Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

QUẺ 46: ĐỊA PHONG THĂNG

 

Dưới đây là lời giảng Quẻ Địa Phong Thăng theo sách "Kinh dịch - Đạo của người quân tử" của học giả Nguyễn Hiến Lê

Địa Phong Thăng

:||::: Địa Phong Thăng (升 shēng)

Quẻ Địa Phong Thăng, đồ hình :||::: còn gọi là quẻ Thăng (升 sheng1), là quẻ thứ 46 trong Kinh Dịch.

* Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風).

* Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).

Giải nghĩa: Tiến dã. Tiến thủ. Thăng tiến, trực chỉ, tiến mau, bay lên, vọt tới trước, bay lên không trung, thăng chức, thăng hà. Phù giao trực thượng chi tượng: chà đạp để ngoi lên trên.

Nhóm họp lại thì tất nhiên chồng chất mãi lên, cho nên sau quẻ tụy đến quẻ Thăng (lên).

Thoán từ

升: 元亨, 用見大人, 勿恤, 南征, 吉.

Thăng: nguyên hanh, dụng kiến đại nhân, vật tuất, nam chinh, cát.

Dịch: Lên: rất hanh thông, phải dùng người có tài đức (đại nhân), không có gì là lo ngại, cứ tiến về phía trước thì tốt.

Giảng: Tốn là gió mà cũng là cây. Ở đây hiểu là cây. Cây mọc ở dưới đất, mỗi ngày mỗi đâm lên cao, cho nên gọi là quẻ Thăng.

Cũng có thể hiểu: Khốn vôn là âm nhu mà tiến lên ngoại quái là vì thời tiến lên thì nên như vậy chứ bình thường thì dương mới thăng mà âm thì giáng. Tốn có tính nhún, khôn có tính thuận; lại thêm hào 5 âm có đức nhu và trung, ứng với hào 2 có đức dương cương, cho nên rất hanh thông. Phải dùng người có tài đức (hào 2) thì mới không có gì lo ngại. “Nam chinh” là tiến về phía trước mặt, chứ không có nghĩa là tiến về phía Nam.

Đại Tượng truyện khuyên xem quẻ này nên thuận đạo mà sửa đức, mỗi ngày một chút, lần lần sẽ rất cao (tích tiểu dĩ cao đại).

Hào từ

1. 初六: 允升, 大吉

Sơ lục: Doãn thăng, đại cát.

Dịch: Hào 1, âm : có lòng tin mà tiến lên, rất tốt.

Giảng: Hào này âm nhu, ở dưới cùng, làm chủ nội quái Tốn, là có đức khiêm tốn, nhu thuận, theo sau hai hào dương (2 và 3) mà nhờ 2 hào đó dắt lên, rất tốt. “Doãn” nghĩa là tin, 1 tin 2 và 3, mà 2 và 3 cũng tin 1. Tiểu tượng truyện gọi như vậy là hợp chí nhau.

2. 九二: 孚, 乃利用禴, 无咎.

Cửu nhị: Phu, nãi lợi dụng thược, vô cữu.

Dịch: Hào 2, dương: tin nhau có lòng chí thành thì dùng lễ nhỏ cũng được, không có lỗi.

Giảng: Hào 2, này dương cương mà ở dưới, hào 5 âm nhu mà ở vị cao, hai bên khác nhau như vậy mà ứng với nhau là rất tin nhau bằng lòng chí thành, hợp tác với nhau làm nên sự nghiệp ở thời “Thăng”. Đã có lòng chí thành thì lễ vật rất đơn sơ cũng được, không có lỗi.

3. 九三: 升, 虛邑.

Cửu tam: Thăng, như ấp.

Dịch: Hào 3, dương: lên dễ dàng như vào cái ấp không người .

Giảng: Hào này đắc chính, có tài, ở trên cùng nội quái là Tốn, có đức thuận theo ba hào âm ở trên, được 3 hào dắt lên một một cách dễ dàng, như vào một cái ấp không có ai ngăn cản, không có gì ngại cả.

4. 六四: 王用亨于岐山, 吉, 无咎.

Lục tứ: Vương dụng hanh vu Kì sơn, cát, vô cữu.

Dịch: Hào 4, âm: vua Văn Vương dùng đạo mà hanh thịnh ở núi Kì sơn, tốt, không có lỗi.

Giảng: Hào này nhu thuận, đắc chính, ở ngay dưới hào 5, như vua một nước chư hầu, giúp thiên tử, dắt các người hiền cùng tiến lên; đó là trường hợp vua Văn Vương, một chư hầu dưới thời nhà Ân, lập nên sự nghiệp ở Kì Sơn.

5. 六五, 貞吉, 升階.

Lục ngũ: Trinh cát, thăng giai.

Dịch: Hào 5, âm: giữ được đạo chính thì tốt, dễ dàng lên thềm.

Giảng: Hào này tuy âm nhu nhưng đắc trung, ở dưới có hào 2 là hiền thần giúp, nên dễ dàng đắc chí, lên thềm cao một cách dễ dàng (lập được sự nghiệp)

6. 上六: 冥升, 利于不息之貞.

Thượng lục: Minh thăng, lợi vu vật tức chi trinh.

Dịch: Hào trên cùng, âm:Hôn ám cứ muốn lên hoài, nếu sửa đức cho hợp đạo chính, không bao giờ nghỉ thì có lợi.

Giảng : Hào này âm nhu, hôn ám, ở dưới thời “thăng”, đã lên đến cùng cực rồi mà còn muốn lên nữa; nếu đổi lòng ham lên đó thành lòng tự cường , sửa đức cho hợp đạo chính, không bao giờ nghỉ, thì lại tốt.

***

Năm hào dưới đều tốt, chỉ có hào trên cùng là xấu vì quá tham, cứ muốn tiến lên hoài về danh lợi, địa vị.

QUẺ 11: ĐỊA THIÊN THÁI

 

Dưới đây là lời giảng Quẻ Địa Thiên Thái theo sách "Kinh dịch - Đạo của người quân tử" của học giả Nguyễn Hiến Lê

Địa Thiên Thái

|||::: Địa Thiên Thái (泰 tài)

Quẻ Địa Thiên Thái, đồ hình |||::: còn gọi là quẻ Thái (泰 tai4), là quẻ số 11 trong Kinh Dịch.

* Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).

* Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).

Giải nghĩa: Thông dã. Điều hòa. Thông hiểu, am tường, hiểu biết, thông suốt, quen biết, quen thuộc. Thiên địa hòa xướng chi tượng: tượng trời đất giao hòa.

Lý là lễ, có trật tự trên dưới phân minh, như vậy thì yên ổn, Lý cũng có nghĩa là dẫm, là giày (dép) đi giày thì được yên ổn; vì vậy sau quẻ Lý, tiếp tới quẻ Thái. Thái nghĩa là yêu thích, thông thuận.

Thoán từ

泰: 小 往 大 來 , 吉, 亨 .

Thái: Tiểu vãn đại lai, cát, hanh.

Dịch: Thái là cái nhỏ (âm), đi, cái lớn (dương ) lại, tốt, hanh thông.

Giảng: Trong quẻ Lí, Càn là trời, cương, Đoài là chằm, nhu; trên dưới phân minh, hợp lẽ âm dương, tốt.

Trong quẻ Thái này, Càn không nên hiểu là trời, vì nếu hiểu như vậy thì trời ở dưới đất, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu. Nên hiểu Càn là khí dương, Khôn là khí âm “khí dương ở dưới có tính cách thăng mà giao tiếp với âm, khí âm ở trên có tính cách giao tiếp với khí dương”, hai khí giao hòa, mà mọi vật được yên ổn, thỏa thích.

Một cách giảng nữa. Theo Phan Bội Châu (sách đã dẫn) thì:

Nguyên Thuần âm là quẻ Khôn, là âm thịnh chi cực, cực thì phải tiêu, nhân đó một nét dương thay vào dưới, hào 1 của Khôn thành ra quẻ Phục, Phục là một dương mới sinh.

Dương sinh đến hào thứ hai thì thành quẻ Lâm [ 臨 ] , thế là dương đã lớn thêm lần lần. Khí dương sinh đến hào thứ 3 thì thành quẻ Thái, trên là Khôn, dưới là Càn.

Khôn là âm nhu, là tiểu nhân; Càn là quân tử . Quẻ Thái là tượng đạo tiểu nhân dương tiêu mòn, đạo quân tử dương lớn mạnh, hai bên ngang nhau cho nên gọi là Thái.

Thoán từ bàn thêm: “Thái là lúc cái nhỏ đi, cái lớn trở lại ( . . . ) là trời đất giao cảm mà muôn vật thông, trên dưới giao cảm mà chí hướng như nhau. Trong (nội quái) là dương, ngoài (ngoại quái) là âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử thì lớn lên, mà đạo tiểu nhân thì tiêu lần.

Hào từ:

1. 初 九 : 拔 茅 茹 . 以 其 彙 . 征 吉 .

Sơ cửu: bạt mao nhự, dĩ kỳ vị, chinh cát.

Dịch: Hào 1, dương : Nhổ rể cỏ mao mà được cả đám, tiến lên thì tốt.

Giảng: Hào nay là người có tài, còn ở vị thấp, nhưng cặp với hào hai trên, như có nhóm đồng chí dắt díu nhau tiến lên, để gánh việc thiên hạ, cho nên việc làm dễ có kết quả như nhổ rể có mao, nhổ một cọng mà được cả đám.

2. 九 二 : 包 荒 , 用 馮 河 , 不 遐 遺 .朋 亡 , 得 尚 于 中 行 .

Cửu nhị: Bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di,

Bằng vong, đắc thượng vu trung hành.

Dịch: Bao dung sự hoang phế (những tệ hại cũ), dùng cách cương quyết mạo hiểm như lội qua sông, không bỏ sót những việc (hoặc người ) ở xa, không nghĩ đến bè đảng, mà phải hợp với đạo trung.

Giảng: Hào dương, đắc trung, đồng chí đã đông (hào 1 và 3) lại ứng hợp với hào 5 âm, cũng đắc trung, tức với vị nguyên thủ tin cậy, nghe theo mình, vậy là có tài lớn mà hoàn cảnh rất thuận lợi; nhưng cần có những đức này nữa:

- Có độ lượng, bao dung một số tệ hại cũ còn lại, đừng mong trừ tiệt ngay trong buổi đầu.

- Có đức cương quyết mạo hiểm như người có gan lội qua sông, như luận hgữ nói: bạo hổ bằng hà.

- Tính trước những việc xa xôi sẽ xảy tới (có người hiểu là đừng bỏ sót những người ở xa).

- Đừng có tinh thần đảng phái mà có hại cho đại nghĩa.

Cần nhất là giữ đạo trung của hào 2, việc gì cũng vừa phải thôi, chẳng hạn bao dung quá hay mạo hiểm quá đều là hại cả.

3. 九 三 : 无 平 不 陂 , 无 往 不 復 . 艱 貞 无 咎 , 勿 恤, 其 孚 , 于 食 有 福 .

Cửu tam: Vô hình bất bí, vô vãng bất phục.

Gian trinh vô cửu, vật tuất, kỳ phu, vu thực hữu phúc.

Dịch: Hào 3, dương: không có cái gì bằng mãi mà không nghiêng, đi mãi mà không trở lại, trong cảnh gian nan mà giữ được chính đáng thì không lỗi. Đừng lo phiền, cứ tin ở điều chính thì được hưởng phúc.

4. 六 四 : 翩 翩 , 不 富, 以 其 鄰 , 不 戒 以 孚 .

Lục tứ: Phiên phiên, bất phú, dĩ kỳ lân, bất giới dĩ phu.

Dịch: Hào 4, âm : Dập dìu (hoặc hớn hở) với nhau, không giàu mà thành một xóm, chẳng ước hẹn mà cũng tin nhau.

Giảng: đây đã qua nửa quẻ Thái, dương suy, bày âm (ba hào âm) tức bọn tiểu nhân kết hợp với nhau, tuy chúng không “giàu”, không có tài đức (âm có nghĩa là hư, trái với thực – dương – cho nên bảo là không giàu) nhưng cũng thành một xóm đông, đồng tâm với nhau chẳng ước hẹn mà cùng tin nhau, vì cùng sẵn lòng gian tà cả.

5. 六 五 : 帝 乙 歸 妹 . 以 祉, 元 吉 .

Lục ngũ: Đế Ất qui muội, dĩ chỉ, nguyên cát.

Dịch: Như vua đế Ất (đời Thương) cho em gái về nhà chồng, có phúc, rất tốt.

Giảng: Hào âm này đắc trung, tuy ở địa vị chí tôn mà khiêm nhu, lại ứng hợp với hào 2, dương ở dưới, như em gái vua Đế Ất, chịu làm vợ một người hiền trong giới bình dân, sẽ được hưởng phúc.

6. 上 六 : 城 復 于 隍 , 勿 用 師 , 自 邑 告 命, 貞 吝 .

Thượng lục: Thành phục vụ hoàng, vật dụng sư,

Tự ấp cáo mệnh, trinh lận.

Dịch: Hào trên cùng, âm: thành đổ sụp xuống, lại chỉ là đống đất. Đừng dùng quân nữa, bất quá mệnh lệnh chỉ ban ra đựơc trong ấp mình thôi. Dù hành động của mình chính đáng nhưng vẫn thất bại mà xấu hổ.

Giảng: Đây tới lúc cuối cùng của thời Thái, sắp bĩ rồi, như cái thành sụp xuống. Vì là hào âm lại ở địa âm, đừng tranh giành (dùng quân ) nữa, không cứu vãn được đâu, có ban lệnh cũng chỉ một ấp mình nghe thôi.

Hai chữ “trinh lận”, R. Wilhem giaeng là : dù có kiên nhẫn (chống đỡ) cũng thất bại mà xấu hổ. Chúng tôi nghĩ hào cuối này âm nhu thái quá, không có chí kiên nhẫn được, nên dịch theo Chu Hi.

***

Dưới đây chúng tôi chép thêm lời bàn của Phan Bội Châu (tr. 285 – 286) “Chúng ta đọc Dịch từ lúc có Càn, Khôn, trải qua trung gian, nào Truân mà kinh luận: nào Mông mà giáo dục; nào Nhu mà sinh tụ; nào Tụng, nào sư mà sắp đặt việc binh, việc hình; nào Súc, nào Lý mà chỉnh đốn việc kinh tế, việc lễ chế; hao tổn biết bao tâm huyết, chứa trữ biết bao thì giờ. Kể về phần Khảm (hiểm) trải qua đến 6 lần:

1. Truân, Khảm thượng 2. Mông. Khảm hạ

3. Nhu , Khảm thượng 4. Tụng, Khảm hạ.

5. Sư, Khảm hạ 6. Ti, Khảm thượng.

Thoát khỏi 6 lần nguy hiểm rồi. Vậy sau, trong có chốn nuôi trữ là Tiểu súc, ngoài có chốn bằng tạ (nhờ cậy, ỷ vào) là Lý. Bây giờ mới làm nên Thái.

Thái vừa đến cuối cùng, tức khắc ra Bĩ (coi quẻ sau ). Ghê gớm thật ! Làm nên tốn vô số công phu mà làm hư chỉ trong chốc lát, vun đắp biết bao nền tảng mà đánh đổ chỉ trong nháy mắt.

Không chắc đó đã là thâm ý của người sắp đặt các quẻ, nhưng việc đời quả có như vậy: Kiến thiết lâu, suy rất chóng.

TOÀN CẢNH BÌNH DƯƠNG - NỀN KINH TẾ LỚN THỨ 3 VIỆT NAM HIỆN NAY RA SAO?

TOÀN CẢNH BÌNH DƯƠNG - NỀN KINH TẾ LỚN THỨ 3 VIỆT NAM HIỆN NAY RA SAO?

Tại sao Trung Quốc nhượng 1000.000 km² đất cho Nga?

Review Thâm Quyến, Trung Quốc & cư dân nơi đây | Nhện hóng biến | Sweetie Cherish | SPIDERUM

Bí Mật 08 - Điểm Yếu Của Trung Quốc

Israel - Cả 1 Châu Lục trong 1 Quốc Gia

PALESTINE PHÁT TRIỂN RA SAO KHI BỊ ISRAEL BAO VÂY SUỐT GẦN 1 THẾ KỶ?

THỤY SĨ - THIÊN ĐƯỜNG KHÔNG CÓ THỦ ĐÔ | KHO TIỀN CỦA THẾ GIỚI

TOÀN CẢNH ĐẠI CÔNG QUỐC LUXEMBOURG - VÙNG ĐẤT QUYỀN LỰC và GIÀU CÓ CHỈ SAU 1 ĐÊM

Mỹ Tho: Đô thị lâu đời nhất Nam bộ

Nếu TP.HCM ở châu Âu sẽ là thành phố lớn thứ mấy?

Các tỉnh thành giàu nhất Việt Nam 2023

Sau đây là danh sách các tỉnh thành thường xuyên góp mặt ở top đầu bảng xếp hạng các tỉnh giàu nhất Việt Nam, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố giàu nhất

Thành phố giàu nhất tại Việt Nam đầu tiên phải kể đến Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh thành có nền kinh tế phát triển bậc nhất nước ta. Là nơi thu hút rất nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiến đến 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính… Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.

Đây là trung tâm kinh tế của cả đất nước với sự tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm. Một thành phố này tạo ra 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương hơn 1.000.000 tỷ đồng. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính… Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

2. Thành phố Hà Nội - Thủ đô

Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam. Nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 2014, kinh tế Thủ đô liên tục duy trì mức tăng trưởng khá, ước cả năm năm trước tăng 8,8 %. Đáng quan tâm những nghành đa phần sẽ lấy lại đà tăng trưởng: giá trị ngày càng tăng công nghiệp – thiết kế xây dựng tăng 8,4 %, riêng kiến thiết xây dựng tăng 9,9 %, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây, thị trường bất động sản có sự chuyển biến, lượng hàng tồn dư giảm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa phận: 9,0 – 9,5 %, dịch vụ 9,8 – 10,5 %, công nghiệp – thiết kế xây dựng tăng 8,7 – 9,0 %, nông nghiệp tăng 2,0 – 2,5 %, GRDP trung bình đầu người là 75-77 triệu đồng. Hàng loạt trung tâm thương mại lớn đã thiết kế xây dựng như: Royal City, Time City, AEON Mall,… là nơi tập trung chuyên sâu shopping của phần đông người dân.

Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống... Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài.

3. Bình Dương - Thành phố công nghiệp

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương là tỉnh có GRDP xếp thứ 3 trong danh sách top 10 tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, GRDP của tỉnh đạt khoảng 130 nghìn tỷ đồng, tăng 6,42% so với cùng kỳ, cao hơn so với dự kiến và cùng kỳ năm 2021, tương đương mức bình quân các năm trước dịch.

Bình Dương là thành phố công nghiệp kiểu mẫu, phát huy sức mạnh kinh tế dựa trên năng suất, chất lượng và năng lực đổi mới quản trị của các cấp chính quyền cũng như cộng đồng doanh nghiệp trên toàn tỉnh. Nơi đây có tiềm năng và chắc chắn phải trở thành một hình mẫu độc đáo về tư duy phát triển và thịnh vượng của Việt Nam cũng như toàn bộ cộng đồng kinh tế ASEAN. Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp cho thuê chiếm hết diện tích như: Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 3483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có vốn 2,656 tỷ đồng. Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng trong 6 tháng đầu. Tính chung cả 6 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao so với cùng kỳ. Đáng chú ý là sự phục hồi nhanh của khu vực dịch vụ, ước tăng 6,6%, cao gấp 1,7 lần so với cùng kỳ.

4. Bà Rịa, Vũng Tàu - Thành phố biển

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt. Theo số liệu năm 2004 của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh đứng đầu cả nước về GDP bình quân đầu người (đạt 10.543 USD tính theo sức mua tương đương) và về chỉ số phát triển con người HDI (0,828). Tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao, 51.2%.

Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa -Vũng Tàu. Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa - Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước.

5. Đồng Nai – Thành phố công nghiệp

Danh sách các tỉnh thành giàu nhất Việt Nam

Đồng Nai được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bà Rịa – Vũng Tàu - Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành. Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đi vào hoạt động.

GDP năm 2011 toàn tỉnh Đồng Nai đạt 96.820 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh hầu hết đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp – xây dựng chiếm 57,3%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,5%, dịch vụ chiếm 35,2%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu USD, vốn đầu tư trong nước đạt 15.000 tỷ đồng…Cũng trong năm 2011, toàn tỉnh có 5.200 lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 67 tỷ đồng. Số hộ nghèo năm 2011 giảm 7.800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%. Năm 2019, Đồng Nai xuất siêu khoảng 3,2 tỉ USD. Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 91.335 tỉ đồng. Thu hút đầu tư trong nước đạt 34 nghìn tỉ đồng, đạt 340% kế hoạch năm, tăng 23,6% so với cùng kì. Lũy đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 917 dự án với tổng vốn khoảng 325.000 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư nước ngoài dự ước đạt 1.450 triệu USD, đạt 145% so với kế hoạch, bằng 75,7% so với cùng kì. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.457 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng kí khoảng 30 tỉ USD.

6. Hải Phòng – Thành phố cảng biển

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, là thành phố lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.

Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống. Năm 2005 đến nay Hải Phòng luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 3 sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2015, tổng thu ngân sách của thành phố đạt 56 288 tỷ đồng. Năm 2016 thu ngân sách 62640 tỷ đồng. Thu ngân sách năm 2017 đạt 72100 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 15/63 tỉnh thành.

7. Bắc Ninh - Thành phố công nghiệp phía Bắc

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía đông bắc. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh là tỉnh với dân ca quan họ. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội lớn như: hội chùa Dâu, Hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho.

Năm 2017, quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 19.12 % (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%) là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 75,2%, dịch vụ chiếm 21,8%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,0%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 ước đạt 1.049 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh. Đây là động lực mới giúp cho kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tăng trưởng cao trong năm 2017. Năm 2021, Bắc Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số dân số, với 1.462.945 người, xếp thứ tám về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người. GRDP đạt 227.615 tỉ Đồng (tương ứng gần 10 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 6.752 USD (tương ứng với 155,6 triệu đồng), tốc độ tăng trưởng GRDP 2021 đạt 6,9%.

8. Quảng Ninh

Danh sách các tỉnh thành giàu nhất Việt Nam

Quảng Ninh là tỉnh ven biển, được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 10,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.528 USD (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước), tiếp tục đứng trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 37.600 tỷ đồng, thực hiện tiết kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng trên 56,67% tổng chi ngân sách, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 60.600 tỷ đồng. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao.

9. Đà Nẵng - Thành phố du lịch

Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hóa, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Tỷ trọng nhóm vực dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, công nghiệp – xây dựng 46% và nông nghiệp 3%. Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng GDP từ 62-65%, công nghiệp- xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%.

Về thương mại, thành phố có 30 trung tâm thương mại và siêu thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và Chợ Cồn cùng các siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Metro, BigC, Vincom, Parkson, Lotte Mart, siêu thị Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Nguyễn Kim… Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn, trên địa bàn thành phố hiện có 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm có sự đa dạng về loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thương mại, một ngân hàng chính sách xã hội, một công ty tài chính, một công ty cho thuê tài chính…

10. Khánh Hòa

Danh sách các tỉnh thành giàu nhất Việt Nam

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 11,55%, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 15,5%, giá trị nông lâm thủy sản tăng 2,81%, ngành dịch vụ du lịch tăng 14,5%. GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.710 USD cao hơn mức bình quân chung của Việt Nam. Dịch vụ – du lịch chiếm 45% cơ cấu kinh tế, công nghiệp – xây dựng là 42%, còn nông – lâm – thủy sản chiếm 13%. Năm 2019, chỉ số GRDP tăng 6,8%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7%, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,2%, doanh thu du lịch tăng 24,2%, kim ngạch xuất khẩu tăng 13,5%, thu ngân sách tăng 10%...

Khánh Hòa là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Nhờ có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 12 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰°C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, nên dịch vụ - du lịch là ngành phát triển nhất ở Khánh Hòa với số du khách hơn 1,6 triệu lượt vào năm 2009. Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa rất phong phú với các hình thức như du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh, du lịch văn hóa... Ngoài vị thế là một trung tâm du lịch lớn Nha Trang đã trở thành điểm đến của nhiều sự kiện lớn của Việt Nam và Thế giới như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với Festival Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá du lịch Khánh Hòa với thế giới.

Xếp hạng kinh tế 63 tỉnh thành ở Việt Nam 2022 | Tỉnh nào có GRDP bình quân đầu người cao nhất?

Tỉnh nào đang có thu nhập bình quân cao nhất nước?

Bà Rịa - Vũng Tàu đang là địa phương có thu nhập bình quân tháng cao nhất với 12 triệu đồng; TPHCM đứng thứ hai với 10,9 triệu đồng; Bắc Ninh 10,5 triệu đồng; Quảng Ninh 10,3 triệu đồng; Hà Nội 10,2 triệu đồng. Đồng Nai và Bình Dương cùng có thu nhập bình quân lao động ở mức 9,8 triệu đồng.

Chi tiết "bảng xếp hạng" thu nhập bình quân

Theo Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2022, thu nhập bình quân tháng một lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 đạt 9,5 triệu đồng, tăng 2,4% so với năm 2019.

7/63 địa phương có thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 cao hơn mức thu nhập trung bình cả nước (9,5 triệu đồng/người/tháng). Chủ yếu là các địa phương có doanh nghiệp quy mô lớn, thuộc các vùng kinh tế trọng điểm.

Địa phương có thu nhập bình quân tháng lao động cao nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu với 12 triệu đồng; TPHCM đứng thứ hai với 10,9 triệu đồng; Bắc Ninh 10,5 triệu đồng; Quảng Ninh 10,3 triệu đồng; Hà Nội 10,2 triệu đồng. Đồng Nai và Bình Dương cùng có thu nhập bình quân lao động ở mức 9,8 triệu đồng.

Tỉnh nào đang có thu nhập bình quân cao nhất nước? ảnh 1

Địa phương có thu nhập bình quân tháng lao động cao nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu với 12 triệu đồng.

Tại 56/63 địa phương còn lại, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 thấp hơn mức thu nhập trung bình cả nước, trong đó 9/63 địa phương có mức thu nhập bình quân tháng một lao động dưới 6 triệu đồng.

Cụ thể, Điện Biên 4,3 triệu đồng; Quảng Trị 5,5 triệu đồng; Trà Vinh và Thanh Hóa 5,6 triệu đồng; Phú Yên 5,7 triệu đồng; Sơn La, Bạc Liêu và Đắk Lắk 5,8 triệu đồng; Quảng Bình 5,9 triệu đồng.

Cũng theo báo cáo, nếu xét theo khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân tháng một lao động năm 2020 đạt cao nhất với 10,6 triệu đồng, giảm 1,4% so với năm 2019 (trong đó, ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức thu nhập bình quân lao động đạt cao nhất trong các ngành kinh tế với 25 triệu đồng).

Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 9 triệu đồng, tăng 4,7% (trong đó ngành sản xuất và phân phối điện có mức thu nhập bình quân đạt cao nhất với 18,7 triệu đồng). Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp nhất trong các khu vực kinh tế với 6,2 triệu đồng, tăng 10,1% so với năm 2019.

So với năm 2019, doanh nghiệp nhà nước có mức thu nhập bình quân tháng một lao động trong năm 2020 đạt cao nhất với 15,3 triệu đồng, tăng 7,9% (trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đạt 15,5 triệu đồng, tăng 12,1%); doanh nghiệp ngoài nhà nước 8,3 triệu đồng, giảm 0,5%; doanh nghiệp FDI 10,5 triệu đồng, tăng 4,5%.

8,7 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm 31/12/2021, cả nước có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,7% so với cùng thời điểm năm 2020, tăng 16,7% so với bình quân giai đoạn 2017-2020.

Theo địa phương, 29/63 tỉnh thành có tốc độ tăng doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm 31/12/2021 so với thời điểm 31/12/2020 cao hơn bình quân cả nước (5,7%). Trong đó, Lạng Sơn tăng 10,2%; Yên Bái tăng 9,3%; Bắc Ninh tăng 9,2%; Tuyên Quang tăng 8,9%; Bắc Kạn tăng 8,8%; Bắc Giang tăng 8,7%; Hưng Yên tăng 8,5%…

Một số địa phương có số doanh nghiệp đang hoạt động năm 2021 cao, gồm TPHCM có 268.465 doanh nghiệp, chiếm 31,3% số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước, tăng 5,4% so với năm 2020; Hà Nội178.493 doanh nghiệp, chiếm 20,8%, tăng 7,6%; Bình Dương có 37.668 doanh nghiệp, chiếm 4,4%, tăng 8,1%; Đồng Nai có 25.055 doanh nghiệp, chiếm 2,9%, tăng 3,2%; Đà Nẵng có 24.703 doanh nghiệp, chiếm 2,9%, tăng 4,4%; Hải Phòng có 19.806 doanh nghiệp, chiếm 2,3%, giảm 1,9% so với năm 2020.

Năm 2021, bình quân cả nước có 8,7 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân. Tại 8/63 địa phương, mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân cao hơn bình quân cả nước, gồm TPHCM có 29,3 doanh nghiệp; Hà Nội có 21,4 doanh nghiệp; Đà Nẵng có 20,7 doanh nghiệp; Bình Dương có 14,5 doanh nghiệp; Bà Rịa - Vũng Tàu có 9,7 doanh nghiệp; Hải Phòng có 9,6 doanh nghiệp; Bắc Ninh có 9,5 doanh nghiệp và Khánh Hòa có 8,9 doanh nghiệp.

Tỉnh nào đang có thu nhập bình quân cao nhất nước? ảnh 2

Năm 2021, bình quân cả nước có 8,7 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân.

Tại 55/63 địa phương, mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân thấp hơn bình quân cả nước, gồm: Hà Giang có 1,4 doanh nghiệp; Sơn La có 1,6 doanh nghiệp; Điện Biên có 1,7 doanh nghiệp; Tuyên QuangBắc Kạn cùng có 2,0 doanh nghiệp; Yên Bái Cao Bằng có 2,2 doanh nghiệp; Lai Châu, Đồng ThápSóc Trăng cùng có 2,3 doanh nghiệp.

Tổng doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 đạt 27,4 triệu tỷ đồng, tăng 4,0% so với năm 2019. Theo khu vực kinh tế, doanh thu thuần của doanh nghiệp khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 đạt 158.100 tỷ đồng, giảm 6,2% so với năm 2019; doanh nghiệp khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 13,7 triệu tỷ đồng, tăng 4,4%; doanh nghiệp khu vực dịch vụ đạt 13,5 triệu tỷ đồng, tăng 3,7%.

Theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài nhà nước năm 2020 có tổng doanh thu thuần cao nhất với 15,8 triệu tỷ đồng, chiếm 57,6% doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp; doanh nghiệp FDI đạt 8,2 triệu tỷ đồng, chiếm 29,8%; doanh nghiệp nhà nước đạt 3,4 triệu tỷ đồng, chiếm 12,6%, giảm 4%.

TÂY SONG BẢN NẠP - LÃNH ĐỊA TỰ TRỊ BÍ ẨN CỦA NGƯỜI THÁI BÊN TRONG TRUNG QUỐC

SƠN TÂY - VÙNG ĐẤT TỪNG CHI PHỐI TRUNG QUỐC HIỆN GIỜ RA SAO?

MA CAO - THIÊN ĐƯỜNG "MẠI D*M" VÀ "CỜ BẠC" NÀY THAY ĐỔI RA SAO KHI VỀ TAY TRUNG QUỐC

AN GIANG - KINH ĐÔ CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM TRÔNG NHƯ THẾ NÀO?

AN GIANG - KINH ĐÔ CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM TRÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Kỹ sư Mỹ cũng không biết người Trung Quốc đã xây dựng các công trình này như thế nào?

CHIẾT GIANG - VÙNG ĐẤT CỦA SẮC ĐẸP và LẦU XANH - CÁI NÔI HỆ PHÁI THIÊN THAI

Tại Sao Nam Mỹ Lại Nghèo Hơn Bắc Mỹ Rất Nhiều ?

NHỮNG VẤN ĐỀ BẠN CHƯA BIẾT VỀ 5 KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC

Quảng Tây - Vùng Đất Của Người Bách Việt

HẮC LONG GIANG - VÙNG ĐẤT TỪNG CẤM NGƯỜI HÁN ĐỊNH CƯ

TOÀN CẢNH NỘI MÔNG - VÙNG ĐẤT "DỊ THƯỜNG" CỦA TRUNG QUỐC

TẠI SAO CAM TÚC KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN?