Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

Chiến lược giao dịch tuần 27.03 – 31.03

 

I. THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.

II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

III. CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG.

==========================================

I. THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.

S&P 500 lấy lại ngưỡng quan sát MA 20 ngày 

 

Trên đồ thị kỹ thuật, S&P 500 tiếp diễn trạng thái rung lắc trong tuần qua. Chỉ số đại diện cho chứng khoán Hoa Kỳ đóng cửa phiên thứ Sáu quanh mức 3.971 điểm, tăng 1,4% theo tuần. 


Điểm nhấn của chứng khoán Mỹ trong tuần qua là kỳ họp chính sách tháng 3 của FED, đi cùng với quyết định nâng lãi suất thêm 0,25% (tương tự với dự báo của thị trường).

 

Trong tuần này, sự quan tâm của nhà đầu tư nhiều khả năng vẫn dành cho khả năng ổn định của hệ thống Ngân hàng toàn cầu. Sau câu chuyện của các Ngân hàng Mỹ hay Credit Suisse, lo ngại về mặt tâm lý đang dành cho Deutsche Bank khi giá cổ phiếu giảm 8,5% trong phiên cuối tuần trước diễn biến tăng mạnh của giá CDS.

Thị trường hàng hóa

 

Dù đang vận động trong xu hướng Giảm ngắn hạn nhưng dầu Brent vẫn đang nỗ lực cân bằng trên vùng hỗ trợ quan trọng 70 USD.thùng. Theo đó, dầu Brent hồi phục 3 phiên liên tiếp kể từ thứ Hai trước khi giao dịch thận trọng hơn vào 2 ngày cuối tuần. Dầu Brent kết tuần tại ngưỡng 75 USD.thùng, tăng 2,7% so với phiên thứ Sáu liền trước. 


Bên cạnh quyết định về lãi suất của FED, vận động của dầu Brent tuần qua tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi hiệu ứng tâm lý từ câu chuyện của các ngân hàng toàn cầu. Ngoài ra, liên quan đến nguồn cung, sản lượng dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng thêm +1,1 triệu thùng trong tuần liền trước, theo số liệu công bố của EIA.

II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Diễn biến chung của thị trường tuần 20/03 – 24/03.

 

Mặc dù điều chỉnh đáng kể trong phiên tuần đầu tuần với biên độ -2,1%, tuy nhiên VN Index nhanh chóng cân bằng và tăng điểm trở lại trong 4 phiên còn lại. Trạng thái của thị trường nhận được động lực từ NĐTNN, bên cạnh câu chuyện nâng đỡ tại các cổ phiếu trụ như VHM hay VPB. VN Index kết tuần tại ngưỡng 1.046,79 điểm, tăng nhẹ so với thứ Sáu liền trước.

 

Giá trị giao dịch bình quân phiên trên sàn HOSE trong tuần qua đạt hơn 8,7 nghìn tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với quy mô 10,4 nghìn tỷ đồng/phiên trong tuần liền trước. Trong đó, tính riêng kênh khớp lệnh của HOSE, giá trị đạt hơn 7,2 nghìn tỷ đồng/phiên. Nhìn chung, thanh khoản thị trường vẫn ghi nhận ở mức thấp.

 

Hoạt động mua ròng của khối ngoại mặc dù thu hẹp so với tuần liền trước, đạt +385 tỷ đồng trên HOSE tuy nhiên về mặt xu thế, NĐTNN mặc dù bán ròng trong phiên đầu tuần nhưng đã mua ròng trong cả 4 phiên còn lại. Các cổ phiếu dẫn đầu ở chiều mua ròng là VHM (+275 tỷ đồng), HPG (+93 tỷ đồng), VCI (+91 tỷ đồng) .… Dòng tiền ETF ghi nhận quy mô mua ròng +526 tỷ đồng trong tuần qua tuy nhiên có sự phân hóa tại nhóm quỹ này. Cụ thể, Fubon ETF ghi nhận giá trị mua ròng lên tới +740 tỷ đồng tuy nhiên trạng thái bán ròng được ghi nhận tại FTSE ETF, VFM VNDiamond,..

III. CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG

Một số lịch sự kiện:  

Nhận định và Khuyến nghị

 

➢ Nhận định:

 

Trên đồ thị tuần, VN Index hình thành nến Hammer với nỗ lực hồi phục trong giai đoạn cuối tuần. Chỉ số đóng cửa trên MA 20 ngày đi cùng với sự thu hẹp đáng kể của thanh khoản. Trên đồ thị ngày, chỉ số tiếp diễn xu thế đi ngang với một cây nến Doji trong ngày thứ Sáu.


Trong tuần này, nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp diễn trạng thái rung lắc, giằng co cho đến khi xuất hiện các thông tin, sự kiên trọng yếu và dẫn dắt xu thế của VN Index. Kháng cự gần trên đồ thị của VN Index là 1.050 – 1.060 điểm trong khi hỗ trợ gần là ngưỡng điểm 1.030 – 1.020 điểm.


Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường bao gồm (i) vận động của dòng tiền khối ngoại cũng như dòng vốn ETF; (ii) số liệu GDP Q1.2023, bên cạnh (iii) các biến số từ thị trường quốc tế, bao gồm vận động của các Ngân hàng toàn cầu. 

 

➢ Khuyến nghị:

 

Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu khỏe, có thể duy trì vị thế hold và sử dụng các đường MA hoặc nền hỗ trợ gần để quản trị rủi ro khi cần thiết.


Nhà đầu tư đang có nhu cầu giải ngân vẫn duy trì chiến lược “mua thấp bán cao” trong bối cảnh thị trường side-way, ưu tiên mua tại nền tích lũy + vol thấp hoặc các nhịp điều chỉnh retest hỗ trợ.


Nhóm cổ phiếu quan sát tiếp tục là các đại diện hưởng lợi từ giao dịch mua ròng của khối ngoại, bên cạnh nhóm cổ phiếu Cơ bản, Đầu tư giá trị. 

Trên đây là toàn bộ nội dung em muốn gửi đến Qúy nhà đầu tư trong bài viết hôm nay. Cảm ơn Qúy Nhà Đầu Tư đã dành thời gian đọc đến cuối bài viết.

 

Chúc Qúy Nhà Đầu Tư luôn hạnh phúc và thành công!

******************************************

Truy xuất nguồn gốc Bắc Giang

 https://txng.bacgiang.gov.vn/

Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ 'dám nghĩ, dám làm' được miễn kỷ luật

Bộ Nội vụ cho rằng cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung nhưng không đạt, chỉ đạt một phần mục tiêu hoặc gặp rủi ro cần được xem xét miễn kỷ luật.

Ngày 24/3, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo góp ý kiến vào ba dự thảo, trong đó có dự thảo nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Bộ đề xuất khuyến khích, bảo vệ mọi cán bộ có ý tưởng, cách làm mới, mạnh dạn đột phá, tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt và những vấn đề chưa có quy định hoặc có nhưng không còn phù hợp với thực tiễn, nhưng phải bảo đảm không trái Hiến pháp, Điều lệ Đảng.

Trường hợp cán bộ triển khai đề xuất đã được cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không đạt, chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì được miễn xử lý trách nhiệm kỷ luật Đảng và xử lý trách nhiệm trước pháp luật khi thuộc một trong 7 trường hợp.

Đó là cán bộ thực hiện đề xuất trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự; bị cản trở, gây khó khăn trong quá trình thực hiện; báo cáo cấp có thẩm quyền về việc chấm dứt thực hiện đề xuất khi thấy có rủi ro, thiệt hại hoặc có khả năng xảy ra thiệt hại.

Cán bộ thực hiện đề xuất chấp hành quyết định của cấp trên sau khi đã báo cáo về việc chấm dứt thực hiện nhưng cấp có thẩm quyền vẫn quyết định tiếp tục; cán bộ chấm dứt ngay việc thực hiện khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền; được xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi thực hiện đề xuất đã được phê duyệt hoặc đã qua đời.

Ông Nguyễn Trọng Tân, Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Ninh: Ảnh: Gia Chính

Ông Nguyễn Trọng Tân, Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Ninh: Ảnh: Gia Chính

Có 21/28 lãnh đạo Sở Nội vụ các tỉnh, thành phía Bắc đã đóng góp ý kiến, đều thống nhất đối tượng áp dụng của dự thảo nghị định là tất cả cán bộ công chức, viên chức chứ không chỉ với người giữ chức vụ lãnh đạo.

Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Ninh Nguyễn Trọng Tân nêu thực tế khi cấp Sở hay huyện vướng mắc xin ý kiến thì UBND cấp tỉnh đồng ý với chủ trương, nhưng đến lúc sai lại truy người đề xuất. "Lãnh đạo cấp trên đồng ý thì cấp dưới mới dám làm, nhưng khi sai sót chỉ truy người tham mưu, còn lãnh đạo không bị xem xét là không ổn", ông Tân nói, đề nghị cơ quan nào đồng ý thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm.

Ông Tân cũng mong dự thảo nghị định sớm được thông qua, áp dụng ngay vào thực tiễn để những cán bộ dám đổi mới được miễn trách nhiệm hành chính, hình sự. "Tôi lo lắng khi nghị định có hiệu lực, nhiều cán bộ đã bị xử lý nên đề nghị có chế tài hồi tố", Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Ninh nói.

Ông Trần Quốc Huy, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa, cho rằng quy định những ý tưởng, cách làm mới cần đảm bảo không trái với Hiến pháp, Điều lệ Đảng là chưa đủ mà phải tuân thủ pháp luật, thậm chí không được trái với đạo đức xã hội. Quy định như vậy sẽ đảm bảo pháp luật là tối thượng, thống nhất trên toàn quốc và tránh được tình trạng vì lợi ích cục bộ của địa phương mà làm trái với lợi ích chung.

Theo ông, từ năm 2022 Thanh Hóa đã giao cho Sở Nội vụ xây dựng nội dung về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, nhưng "suốt một năm không ra được vì rất khó". Trong khi đó, cán bộ đang rất áp lực bởi bổn phận công vụ phải làm đúng quy định pháp luật, nếu làm sai sẽ bị xử lý, phải trả lời trước cơ quan chức năng như thanh tra, kiểm tra, điều tra.

"Địa phương cần biết rõ quy trình tiếp nhận sáng kiến, đột phá và cấp nào sẽ ban hành quyết định để đưa sáng kiến đó vào cuộc sống", ông Huy nói.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại hội thảo ngày 24/3. Ảnh: Hoàng Hà

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại hội thảo ngày 24/3. Ảnh: Hoàng Hà

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung "khó nhất trong các loại nghị định" vì thể chế hóa không dễ. Thực tiễn có chuyện Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến và "đồng ý về mặt chủ trương", đề nghị cấp dưới thực hiện theo quy định của pháp luật. "Như vậy, khi tập thể quyết định thì phải chịu trách nhiệm cho cá nhân đổi mới, sáng tạo", bà Trà nói.

Theo Bộ trưởng, dự thảo nghị định đang quy định các đề xuất đổi mới phải theo quy định của Hiến pháp và Điều lệ Đảng, nếu như đưa thêm "theo quy định của pháp luật" như Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa đề nghị thì "sẽ dễ bó buộc".

Về vấn đề hồi tố, bà Trà cho rằng rất khó áp dụng bởi thực tiễn không có văn bản cụ thể nào xác định khái niệm hay đặc điểm của hồi tố.

Sau khi lấy ý kiến các Sở Nội vụ các tỉnh phía Bắc, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo ở miền Trung, Nam để lắng nghe ý kiến đóng góp của các địa phương, hoàn thiện dự thảo.

Tháng 9/2021, Bộ Chính trị ban hành kết luận yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách. Việc này tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có nhưng không phù hợp với thực tiễn; mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.

Tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 5/2022, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm để tạo đột phá tăng trưởng cho đất nước. Cuối năm 2022, Bộ Nội vụ và Tư pháp thống nhất xây dựng nghị định theo quy trình rút gọn và được Thủ tướng đồng ý.

Võ Hải

Chính phủ đề xuất cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả nước

Thường trực Chính phủ thống nhất sẽ đề xuất Quốc hội cấp thị thực điện tử (e-visa) cho công dân tất cả nước và vùng lãnh thổ nhập cảnh Việt Nam.

Ngày 25/3, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về miễn thị thực đơn phương của Việt Nam cho công dân các nước và một số chính sách mới trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Thường trực Chính phủ thống nhất giao Bộ Công an, Tư pháp hoàn thiện hồ sơ đề xuất Quốc hội nâng thời hạn e-visa từ 30 ngày lên 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần; cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả nước và vùng lãnh thổ. Thời hạn tạm trú của người nước ngoài nhập cảnh thuộc diện đơn phương miễn thị thực cũng được đề xuất nâng từ 15 lên 45 ngày.

Du khách Hàn Quốc tham quan Quảng Nam, tháng 7/2022. Ảnh: Đắc Thành

Du khách Hàn Quốc tham quan Quảng Nam, tháng 7/2022. Ảnh: Đắc Thành

Hiện nay, e-visa do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài qua hệ thống giao dịch điện tử, có giá trị một lần, thời hạn không quá 30 ngày. Việt Nam đang cấp thị thực điện tử cho công dân 80 nước.

Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, trong đó đề xuất kéo dài thời hạn thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam từ 30 ngày lên tối đa 3 tháng nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.

Giữa tháng 3, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sẽ tăng số quốc gia được miễn visa khi nhập cảnh Việt Nam, kéo dài thời hạn lưu trú với lệ phí hợp lý, mở rộng visa điện tử.

Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế và 102 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu dự kiến 650.000 tỷ đồng.

Hot: Nhà Hàng Bị Tạt Sơn Nguyên Đêm - Bị Phá Liên Tục Khoa Pug Gục Ngã Muốn Về VN Mở Chi Nhánh

Lục Ngạn- Nhộn nhịp Du lịch mùa cam bưởi

Là vùng cây ăn trái lớn của miền Bắc, Lục Ngạn không chỉ nổi tiếng với mệnh danh thủ phủ của cây vải thiều. Trong nhiều năm trở lại đây, cây có múi được trồng nhiều tạo thành vùng thâm canh các loại cây có múi chất lượng cao. Cùng với nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi khác Lục Ngạn đã tập trung quảng bá, xúc tiến điểm đến du lịch mùa cam bưởi nhằm khai thác hiệu quả mùa cây ăn trái.

Sau nhiều các hoạt động tổ chức các tour khảo nghiệm, các hội chợ hoa quả…Lục Ngạn đang dần được đánh giá là điểm đến hấp dẫn với du khách đến từ các vùng lân cận. Ngày 8 tháng 11 mới đây Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phối hợp với UBND xã Nam Dương và Tân Mộc đón đoàn khách đầu tiên do Công ty Du lịch Quốc tế Tre Việt (Hà Nội) tổ chức, đến tham quan, trải nghiệm mùa cam, bưởi năm 2020.Đoàn khách du lịch gồm gần 60 người, là cán bộ, viên chức của 02 Trường Mầm non Đại Đồng 1, Đại Đồng 2, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Điểm đầu tiên, đoàn đã đến tham quan, tìm hiểu quy trình, kỹ thuật sản xuất mỳ gạo Chũ của Hợp tác xã (HTX) mỳ Chũ Xuân Trường, thuộc làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương.Tiếp đó, đoàn đã đến tham quan, trải nghiệm tại nhà vườn anh Nguyễn Văn Mậu, thôn Đồng Quýt, xã Tân Mộc. Trang trại của anh Mậu có gần 5 nghìn cây cam ngọt, cam lòng vàng được trồng, chăm sóc theo quy trình VietGap, vụ này dự kiến sản lượng đạt trên 100 tấn quả. Tại đây du khách được tự hái thưởng thức trái cây tại vườn; chụp ảnh lưu niệm và thoả thích lựa chọn, mua sản phẩm cây trái về làm quà.
Ông Nguyễn Xuân Tường, Giám đốc Công ty Du lịch Quốc tế Tre Việt cho biết: Sau khi tham gia trải nghiệm du lịch mùa cam bưởi do huyện Lục Ngạn tổ chức, công ty nhận thấy đây là điểm có nhiều tiềm năng và đã mở bán tour du lịch trải nghiệm miệt vườn Lục Ngạn công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng. Dự kiến từ nay đến hết tháng 1 năm 2021, Công ty sẽ tổ chức tour cho hàng trăm đoàn khách từ Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương… và các huyện, Thành phố của tỉnh Bắc Giang đến với Lục Ngạn tham quan, trải nghiệm.
Còn chị Trần Thị Thảo- đại diện công ty TNHH giáo dục & Trải nghiệm Green Dream Lục Ngạn thì cho biết: Công ty đã bắt đầu khai thác, đón khách du lịch trải nghiệm mùa cam, bưởi tại Lục Ngạn từ năm 2019 với hơn 50 đoàn và khoảng 1.500 khách và nhận được phản hồi rất tích cực từ du khách. Năm nay, công ty đã phối hợp với 10 công ty lữ hành khác tiến hành khảo sát ký kết bán tour “ Du lịch trải nghiệm mùa trái ngọt Lục Ngạn”. Dự kiến năm nay công ty sẽ tiếp tục liên kết đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch như: trải nghiệm thăm vườn cây ăn trái, đi xe trâu thăm quan trải nghiệm tại các thôn văn hoá, thăm cá di tích trong vùng và thăm làng nghề thủ công sản xuất mỳ Chũ, check-in các địa điểm có khung cảnh đẹp…Dự kiến năm nay công ty sẽ đón được lượng khách gấp nhiều lần năm 2019.
Về phía huyện Lục Ngạn, nhân dịp “Hội chợ Cam bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn 2020” huyện đã xây dựng kế hoạch du lịch mùa cam bưởi. Kế hoạch nhằm quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu về tài nguyên, tiềm năng, lợi thế phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt của huyện; gắn trải nghiệm thực tế tại vườn cây ăn quả với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện tới khách du lịch. Hình thành được tuor, tuyến du lịch mới nhằm thu hút khách du lịch đến với Lục Ngạn trải nghiệm, mua sản phẩm, tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân. Để chuẩn bị các điều kiện đón khách đến tham quan, trước đó chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã khảo sát, lựa chọnđược 31 nhà vườn tại 8 xã, gồm Thanh Hải, Tân Quang, Nam Dương, Phượng Sơn, Tân Mộc, Hồng Giang, Quý Sơn và Kiên Lao dựa trên các tiêu chí: Sản phẩm ngon, sạch, mẫu mã hấp dẫn và khung cảnh đẹp, giao thông đi lại thuận tiện để khai thác du lịch trải nghiệm mùa cam, bưởi. Ngành chức năng cùng chính quyền địa phương cũng tiếptục hướng dẫn nhân dân chăm sóc cây ăn quả theo quy trình VietGap. Các nhà vườn chủ động vệ sinh nhà vườn, làm lối đi thuận tiện để du khách tham quan, trải nghiệm.
Đối với UBND các xã, thị trấn nói chung, các xã bố trí điểm đón khách tham quan nói riêng cần ra quân giải toả hành lang ATGT và vệ sinh môi trường; làm tốt công tác chuẩn bị để tham gia Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm nay đạt kết quả cao nhất. Được biết, năm nay UBND huyện đã trưng tập đoàn viên thanh niên, hội viên Hội Nông dân, Hội Phụ nữ ở các xã, thôn để hỗ trợ các chủ vườn đón tiếp khách; đồng thời quảng bá, giới thiệu về tiềm năng đầu tư phát triển sản xuất, nhất là phát triển du lịch khai thác nông nghiệp ở địa phương./.
Hà Yến

Bắc Giang - Khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế - Hồ Suối Cấy - Khu lưu niệm nhà văn Nguyên Hồng

 

Thông tin tour

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế thuộc huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, cách Thành Phố Bắc Giang 28 km về phía Tây Bắc theo đường tỉnh lộ 284, là nơi đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân chống Thực dân Pháp xâm lược kéo dài suốt 30 năm vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 (1884 – 1913) do vị anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Các điểm di tích của cuộc khởi nghĩa bao gồm: Đồn Hố Chuối, Đồn Hom, Đồn Phồn Xương, Đền Thề, Nhà tưởng niệm...

Ngày 16/3/1984 nhân kỷ niệm 100 năm cuộc khởi nghĩa, UBND tỉnh Hà Bắc (cũ) đã  tổ chức lễ hội tại khu di tích này nhằm tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc cùng các nghĩa sĩ và khơi dậy truyền thống thượng võ của nhân dân trong vùng. Từ đó đến nay, ngày 16/3 hàng năm được lấy làm ngày hội truyền thống ở địa phương, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tâm linh của nhân dân Yên Thế – Tân Yên nói riêng và Bắc Giang nói chung. Hiện nay khu di tích đã được Bộ VHTT quyết định xếp hạng  di tích lịch sử cấp quốc gia.

Huyện Yên Thế cũng là nơi có những thắng cảnh đẹp như: Hồ Suối Cấy, Hồ Cầu Rễ... và là vùng phát triển nhiều vườn cây ăn quả có thể phát triển du lịch.

Hành trình tour

- Sáng: 07h30 Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi thăm khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế.

Đến nơi quý khách thăm quan Nhà trưng bày di tích nghĩa quân Đề Thám, thắp hương tưởng niệm người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân ở tượng đài Hoàng Hoa Thám và đền Thề, thăm một số địa điểm mô phỏng đồn trại của nghĩa quân ngày xưa thuộc cụm di tích. Quý khách ăn trưa nghỉ ngơi tại thị trấn Cầu Gồ - YênThế.

Chiều: Quý khách đi thăm thắng cảnh hồ Suối Cấy và về thăm nhà lưu niệm Nhà văn Nguyên Hồng (ở xã Quang Tiến –huyện Tân Yên).

- 15h00:  Quý khách lên xe về thành phố Bắc Giang, kết thúc chương trình.

Bắc Giang - Hồ Khuôn Thần - Vườn Cây ăn quả Lục Ngạn

 

Thông tin tour

Từ Bắc Giang đi ngược lên vùng Đông Bắc 40km đến Phố Chũ rẽ trái thêm 10km là đến khu du lịch sinh thái Khuôn Thần. Hồ Khuôn Thần thuộc xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn. Hồ có diện tích mặt nước rộng 240ha được bao bọc bởi rừng thông và các đảo lớn nhỏ.

Lục Ngạn còn là vùng trồng cây ănquả nổi tiếng cả nước với các sản phẩm như: Vải thiều, Hồng không hạt… Vào mùa thu hoạch vải thiều, đã có rất nhiều du khách đến đây để hoà mình vào khung cảnh thiên nhiên hữu tình và thưởng thức hương vị sản phẩm đặc sắc của vùng quê này.

Ngoài những phong cảnh do thiên nhiên ban tặng, nơi đây có di tích đền Từ Hả (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn) thờ một vị danh tướng nhà Lý là Vũ Thành. Di tích lịch sử này đã được nhà nước xếp hạng. Sống rải rác trong khu vực là các dân tộc thiểu số như: Sán Chí, Cao Lan, Nùng, Tày….du khách có thể lưu lại tham quan tìm hiểu đời sống văn hoá cácdân tộc và thưởng thức điệu hát Soong hao của đồng bào dân tộc vùng Lục Ngạn.

Khuôn Thần được coi là điểm du lịch sinh thái,văn hoá đặc sắc của Bắc Giang.

Hành trình tour

- Sáng: Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi thăm Hồ Khuôn Thần 08h30 đến hồ, Quý khách xuống thuyền đi thăm hồ, lên đảo đi dạo trong rừng thông thưởng thức vẻ đẹp cùng không khí trong lành của vùng hồ.Quý khách ăn trưa ở trên đảo bằng thức ăn mang theo cho chuyến du lịch.

- Chiều: Quý khách đi thăm, thắp hương tại đền Hả, nơi thờ vị danh tướng nhà Trần đã có công đánh đuổi quân Tống xâm lược. Thăm khu vườn quả Lục Ngạn, có thể thưởng thức và mua vải thiều tươi (nếu đúng vụ thu hoạch từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 8) hoặc các sản phẩm chế biến từ vải thiều.

- 15h00: Quý khách lên xe về thành phố Bắc Giang, kết thúc chương trình.

Bắc Giang - Khu ATK2 Hoàng Vân Đình Lỗ Hạnh - Đền Y Sơn

 

Thông tin tour

Khu ATK Hoàng Vân thuộc huyện Hiệp hòa tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 35 km về phía Tây. Đây là một trong những cơ sở cách mạng trung kiên, nơi hoạt động của nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng trước cách mạng tháng 8 năm 1945, là nơi diễn ra hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Trung ương Đảng vào tháng 4/1945 do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang cách mạng giành chính quyền tháng 8/1945.

Hành trình tour

Sáng: Quý khách xuất phát từ TP Bắc giang đi tham quan ATK2 thuộc xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hoà. Tại đây quý khách sẽ được giới thiệu tổng quan về cơ sở cách mạng thời ký tiền khởi nghĩa của Đảng, thăm một số di tích lịch sử cách mạng của ATK: nơi mở lớp huấn luyện chính trị cách mạng của Đảng thời kỳ tiền khởi nghĩa, nơi diễn ra Hội nghị quân sự cách mạng của Trung ương Đảng, thăm Đình Vân Xuyên ở “xóm Đỏ”, nơi gắn với nhiều sự kiện cách mạng ở địa phương.

Sau đó quý khách đi thăm đền và núi Y Sơn thuộc xã Hoà Sơn, tham quan và nghe giới thiệu về lịch sử, kiến trúc, các di vật quý của đền, thắp hương cầu may, cầu lộc, cầu tài tại Đền. Quý khách có thể leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của một vùng địa linh.

Trưa: Quý khách ăn trưa tại thị trấn Thắng huyện Hiệp Hoà.

Chiều: Quý khách đi thăm Đình Lỗ Hạnh. Đến đây, quý khách được giới thiệu và tham quan tìm hiểu về lịch sử,  kiến trúc độc đáo của ngôi đình được coi là “Đệ nhất Kinh Bắc” và thắp hương cầu may, cầu lộc, cầu tài trước bàn thờ Thánh.

16h00 Quý khách lên xe trở về Thành phố Bắc Giang - Kết thúc chương trình

Bắc Giang - Hồ Cấm Sơn

 

Thông tin tour

Hồ Cấm Sơn nằm ở địa phận huyện Lục Ngạn. Bình thường mặt hồ phẳng rộng 2600ha, nhưng đến mùa mưa nước dâng lên, mặt hồ có thể rộng tới 3000ha. Chiều dài hồ đến gần 30km, bề ngang nơi rộng nhất 7km, chỗ hẹp nhất cũng rộng tới 200m, lòng hồ nơi sâu nhất đến 20m. Xung quanh hồ là những dãy núi, rừng bao bọc tạo nên phong cảnh non nước hữu tình ít nơi có được.

Từ Bắc Giang, theo quốc lộ 1A đi Lạng Sơn khoảng 50 km, rẽ vào thêm khoảng 4km là đến khu đập chính của hồ Cấm Sơn. Với vị trí, cảnh quan và các ưu thế khác, Hồ Cấm Sơn là nơi rất thích hợp với loại hình du lịch dã ngoại, bơi thuyền, leo núi, câu cá….

Hành trình tour

Sáng: Quý khách xuất phát từ Thành phố Bắc Giang đi tham quan Hồ Cấm Sơn, đến nơi quý khách lên thuyền đi tham quan cảnh quan thiên nhiên, khám phám thảm động thực vật trong vùng hồ. Quý khách lên đảo cắm trại, bơi thuyền, câu cá...thưởng thức không khí trong lành và phong cảnh non nước hữu tình ở nơi đây.

Trưa: Quý khách ăn trưa bằng đồ ăn mang theo cho chuyến đi ở trên đảo.

Chiều: Quý khách nghỉ ngơi trên đảo, tự do leo núi, bơi thuyền, câu cá thư giãn và tắm tại hồ

15h00: Quý khách lên xe trở về thành phố Bắc Giang. Kết thúc chương trình.

Bắc Giang - Suối Mỡ - Bắc Giang

 

Thông tin tour

Suối Mỡ nằm ở xã Nghĩa Phương Huyện Lục Nam trên đường 173 từ Lục Nam đi Mai Sưu, cách Thành phố Bắc Giang gần 30km về phía Đông. Dòng Suối Mỡ chảy ven chân dãy núi Huyền Đinh – Yên Tử dưới những tán rừng rậm có nhiều bậc thác nước như những dòng bạc lấp lánh chảy qua những phiến đá nhấp nhô trên dòng suối như muốn ganh đua cùng thời gian tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ. Ở đây còn có những ngôi đền (đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) đều thờ công chúa Quế Mị Nương - tương truyền là con gái vua Hùng Định Vương, người có công mở suối mang lại nguồn nước cho nhân dân trong vùng. Đi sâu vào thượng nguồn là đền thờ Đức Thánh Trần và một số dấu tích của quân đội thời Trần chống quân phong kiến phương Bắc xâm lược như: Đấu đong quân…

Suối Mỡ là điểm du lịch sinh thái kết hợp với văn hoá tín ngưỡng rất hấp dẫn với du khách dành cho mọi đối tượng.

Hành trình tour

Chương trình tham quan:

- Sáng: Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi thăm đi Suối Mỡ. HDV sẽ giới thiệu cho Quý khách về di tích và thắng cảnh Suối Mỡ. Sau đó Quý khách thăm viếng, thắp hương cầu may ở đền Hạ, đền Trung, lội suối vượt thác, thưởng ngoạn phong cảnh rừng và thác Suối Mỡ, lên thăm viếng và thắp hương ở đền Thượng.

- Chiều: Quý khách đi thăm một số thắng cảnh và di tích lịch sử phụ cận.

- 16h00: Quý khách lên xe trở về thành phố Bắc Giang, kết thúc chương trình. 

Bắc Giang - Chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm Tự) - Suối Mỡ

 

Thông tin tour

Chùa Đức La (tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự) là một ngôi chùa cổ có từ khoảng  thế kỷ thứ 13, toạ lạc tại xã Trí Yên huyện Yên Dũng cách Thành phố Bắc Giang 18km. Chùa Đức La từng là một Trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, nơi 3 vị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang mở trường thuyết pháp và sau này là nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước. Một thời, chùa Đức La còn là nơi đóng vai trò tiền trạm cho khách thập phương hành hương trước khi vượt sông leo núi sang Chí Linh, Yên Tử:

“Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm
Vĩnh Nghiêm chưa tới, thiền tâm chưa đành”

Chùa Đức La tọa lạc trên một quả đồi thấp, sau lưng là dãy núi Cô Tiên, trước mặt nhìn ra ngã ba Phượng Nhỡn – nơi tụ hội của Sông Thương và Sông Lục. Hiện nay Chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng đẹp, nhiều nét kiến trúc cổ độc đáo và các bản Kinh khắc trên gỗ từ nhiều thế kỷ trước, là minh chứng về một  trung tâm Phật giáo lớn của cả nước.

Hành trình tour

Sáng: Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi thăm . Đến chùa Vĩnh Nghiêm Quý khách thắp hương cầu an, cầu lộc, cầu tài; nghe HDV hoặc vị sư trụ trì chùa giới thiệu về lịch sử hình thành, kiến trúc cùng các di vật còn lại và thăm toàn bộ cảnh quan chùa.

Sau đó Quý khách lên xe đi Lục Nam thăm Suối Mỡ, ăn trưa tại Lục Nam.

Chiều: Quý khách thăm quan đền Hạ, đền Trung, lội suối, vượt thác thăm viếng đền Thượng và nghe HDV giới thiệu về lịch sử di tích và thắng cảnh nơi đây.

16h00 Quý khách trở về Thành phố Bắc Giang.  Chia tay Quý khách. Kết thúc chương trình.

Bắc Giang triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023

 

Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Bắc Giang vừa có Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023, trong đó tổ chức đợt cao điểm từ ngày 15/4/2023 đến ngày 15/5/2023.
Tập trung kiểm tra các cơ sở thực phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm tại các chợ, siêu thị.

Theo đó, chỉ đạo, triển khai đợt cao điểm về truyền thông ATTP và thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP trong thời gian diễn ra Tháng hành động vì ATTP.

Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát ATTP ngay từ các yếu tố đầu vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, đảm bảo nguồn cung thực phẩm chất lượng, an toàn cho tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Tăng cường tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác ATTP tại các cấp, các ngành; tổ chức hội nghị, tập huấn quán triệt, hướng dẫn cho các cơ sở thực phẩm thực hành đúng quy định của pháp luật về ATTP, nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng nông sản, thủy sản, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, chỉ dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản của địa phương trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, thông báo bằng văn bản… đến các tổ chức, và cá nhân nhằm tăng cường kết nối cung - cầu thực phẩm an toàn.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động liên ngành, chuyên ngành về quản lý, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về ATTP tại các cấp; tăng cường đấu tranh chống gian lận thương mại, kiểm soát thực phẩm lưu thông trên thị trường, hoạt động quảng cáo thực phẩm và kinh doanh đa cấp; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an ninh, ATTP. Tiếp tục củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh trên đàn chăn nuôi; duy trì hoạt động của Đội truy xuất nguồn gốc thực phẩm, Đội điều tra, xử trí ngộ độc thực phẩm tại các cấp, các ngành; kịp thời khắc phục các dịch, bệnh và sự cố về ATTP.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về an ninh, ATTP.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về ATTP, nhất là đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tập trung kiểm tra các cơ sở thực phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm tại các chợ, siêu thị, cơ sở giết mổ, cơ sở thu gom nông, thủy sản thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc nông, lâm, thủy sản; sản phẩm nguồn gốc động vật; rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; nước uống đóng chai, nước đá dùng liền; thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Tăng cường đấu tranh chống gian lận thương mại, kiểm soát và ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường, không chấp hành đúng quy định về đo lường, ghi nhãn hàng hóa, bán hàng đa cấp. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về an ninh, ATTP và công khai theo quy định.

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây./.

An Nhiên

Bắc Giang triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023

 

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Bắc Giang năm 2023 (gọi tắt là Chương trình).
Hoàn thành đường giao thông đến trung tâm xã, đường liên xã tại tại các xã vùng đồng bào DTTS&MN.

Theo Kế hoạch, năm 2023, tỉnh phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo tại các xã vùng đồng bào DTTS&MN bình quân giảm 2,5%/năm, trong đó các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) giảm bình quân 3%/năm, phấn đấu có 04 xã thoát khỏi diện ĐBKK. Hỗ trợ 182 hộ làm nhà ở, 1.234 hộ thực hiện chuyển đổi nghề, 2.206 hộ nước sinh hoạt phân tán, đầu tư xây dựng 08 công trình nước sinh hoạt tập trung. Hoàn thành 30 km đường giao thông đến trung tâm xã, đường liên xã; xây mới, cải tạo nâng cấp 3 chợ, 3 trạm y tế xã; đầu tư xây dựng 49 công trình thiết yếu tại các xã, thôn bản ĐBKK; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 12 trường; đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 7 trường nội trú, bán trú. Hỗ trợ đầu tư xây dựng 10 điểm đến du lịch tiêu biểu; tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp 7 di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS; bảo tồn 4 làng, bản truyền thống tiêu biểu của các DTTS; 62 thiết chế văn hóa, thể thao;...

Tổng vốn thực hiện Chương trình gần 635 tỷ đồng để triển khai 10 dự án thành phần bao gồm: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít và ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, các cấp, các ngành trong tỉnh tích cực, chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần Chương trình theo kế hoạch; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch. 

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về phát triển KT-XH bền vững vùng đồng bào DTTS&MN. Quán triệt và cụ thể hóa các Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về nhận thức, nâng cao năng lực, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân vùng thụ hưởng chính sách. Giáo dục truyền thống, văn hóa, tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, khát vọng tự vươn lên làm giàu chính đáng để thoát nghèo và giảm nghèo bền vững. Huy động, lồng ghép và tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN; chủ động thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí.

Tăng cường sự chủ động, tích cực vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền và người dân trong việc thực hiện các dự án, mô hình phát triển kinh tế. Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia đầy đủ của người dân. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án tại cơ sở; khắc phục kịp thời những khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm các sai phạm trong tổ chức thực hiện.

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây./.

Diệu Hoa