - Các dòng doanh thu từ những giải pháp giá trị tác động hiệu quả đến khách hàng.

Dòng doanh thu phản ánh lượng tiền mặt mà một công ty thu được từ mỗi phân khúc khách hàng.

Dòng doanh thu có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:Khách hàng của chúng ta sẵn sàng chi trả cho giá trị gì?
Hiện tại họ đang chi trả cho giá trị gì và chi trả như thế nào?
Họ thích thanh toán theo hình thức nào hơn?
Mỗi dòng doanh thu đóng góp vào tổng doanh thu như thế nào?

2.6 Các nguồn lực chủ chốt (Key Resources)

Các nguồn lực chủ chốt mô tả những tài sản quan trọng nhất cần có để vận hành một mô hình kinh doanh và thường khác nhau tùy thuộc vào dạng thức mô hình kinh doanh.

Những nguồn lực này cho phép doanh nghiệp sáng tạo và mang đến cho khách hàng giải pháp giá trị, tiếp cận các thị trường, duy trì mối quan hệ với các phân khúc khách hàng và gặt hái doanh thu.

Ví dụ như một nhà sản xuất chip điện tử siêu vi có thể cần những phương tiện sản xuất thâm dụng vốn, trong khi một nhà thiết kế chip điện tử siêu vi lại chú trọng hơn vào nguồn nhân lực.

Các nguồn lực trọng tâm có thể là các tài sản vật chất, tài chính, trí tuệ hoặc con người,.. mà công ty có thể sở hữu hay thuê lại, hoặc tiếp nhận chứng từ các đối tác chính.

Các nguồn lực chủ chốt có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng câu hỏi:

Các giải pháp giá trị, kênh phân phối, quan hệ khách hàng, dòng doanh thu của chúng ta đòi hỏi những nguồn lực chủ chốt nào?

2.7 Những hoạt động trọng yếu (Key Activities)

Những hoạt động trọng yếu là những việc quan trọng nhất mà một công ty phải làm để vận hành mô hình kinh doanh của mình.

Ví dụ như đối với một công ty sản xuất phần mềm như Microsoft, nghiệp vụ phát triển phần mềm là một trong những hoạt động trọng yếu. Đối với một nhà sản xuất máy tính cá nhân như Dell, hoạt động chủ yếu của họ là nghiệp vụ quản trị dây chuyền cung cấp sản phẩm.

Những hoạt động trọng yếu có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng câu hỏi: Giải pháp giá trị, kênh phân phối, quan hệ khách hàng, và dòng doanh thu của chúng ta đòi hỏi những hoạt động trọng yếu gì?

2.8 Những đối tác chính (Key Partnerships) - Một số hoạt động được thuê ngoài và một số nguồn lực thu hút được từ bên ngoài phạm vi doanh nghiệp.

Những đối tác chính mô tả mạng lưới bao gồm các nhà cung cấp và đối tác mà nhờ đó mô hình kinh doanh có thể vận hành

Những đối tác chính có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:Những đối tác chính của chúng ta là ai?
Nhà cung cấp chính của chúng ta là ai?
Chúng ta đang thu hút được những nguồn lực chủ chốt nào từ các đối tác?
Các đối tác đang thực hiện những hoạt động trọng yếu nào?

2.9 Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Cơ cấu chi phí mô tả mọi chi phí phát sinh để vận hành một mô hình kinh doanh

Cơ cấu chi phí có thể được xác định khi xây dựng mô hình kinh doanh bằng các câu hỏi:Những chi phí quan trọng nhất gắn liền với mô hình kinh doanh của chúng ta là gì?
Những nguồn lực chủ chốt và hoạt động trọng yếu nào phát sinh nhiều chi phí nhất?

Bạn đã có thể bắt tay xây dựng mô hình kinh doanh với 9 thành tố trong Khung Mô hình kinh doanh này.

Nhưng sở hữu một mô hình kinh doanh chỉ mới là nền tảng khởi đầu, hãy đọc ngay phần cuối cùng để định hướng phát triển bài bản cho công ty, Chủ doanh nghiệp nhé.


3. Các mô hình kinh doanh phù hợp để Start-up

Bạn đang tìm kiếm “chìa khóa” để mở cánh cửa kinh doanh của mình. Điểm qua những mô hình kinh doanh phổ biến nhất được áp dụng gần đây tại Việt Nam:
3.1 Mô hình kinh doanh môi giới

Với mô hình kinh doanh môi giới, thương nhân đóng vai trò là cầu nối giữa người mua và người bán dựa trên các điều kiện kinh doanh cụ thể. Các doanh nghiệp trong vai trò môi giới nhận được một khoản hoa hồng nếu thương vụ thành công. Mô hình này hiện đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
3.2 Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương mại được sử dụng phổ biến trong ngành dịch vụ ăn uống. Thông qua mô hình kinh doanh nhượng quyền này, bạn sẽ bán cho người khác quyền sử dụng thương hiệu mà bạn đang phát triển một cách suôn sẻ và thành công.

Đánh giá từ công thức được xây dựng trong quá trình kinh doanh và điều hành doanh nghiệp sẽ giúp bên nhượng quyền phát triển bền vững song song với thương hiệu chính.

3.3 Mô hình kinh doanh cho thuê

Các mô hình kinh doanh cho thuê phổ biến nhất hiện nay là cho thuê nhà, cho thuê ô tô, cho thuê nhà xưởng,… Mỗi hình thức cho thuê đều có những ưu nhược điểm riêng nên cần cân nhắc tính chắc chắn khi quyết định chọn một mô hình cụ thể.
3.4 Mô hình đăng ký kinh doanh

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng như hiện nay, loại hình kinh doanh này đã và đang được ưa chuộng. Về cơ bản, mô hình này được coi là một biến thể của mô hình doanh thu đăng ký.

Các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm và công nghệ thông tin sẽ giúp cung cấp cho khách hàng những dịch vụ độc quyền mà người dùng có thể tự do tiếp cận. Hiện tại, hình thức kinh doanh thuê bao này được các startup yêu thích vì tính hiệu quả.
3.5 Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết (Affiliate)

Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết có liên quan mật thiết đến các kênh quảng cáo trên Internet. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản nhất, những người kinh doanh này không tham gia vào lĩnh vực quảng cáo trực quan. Họ sẽ quảng cáo bằng cách sử dụng các liên kết được nhúng trong nội dung.

4. Các bước xây dựng mô hình kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp đều có cách xây dựng mô hình kinh doanh của mình sao cho hiệu quả và phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh của mình. Dưới đây là những kiến ​​thức và kết luận tổng hợp hay nhất mà chúng tôi đã chia sẻ, cùng tìm hiểu nhé!
4.1 Tìm hiểu, đánh giá, xác định nhu cầu khách hàng

Để bắt đầu suy nghĩ về một ý tưởng kinh doanh, chúng ta cần biết đối tượng mục tiêu của chúng ta đang thiếu gì và họ cần đáp ứng những nhu cầu nào hoặc đối với khách hàng đó, chúng ta cần làm gì để thu hút sự chú ý của họ và tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm của họ.

Việc xác định nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng và tạo cơ sở cho tư duy và định hướng hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Chúng ta cần biết những sản phẩm mình làm ra được thiết kế như thế nào để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp và người dùng.
4.2 Lên ý tưởng cho sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Sau khi hiểu được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi cần nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Lúc này, các công ty sẽ bắt tay vào nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm đồng thời đáp ứng được chất lượng, mẫu mã, giá cả. Thị trường rất cạnh tranh, vì vậy các công ty cần tạo ra những sản phẩm khác biệt và vượt trội đáng kể so với đối thủ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

4.3 Lên ý tưởng cho các kênh kinh doanh

Kênh là cách các công ty giao tiếp và tiếp cận cơ sở khách hàng của họ để cung cấp cho họ các giải pháp có giá trị, thu hẹp khoảng cách giữa việc đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm và tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trong mỗi kênh, doanh nghiệp cần xác định các chiến lược hỗ trợ bao gồm tất cả các yếu tố về giá cả, tiếp thị, phân phối và bảo trì để kênh hoạt động hiệu quả, tùy theo sự khác biệt của thị trường tại từng thời điểm.
4.4 Lập kế hoạch và thử nghiệm thực tế

Việc lập kế hoạch kinh doanh cho phép bạn kiểm tra chi phí, chất lượng và giá cả với nguy cơ có thể xảy ra và biện pháp khắc phục tình tình xấu. Việc lập kế hoạch càng có mục tiêu và chi tiết cụ thể thì sẽ càng có tính thực thi cao.

Việc thử nghiệm thực tế sẽ giúp các doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro lớn. Việc thử nghiệm trước trên một thị trường quy mô nhỏ hơn sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tốt nhất sự hiệu quả và mức độ khả quan trước khi áp dụng vào thực tế.

4.5 Bắt đầu hoàn thiện mô hình kinh doanh và đi vào hoạt động

Sau khi đã phác thảo thành công một mô hình kinh doanh về cách thức hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta cần bắt đầu xây dựng và áp dụng nó vào thực tế.

Đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất: công ty, văn phòng, trang thiết bị, dây chuyền máy móc. Chuẩn bị đầy đủ kinh phí và nhân lực. Tìm kiếm đối tác tiềm năng và xây dựng quan hệ đối tác bền vững lâu dài.

Huy động vốn từ các nhà đầu tư. Hãy đưa ra phương án phân tích ưu điểm của mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp bạn sẽ hoạt động để thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư. Dựa vào mô hình kinh doanh để chứng minh rằng nếu họ sẵn sàng đầu tư, công việc kinh doanh sẽ hoạt động và mang lại lợi nhuận cho họ.

Thiết lập một mô hình kinh doanh là quan trọng để đảm bảo sự hoạt động liên tục và bền vững của một doanh nghiệp. Do chủ quan, nhiều startup thất bại trong thời gian rất ngắn do không xác định rõ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tập trung vào lợi nhuận để hoạt động.
3. Liệu có khóa học xây dựng mô hình kinh doanh ở PDCA không?

Trường doanh nhân PDCA không thiết kế riêng 1 khóa học dành để xây dựng mô hình kinh doanh.

Nhưng nếu bạn là người khởi nghiệp, start-up hoặc Chủ doanh nghiệp đi lên từ nghề đang không có định hướng rõ ràng, doanh thu lẹt đẹt, mà mọi hoạt động kinh doanh đều đang vận hành theo bản năng,...

Nếu đó là tình trạng hiện tại của bạn, PDCA sẵn sàng giới thiệu cho bạn 1 khóa học được 26.000 Chủ doanh nghiệp trải nghiệm, trên 90% đã cho điểm 10 chất lượng.

Đó là GIẢI PHÓNG LÃNH ĐẠO - Khóa học được định vị để nâng cấp tư duy và kỹ năng để:Xây dựng lợi thế cạnh tranh dẫn đầu thông qua việc tối đa hóa sức mạnh các nguồn lực.
Tăng trưởng Doanh thu nhờ Quản trị mục tiêu (MBO).
“Thôi miên” nhân viên yêu tha thiết công ty, cống hiến hết mình cho công việc.
Định hướng rõ ràng 5 giai đoạn phát triển doanh nghiệp đỉnh cao.

'Dở khóc dở cười' khi xây nhà không có bản vẽ thiết kế

Bản vẽ thiết kế nhà ở được hiểu đơn giản là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, diện tích, các kích thước, bố trí ra sao,… Tuy nhiên, nhiều gia chủ vì tiếc tiền hoặc đi chọn ảnh nhà đẹp rồi muốn xây theo và kết quả là “tiền mất tật mang”.

Không có bản vẽ thiết kế, chưa vào ở, nhà đã...sập

Sau nhiều năm tích góp, vợ chồng ông T (Sóc Trăng) đã dành dụm được khoảng 600 triệu đồng để xây nhà. Tuy nhiên, vì tiết kiệm chi phí, ông không thuê kiến trúc sư mà tự làm theo ý mình. Trong quá trình thi công, thay vì ép cọc, ông T làm móng bằng tre gai với mỗi hố móng 25 cây. Khi việc đổ cột hoàn thành, gia chủ cho đổ sàn bê tông rồi xây nhà. Xây nhà xong, chỉ còn vài ngày nữa đến ngày khánh thành, sự cố bất ngờ đã xảy ra. Căn nhà bị đổ sập. Theo đó, ông T đã phạm sai lầm khi xây nhà trên đất ven sông, đất bồi, nền đất yếu mà không khoan thăm dò khảo sát địa chất và ép cọc khi làm móng để đưa ra thiết kế kết cấu phù hợp cho công trình.
Xây nhà không có bản vẽ có thể mang đến những rủi ro không ngờ tới (ảnh minh họa)

Xây nhà theo ảnh đến lúc vào ở gặp nhiều bất cập

Gia đình ông M có miếng đất nằm trên quốc lộ, bề ngang 5m và dài 30m. Gia đình muốn xây căn nhà một trệt, một lầu, riêng trên lầu, sẽ làm 3 phòng ngủ, một nhà vệ sinh chung để mỗi khi về quê thì các con, cháu ông có nơi nghỉ ngơi thoải mái. Lẽ ra phải nhờ kiến trúc sư thiết kế nhà hoặc tư vấn để có ngôi nhà hợp lý nhất, nhưng hai ông bà lại tự đưa nhà thầu bức ảnh chụp nhà đẹp mình thích rồi yêu cầu họ làm theo.

Ngôi nhà hoàn thiện với rất nhiều lỗi. Các phòng ngủ bên trong vừa tối tăm vừa nóng nực khiến người vào ở bức bí. Nhà 5m bề ngang, nhà thầu chừa ra đến 2,5 m để trổ cầu thang nên không còn đất để xây phòng. Kết quả là ông M phải bỏ ra một số tiền lớn để gắn thêm điều hòa cho mỗi phòng ngủ, điều không có trong dự toán ban đầu, cũng không cần thiết với không khí thoáng đãng, trong lành ở nông thôn. Bậc thang quá cao những 25cm không phù hợp với người lớn tuổi, nên mỗi lần lên xuống là cả một “cực hình” cho ông M và vợ.

Một sai lầm khác là hệ thống thoát nước luôn ứ nghẹt. Do đường ống ngầm dưới nền quá nhỏ (phi 60 – đường kính 60 mm) nên chỉ sau một năm sử dụng, các chất bẩn bám khiến lòng ống bị thu hẹp lại, dòng chảy bị cản, nước dâng trên mặt nền phòng tắm mỗi khi xả nước nhiều. Trần nhà nước thấm loang lổ rêu mốc trông mất thẩm mỹ. Không gian trong nhà càng thêm bí bách mỗi khi con cháu về chơi, tụ tập đông người. Với chi phí bị đội lên gấp đôi so với kế hoạch nhưng ngôi nhà không đáp ứng được cả về công năng lẫn thẩm mỹ.
Nhiều gia chủ tự xây theo ý mình hoặc thuê thầu tay ngang làm theo kinh nghiệm là việc không nên

Việc thuê kiến trúc sư thực hiện bản vẽ dĩ sẽ phải trả một khoản phí nhất định, nhưng gia chủ sẽ được bảo đảm về kỹ thuật, về giá trị không gian sử dụng và tính thẩm mỹ. Điều này sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc về sau. Vì vậy, các gia chủ nên cân nhắc cẩn thận, lựa chọn kiến trúc sư, nhà thầu uy tín để có được không gian sống như ý muốn.

Chủ quán bánh xèo 5 năm nuôi đứa bé bị bỏ rơi

Cứ gần 11h mỗi ngày, vợ chồng ông Chương lụi cụi đẩy chiếc xe bánh xèo ra trước hẻm bán hàng, con bé Tường Vy lại xách bọc rau đi sau.

"Được 8 tuổi rồi đó cô, hiểu chuyện lắm, biết phụ ông bà mấy việc lặt vặt", ông Nguyễn Văn Chương, 70 tuổi, nói về Tường Vy - cô cháu gái nhận nuôi 5 năm trước.

Ông Nguyễn Văn Chương và bé Tường Vy ở quán bánh xèo trên đường Lê Đức Thọ, phường 16, quận Gò Vấp, trưa 9/4. Ảnh: Minh Tâm.

Ông Nguyễn Văn Chương và bé Tường Vy ở quán bánh xèo trên đường Lê Đức Thọ, phường 16, quận Gò Vấp, trưa 9/4. Ảnh: Minh Tâm.

Ông Chương từng là giáo viên. Vợ ở nhà mở quán bánh xèo lề đường trước hẻm 1075 đường Lê Đức Thọ, phường 16, quận Gò Vấp. Khi nghỉ hưu, ông về phụ vợ bán hàng kiếm thêm chút thu nhập. Hàng ngày, bà đứng bếp đổ bánh, ông chạy lấy rau, bánh tráng, nước mắm và dọn bàn, phụ vợ rửa chén đũa.

Dịp gần Giáng sinh năm 2018, lúc khoảng 14h, một người phụ nữ mặc bộ đồ hoa dẫn cô con gái chừng 3 tuổi đến quán gọi bánh xèo. Trong trí nhớ của ông, con bé khi đó người gầy nhom, tóc dài, mặt lấm lem. Khách đông nên sau khi phục vụ, vợ chồng ông lo chiên bánh cũng không để ý đến hai mẹ con.

Khi nhớ ra chưa tính tiền, ông nhìn sang thì thấy người mẹ đi đâu mất chỉ còn lại đứa bé nằm ngủ gật trên bàn. Quán còn đông, vợ chồng ông tiếp tục bán và nghĩ người mẹ chạy đâu đó, lát sẽ quay lại đón con.

Đến cuối buổi, bà Phạm Thị Luôn (vợ ông Chương) dọn hàng mới phát hiện cô bé vẫn còn ở đó. "Nó nhìn tôi bảo 'con buồn ngủ quá' rồi lại gục xuống bàn. Tôi hỏi mẹ đâu chỉ nhận lại cái lắc đầu", bà nhớ lại.

Bà Luôn bế đứa bé vào nhà tắm rửa và cho nằm nghỉ. Ông Chương sang nhà tổ trưởng dân phố trình báo. Họ đồng ý để ông tạm nuôi bé trong lúc chờ mẹ đến đón về. Nhưng 5 năm trôi qua, người phụ nữ ấy vẫn chưa quay lại.

Ngày trở thành người giám hộ, ông bà gọi bé là cháu nội và đặt tên Nguyễn Ngọc Tường Vy. Ông Chương nói cái tên này thể hiện hy vọng cháu luôn xinh đẹp, thông minh và có cuộc sống bình an, tốt lành.

Nhưng thời gian đầu nuôi Tường Vy, vợ chồng ông gặp không ít khó khăn. Bà Luôn kể, cô bé cơ thể ốm yếu, hay bệnh vặt. "Tôi mua cháo nó không ăn, uống sữa vào thì bị tiêu chảy rồi sốt. Tôi hoảng quá kêu con trai đưa con bé vào Bệnh viện Nhi đồng 2 khám đủ thứ, biết con bé chỉ bị sốt siêu vi mới an lòng", bà chủ quán bánh xèo kể.

Ngày Tường Vy nhập viện điều trị, bà Luôn chạy tới lui. Cả đêm trong viện chăm cháu đến 5h sáng tranh thủ về nhà đi chợ chuẩn bị đồ bán, vắng khách lại giao cho chồng trở vào viện. "Đâu có dám nghỉ, phải chịu khó bán để còn có tiền nuôi cháu", bà nói.

Khỏi sốt siêu vi nhưng con bé vẫn đủ thứ bệnh tật. Khoản lương hưu của ông và tiền lời từ xe bánh xèo nhiều lúc vẫn không đủ tiền thuốc thang cho cháu. Ông Chương bấm bụng đi vay nợ, điều họ chưa từng làm suốt mấy chục năm qua. "Lúc đó cũng chẳng nghĩ chuyện được mất, các con cũng ủng hộ nên vợ chồng tôi cứ thế làm thôi", ông Chương nói.

Sau hai tháng chăm nuôi, Vy khỏe mạnh có da thịt hơn. Mọi người kéo đến nhà ông Chương rất đông để xin nhận con nuôi. Bà Luôn vẫn nhớ có cặp vợ chồng hiếm muộn từ Phú Nhuận chạy sang xin nhận nuôi Vy tận hai lần.

"Họ năn nỉ cho tôi một số tiền để đổi lấy cháu. Gia đình tôi không ai chịu. Mình làm như vậy là bán người, không thể được, có khổ mấy cũng ráng nuôi con bé", bà kể.

Bà Phạm Thị Luôn tranh thủ rảnh dạy thêm cho Vy học tại nhà ở phường 16, quận Gò Vấp hôm 9/4. Ảnh: Minh Tâm.

Bà Phạm Thị Luôn tranh thủ rảnh dạy chữ cho Vy tại nhà ở phường 16, quận Gò Vấp, hôm 9/4. Ảnh: Minh Tâm.

Nhìn ông già tóc muối tiêu, mồ hôi nhễ nhại đang chiên bánh, chị Hồng Phượng, chủ hàng hoa kế bên nói: "Bà con quanh xóm ai cũng biết việc làm tử tế của ông bà Chương. Họ già rồi nhưng sống rất tình người. Nghĩ nuôi thêm một đứa bé ba tuổi đâu phải dễ, tôi rất thương".

Năm 2019, Tường Vy được bốn tuổi, rất thích đến trường nhưng vì chưa có giấy khai sinh nên vợ chồng ông Chương cho bé học ở trường mẫu giáo tư, mỗi tháng hết hơn 3 triệu đồng.

Biết hoàn cảnh của bé Vy, tháng 9 năm đó đại diện phường 16 đã hỗ trợ làm thủ tục cho ông Chương tạm nhận nuôi Vy, cấp giấy khai sinh để bé đến trường và hưởng các quyền lợi của trẻ em.

Vy được học tại một trường mẫu giáo công trên địa bàn phường, nhưng sau hai tháng phải nghỉ vì tiếp tục đổ bệnh. Thương cháu, ông bà Chương cho bé ở nhà một thời gian dài để tiện chăm sóc nên việc học cũng bỏ dở giữa chừng.

Sau khi Vy khỏe lại cũng là lúc bị quá hạn thời gian nhập học lớp 1. Ông Chương gửi bé đến học tạm tại nhà một cô giáo trong xóm, mỗi tháng đóng 500.000 đồng. "Sắp tới tôi sẽ làm hồ sơ để cháu có thể đi học chính thức", ông nói.

Trao đổi với VnExpress, bà Lê Thị Tâm, Chủ tịch phường 16, quận Gò Vấp cho biết mới đây cán bộ phường đã có buổi làm việc trực tiếp, hướng dẫn ông Chương làm thủ tục nhận bé Vy làm con nuôi chính thức. Phường cũng đã liên hệ một trường công trên địa bàn để cho Vy được đi học trong năm nay.

"Tôi rất thương cho hoàn cảnh của bé. Phường sẽ cùng ông Chương giúp đỡ Vy có một tương lai tốt hơn, không bị dang dở chuyện đến trường", bà Tâm nói.

Vy phụ ông Chương làm việc vặt ở quán bánh xèo trưa 9/4. Ảnh: Minh Tâm.

Tường Vy phụ ông Chương làm việc vặt ở quán bánh xèo, trưa 9/4. Ảnh: Minh Tâm.

Tường Vy giờ đã được 8 tuổi. Ông bà suốt ngày buôn bán ngoài đầu hẻm, bé trông nhà và phụ quét dọn. Bà Luôn nói, bé dường như cũng hiểu chuyện nên rất ngoan, không bao giờ đòi hỏi thứ gì. "Tiếng là ông bà nuôi chứ cơm nước nấu sẵn cháu tự lấy ăn không nhờ ai giúp", bà nói.

Bà Luôn kể, có lần người lạ không biết nên hỏi chuyện Vy về mẹ. Cô bé chỉ bảo "Mẹ con chết rồi" xong cúi mặt không nói gì. Biết ý cháu, từ sau lần đó bà dặn mọi người đừng ai nhắc về mẹ kẻo cháu nội buồn.

Gần đây, bà Luôn bị tai biến, rồi hay cảm lạnh phải nằm ở nhà. Xe bánh xèo trông cậy vào chồng. Con trai bà lo công việc nên ít khi về, con gái bận chăm sóc hai con nhỏ. Bé Vy thương ông bà nên thi thoảng chạy việc lặt vặt trong nhà.

Khi được hỏi về tương lai của bé, ông Chương, bà Luôn đều nói mình già rồi chẳng sống được bao lâu nên không mong chờ hưởng trái ngọt, chỉ mong con bé được học hành tử tế sau này tương lai tươi sáng hơn.

"Chúng tôi không còn thì nhất quyết các con tôi phải nuôi con bé đến cùng", bà Luôn nói, mắt rưng rưng.

Minh Tâm

Cà phê 'chân dài'

 Cafés con piernas – quán cà phê hầu hết nhân viên phục vụ là nữ - mang lại thu nhập ổn định cho những người nhập cư không thể tìm việc ở bất kỳ đâu.

Dọc theo những con hẻm tối tăm và tại các khu trò chơi điện tử dưới lòng đất ở thủ đô Chile, các quán cafés con piernas hoạt động tấp nập. "Con piernas" có nghĩa "đôi chân" trong tiếng Tây Ban Nha. Cà phê "chân dài" xuất hiện từ thập niên 1980 tại Chile, với nữ phục vụ là người nhập cư mặc váy ngắn, thậm chí đồ bơi và đi giầy cao gót.

Alejandra, 28 tuổi, người Colombia (trái) và Valentina, 21 tuổi, người Venezuela đang đợi khách ở cửa quán cà phê Kakos Express trong trung tâm thủ đô Santiago, Chile. Ảnh: Guardian

Alejandra, 28 tuổi, người Colombia (trái) và Valentina, 21 tuổi, người Venezuela đang đợi khách ở cửa quán cà phê Kako's Express trong trung tâm thủ đô Santiago, Chile. Ảnh: Guardian

Theo Amandra Bruna, giáo viên 37 tuổi tại Santiago, phụ nữ chọn làm công việc này khi không còn cơ hội khác. Còn Marcela Hurtado, một học giả tại Đại học Austral, cho biết các quán cà phê như vậy thường hoạt động ngoài vòng pháp luật, điều kiện làm việc cũng khá đa dạng.

Quản lý các quán cà phê "chân dài" là vấn đề hóc búa đối với thủ đô của Chile.

Giữa những cáo buộc mại dâm và quấy rối vào những năm 2000, các thị trưởng Santiego ra lệnh cà phê chân dài chỉ được mở cửa vào ban ngày, cấm bán rượu. Thị trưởng hiện tại, Irací Hassler, 32 tuổi, cho biết sẽ quản lý cafés con piernas như bất kỳ doanh nghiệp nào khác trong thành phố. Chính quyền không kỳ thị phụ nữ muốn làm việc để kiếm sống, nhưng muốn đảm bảo an toàn cho họ.

Nhiều nữ phục vụ đã phải đi một quãng đường dài để đến Chile. Họ thường không có giấy tờ để làm việc hợp pháp.

Chưa đầy một năm trước, Mandy, 25 tuổi, đang theo học chương trình quản trị kinh doanh tại El Tigre (Venezuela) trong khi bạn bè làm việc tại các quán cà phê. Cô quyết định bỏ học và tự mình đi xe buýt qua 5 nước trong hai tuần để đến một thị trấn nhỏ nằm giữ Bolivia và Chile. Tiếp đó, cô băng qua sa mạc Atacama đến Santiago.

"Tôi chọn công việc này vì lương hậu hĩnh", Mandy, hiện là nhân viên tại Café Alibaba chia sẻ. Tuy nhiên, đôi khi khách hàng nam đối xử thô lỗ với họ và hiểu nhầm những nơi này còn cung cấp cả các dịch vụ khác, ví dụ mại dâm.

Theo lời Marco Peña - chủ quán cà phê Kako’s Express, cà phê "chân dài" từng làm ăn rất tốt. Nó bắt nguồn từ năm 1982, khi chuỗi cà phê Café Haití thông báo đồng phục mới cho nhân viên nữ. Ba năm sau, El Barón Rojo khai trương, nằm đối diện nhà hát thành phố, nổi tiếng với dịch vụ "minuto millonario" – được nữ nhân viên ngực trần phục vụ tại bàn trong 60 giây.

Nữ nhân viên Mariam đang phục vụ hai khách quen của quán Kako’s Express. Ảnh: The Guardian

Nữ nhân viên Mariam đang phục vụ hai khách quen của quán Kako’s Express. Ảnh: The Guardian

Dù gây ý kiến trái chiều, một số doanh nhân vẫn không muốn bỏ lỡ cơ hội tốt này. Cafés con piernas mọc lên khắp trung tâm Santiago với các mô hình mới mẻ và ngày càng kỳ lạ.

Sau vài thập kỷ trong ngành, Peña nhận thấy Kako’s Express không còn là một quán cà phê chân dài như trước. Đại dịch Covid-19 buộc các chủ quán như ông phải suy nghĩ lại khi văn phòng đóng cửa, doanh nhân ngừng lui tới trung tâm thành phố. Hiện nay, nhân viên nữ - vẫn trong trang phục váy ngắn và giầy cao gót - phục vụ bữa trưa cho công nhân xây dựng, chuyên viên giao dịch, cựu cầu thủ bóng đá.

Trong số các khách hàng thường xuyên của quán là Luis, 66 tuổi và Sergio, 54 tuổi. Hai người hầu như ngày nào cũng đến để uống cà phê sữa đựng trong những chiếc ly thủy tinh cao. Luis cho rằng những nơi như quán cà phê chân dài hoàn toàn có thể chấp nhận được. Họ chỉ đến để uống cà phê, trò chuyện bình thường.

Theo học giả Hurtado, các quán cà phê này sẽ tiếp tục thu hút du khách tò mò, dân địa phương và không có dấu hiệu gì cho thấy sẽ sớm biến mất. "Khách hàng còn, cafés con piernas còn", ông nhận xét.

Huy Phương (Theo Guardian)

Bốn triết lý lãnh đạo giúp Lý Quang Diệu làm nên 'phép màu Singapore'

Dưới sự lãnh đạo dựa trên chủ nghĩa đa sắc tộc và những chính sách hợp lý của Lý Quang Diệu, Singapore đã làm nên "phép màu" kinh tế.

Tháng 5/1959, đảng Hành động Nhân dân (PAP) do Lý Quang Diệu thành lập cùng một nhóm trí thức trung lưu giành chiến thắng trong tổng tuyển cử, giúp Singapore đạt được quyền tự trị trên hầu hết lĩnh vực, chấm dứt quãng thời gian là thuộc địa của Anh từ năm 1819. Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore.

Singapore năm 1963 sáp nhập với Malaysia, nhưng tách khỏi nước này vào năm 1965 giữa những căng thẳng về chính trị và sắc tộc, trở thành một quốc gia độc lập. Ông khi đó đối mặt hàng loạt thách thức lớn như thiếu thốn tài nguyên và nguồn cấp nước, khả năng phòng thủ đất nước rất hạn chế.

Tuy nhiên, quốc đảo nhỏ bé giờ đây sở hữu nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á, thuộc nhóm có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Năm ngoái, Singapore năm thứ hai liên tiếp dẫn đầu thế giới về khả năng cạnh tranh kinh tế, theo bảng xếp hạng thường niên của Viện Quản lý phát triển (IMD) tại Thụy Sĩ.

Ông thôi giữ chức thủ tướng vào năm 1990, nhưng sau đó vẫn được coi là người ảnh hưởng lớn đến chính quyền Thủ tướng Lý Hiển Long, con trai cả của ông. Cách Lý Quang Diệu đưa Singapore từ đất nước thuộc thế giới thứ ba thành một trong những "con hổ châu Á" được cho là bài học đối với bất kỳ lãnh đạo nào.

Cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu phát biểu tại một sự kiện ở quốc đảo hồi tháng 3/2013. Ảnh: Reuters.

Cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu phát biểu tại một sự kiện ở quốc đảo hồi tháng 3/2013. Ảnh: Reuters.

Theo chuyên gia diễn thuyết David Lim của Singapore, nền tảng đầu tiên đối với triết lý lãnh đạo của Lý Quang Diệu là chủ nghĩa đa sắc tộc, trong bối cảnh đất nước non trẻ là tập hợp những người nhập cư và xuất thân đa dạng.

Ông Lý dường như hiểu rằng cần phải kiến thiết một quốc gia mà người dân được đánh giá dựa trên năng lực, nên một trong những triết lý chính trị bất thành văn của PAP là xây dựng chế độ trọng dụng nhân tài tại Singapore. Bất kỳ chủng tộc nào không có khởi đầu thuận lợi hậu độc lập đều được giúp đỡ đa dạng về xã hội và giáo dục nhờ các nhóm hỗ trợ.

Điều này đã giúp Singapore tránh được nền chính trị mang tính cộng đồng như Malaysia, nơi các chức vụ, quyền lợi và nguồn lực được cho là phân bổ dựa trên sắc tộc nhiều hơn so với tính hiệu quả. Singapore cũng tránh được những vụ bạo lực mang tính sắc tộc tồi tệ vẫn còn tồn tại ở châu Á.

Triết lý lãnh đạo thứ hai của ông Lý là xây dựng cơ chế nhà nước mạnh mẽ thông qua chế độ nhân tài, giáo dục và không khoan nhượng với tham nhũng. Nhờ vậy, Singapore được đánh giá sở hữu một cơ chế điều hành tài chính, giáo dục và phát triển quốc gia hiệu quả.

Theo diễn giả Lim, xã hội Singapore từ những năm 1960 đến 1970 tồn tại một quy ước ngầm là người dân tin rằng chính phủ mà họ bầu ra đang làm việc vì lợi ích của họ, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc buộc họ phải chấp nhận những chính sách không được ưa chuộng, nhưng cần thiết.

Lim đánh giá việc Singapore đạt tỷ lệ sở hữu nhà cao nhất thế giới (90%) không chỉ là một thành công lớn, mà còn cho thấy mọi người dân đều được hưởng lợi ích. Bên cạnh đó, quốc đảo còn dự trữ nhiều quỹ tài sản nhà nước.

"Các chính sách này đã giúp hàng nghìn người thoát khỏi cảnh nghèo đói và những khu ổ chuột hoang tàn, đồng thời giúp cải thiện tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và sức khỏe tổng thể của người dân", Lim nhận định. Tuy nhiên, diễn giả này nói thêm rằng cơ chế nhà nước mạnh mẽ đi kèm với những điều luật và quy định về trật tự nghiêm ngặt.

Triết lý tiếp theo mà Lý Quang Diệu theo đuổi là tách biệt phát triển kinh tế với hệ tư tưởng. "Nếu PAP có một tư tưởng bất thành văn, thì đó là họ không tuân theo hệ tư tưởng nào cả", Lim nhận xét, bổ sung thêm rằng ông Lý dường như ưa thích chủ nghĩa thực dụng chiến lược.

Singapore từng bị bao quanh bởi những đối thủ tiềm tàng, ít nhất là vào giữa thập niên 1960. Vì vậy, việc xây dựng một quốc đảo nhỏ bé mà không thành lập liên minh, hoặc đi theo bất kỳ hệ tư tưởng chính trị nào, trở nên thiếu thực tế.

Tiến sĩ Albert Winsemius, cố vấn kinh tế do Liên Hợp Quốc chỉ định của Singapore, và Goh Keng Swee, người đảm nhiệm vấn đề kinh tế của ông Lý, đã bắt tay vào xây dựng một đất nước hoan nghênh đầu tư nước ngoài, giữa lúc nhiều nơi tại Châu Á nghi ngờ chủ nghĩa tư bản sau thời kỳ thuộc địa.

Họ đã thành lập một trong những khu công nghiệp đầu tiên ở phía tây quốc đảo, phát triển các chính sách giáo dục để hỗ trợ công việc và nỗ lực đổi mới giáo dục, bao gồm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được giảng dạy và sử dụng chính trong thương mại.

Khi Singapore bắt đầu vươn mình khỏi những lĩnh vực đòi hỏi sử dụng nhiều lao động, chuyển sang công việc cần công nghệ cao hơn của các tập đoàn đa quốc gia, chương trình giáo dục cũng thay đổi theo thời đại. Giờ đây, một nửa nền kinh tế có động lực từ các công ty đa quốc gia trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất hoặc dịch vụ.

Triết lý cuối cùng của Lý Quang Diệu trong việc lãnh đạo Singapore là khiến đất nước trở nên hòa hợp với những cường quốc lớn hơn nhiều tại khu vực, cũng như các siêu cường.

Theo diễn giả Lim, ông Lý cho rằng đây là cách duy nhất giúp Singapore tồn tại. Để đạt được mục tiêu này, ông cho phép Singapore trở thành điểm giao thoa của thương mại toàn cầu và xây dựng một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Với những thành tựu mang lại cho đất nước, ông Lý nhận được sự kính trọng của nhiều người Singapore, đặc biệt là những người lớn tuổi luôn nhớ đến khả năng lãnh đạo của ông trong thời kỳ độc lập và tách rời khỏi Malaysia.

Ông Lý cũng được quốc tế nhiều lần vinh danh như nhận huân chương Mặt trời mọc năm 1967, giải thưởng Woodrow Wilson cho dịch vụ công do Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson trao tặng. Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama gọi ông là "người giúp thúc đẩy các phép màu kinh tế Châu Á""huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21".