Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2023
Lời khuyên vàng ở nơi công sở
DÂM DỤC VÀ NĂNG LƯỢNG
Khai mạc Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao huyện Lục Ngạn năm 2023
Sáng 2/2, tại bản Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) diễn ra lễ khai mạc Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao năm 2023. Tới dự, có các đồng chí Phạm Văn Thịnh, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể huyện Lục Ngạn; đại diện lãnh đạo cùng đông đảo người dân các xã vùng cao trong và ngoài huyện Lục Ngạn.
Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao năm 2023 nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2023, được tổ chức từ ngày 1/2 đến hết ngày 4/2/2023 (từ 11 đến 14 tháng Giêng năm Quý Mão) tại xã Tân Sơn và Phong Vân (Lục Ngạn).
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lục Ngạn cho biết: Trên cơ sở phát huy hội hát truyền thống của nhân dân các dân tộc huyện Lục Ngạn nói chung và hội hát Sloong hao tại hai xã Tân Sơn, Phong Vân nói riêng, sau thời gian dài gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay huyện Lục Ngạn tiếp tục tổ chức với quy mô cấp huyện. Đây là sự kiện văn hóa đặc biệt của Lục Ngạn, kết nối với lễ hội xuân Tây Yên Tử và hưởng ứng Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2023.
Với mục đích duy trì, bảo tồn, khôi phục, phát triển, giới thiệu và quảng bá rộng rãi những nét đẹp văn hóa truyền thống giàu bản sắc của nhân dân các dân tộc vùng cao Lục Ngạn, hướng tới xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của địa phương, kết nối với không gian văn hóa - du lịch giàu tiềm năng của tỉnh, Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao năm nay có phạm vi tổ chức rộng lớn hơn, với nhiều nội dung chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, đa màu sắc của nhân dân các dân tộc trong huyện.
Theo truyền thống lâu đời, đến ngày 11, 12 tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở trong và ngoài huyện lại hẹn hò, tụ hội về chợ Thác Lười (nay là chợ Tân Sơn). Tiếp đó, từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng là đến phiên chợ Phong Vân. Những phiên chợ vùng cao chính là điểm hẹn truyền thống của nhân dân về giao lưu hát dân ca, giao duyên, đối đáp, hát Sloong hao, Sli, Lượn để hẹn hò, vui chơi đầu xuân.
Phiên chợ vùng cao Tân Sơn, Phong Vân từ lâu được người dân quen gọi là “chợ tình”, là nguồn gốc của tên gọi “Chợ tình Tân Sơn” được lưu truyền đến ngày nay. Với nét đẹp riêng có, chợ tình Tân Sơn thu hút ngày càng đông đảo nhân dân các dân tộc, bạn bè, du khách khắp nơi về tham quan, giao lưu, trảy hội.
Năm nay, Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao diễn ra với nhiều hoạt động như: Giao lưu Câu lạc bộ hát dân ca các dân tộc với hình thức hát đối đáp theo cặp hoặc theo nhóm với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước; công cuộc đổi mới; những điểm sáng tạo trong lao động sản xuất, học tập và công tác; các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn, nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…
Trưng bày, giới thiệu và cung ứng các sản phẩm đặc trưng của địa phương tại các gian hàng như: Trang phục dân tộc, đồ lưu niệm, đồ thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao, các sản phẩm ẩm thực truyền thống như các loại rượu, các món ăn truyền thống, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản tươi hồ Cấm Sơn.
Thi văn hóa ẩm thực giới thiệu về nét đặc sắc trong đời sống ẩm thực của nhân dân địa phương; thi đấu các môn thể thao, các trò chơi dân gian như: Ném còn, bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố, kéo co, đẩy gậy, chọi chim…
Ngay sau lễ khai mạc, các câu lạc bộ hát dân ca 8 xã vùng cao gồm: Tân Sơn, Phong Vân, Cấm Sơn, Phong Minh, Sa Lý, Hộ Đáp, Sơn Hải, Kim Sơn giao lưu và thi tại sân khấu trung tâm UBND xã Tân Sơn; dự thi mâm cỗ - văn hóa ẩm thực tại nhà văn hóa xã Tân Sơn.
Trước đó, ngày 1/2, Ban tổ chức đã khai mạc Giải bóng chuyền da vùng cao huyện Lục Ngạn năm 2023 tại sân bóng chuyền xã Tân Sơn. Từ ngày mùng 3 đến hết ngày mùng 4/2 diễn ra các trận đấu bóng đá tranh giải 3, 4 và chung kết Giải bóng đá Cúp Thanh niên vùng cao huyện Lục Ngạn năm 2023 tại sân vận động xã Phong Vân; trao giải các nội dung văn hóa, thể thao và bế mạc Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao tại sân vận động xã Phong Vân.
Việc tổ chức Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao nhằm đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch mùa xuân, về các sản phẩm du lịch và tiềm năng phát triển du lịch của địa phương, xây dựng tour, tuyến, kết nối đưa du khách đến tham quan, trải nghiệm tại Lục Ngạn cũng như các huyện vùng Đông Bắc của tỉnh.
Một số hình ảnh về Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao năm 2023:
Kết quả quay số mở thưởng POWER 6/55
Kỳ quay thưởng #00836 ngày 04/02/2023
Công chức "4 xin, 4 luôn, 5 không" và mô hình sáng tạo "Ngày thứ 6 nhanh" tại Bắc Giang
Mục tiêu xuyên suốt và cuối cùng của "chính quyền thân thiện" là hướng tới sự hài lòng của người dân, tạo nên sự gần gũi giữa cán bộ với người dân, giữa chính quyền với nhân dân.
Công chức “4 xin, 4 luôn, 5 không”
Nhằm đổi mới mạnh mẽ lề lối làm việc của cán bộ, công chức, hướng đến sự hài lòng của người dân, trong thời gian qua tỉnh Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo và xác định nhiệm vụ xây dựng chính quyền thân thiện là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Giai đoạn 2021-2022, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy đã triển khai mô hình chính quyền thân thiện ở 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn 10 huyện, thành phố. Với tinh thần đổi mới, năng động, sáng tạo, các xã, phường, thị trấn đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện xây dựng mô hình theo trình tự các bước, đảm bảo nội dung và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương.
Theo đó, chính quyền cơ sở đã chú trọng hơn đến môi trường làm việc thân thiện, hướng tới cảnh quan, môi trường công sở nơi tiếp đón người dân văn minh, lịch sự; bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của người dân khi đến làm việc với chính quyền, như có cây xanh, chỗ để xe, ghế ngồi chờ, bình nước nóng, lạnh ở bộ phận một cửa; được sử dụng wifi, máy tính miễn phí để truy cập thông tin về thủ tục hành chính, máy photocopy, máy in để phục vụ người dân khi cần thiết... Bố trí bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khoa học, gọn gàng, bảo đảm tổ chức và công dân đến giao dịch thuận tiện, đáp ứng 4 tiêu chí “nhanh hơn, tiết kiệm hơn, hợp lý hơn, thân thiện hơn”; có sự gần gũi, thân thiện hơn giữa cán bộ, công chức khi làm việc với nhân dân.
Chỉ sau thời gian ngắn triển khai thực hiện, mô hình đã tác động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, nhận thức, phong cách làm việc, phục vụ nhân dân. Ở hầu hết các đơn vị người dân ghi nhận, tin tưởng, đánh giá cao tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cơ sở.
Từ những kết quả bước đầu đã đạt được và tính thiết thực của mô hình, ban chỉ đạo xây dựng chính quyền thân thiện các huyện, thành ủy đã chủ động lựa chọn các xã, phường, thị trấn để tập trung chỉ đạo xây dựng, đề nghị công nhận đơn vị đạt chuẩn chính quyền thân thiện năm 2023. Nhiều địa phương, đơn vị đã triển khai đồng bộ và có nhiều cách làm hay, sáng tạo.
Với việc cam kết thực hiện tốt nội dung khẩu hiệu “4 xin”, “4 luôn”, “5 không”, đại đa số cán bộ, công chức, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương tại tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc giao tiếp, ứng xử với người dân, có thái độ lịch sự, thân thiện, cởi mở, gần gũi khi tiếp xúc với nhân dân; xử lý công việc thành thạo, chuyên nghiệp; tận tình, chu đáo hướng dẫn người dân, tổ chức đến làm thủ tục hành chính một cách nhanh gọn, sớm nhất có thể; không gây phiền hà, sách nhiễu.
Khẩu hiệu “4 xin”, “4 luôn”, “5 không” cụ thể là:
“4 xin”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép.
“4 luôn”: Luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
“5 không”: Không cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà; Không quan liêu vô cảm, vô trách nhiệm; Không tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; Không xu nịnh, chạy chọt, gian dối; Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ.
“Ngày thứ 6 nhanh”
Để đáp ứng yêu cầu của người dân trong thực hiện thủ tục hành chính, UBND phương Lê Lợi, thành phố Bắc Giang đã có sáng kiến thực hiện mô hình "Ngày thứ 6 nhanh"; phân công cán bộ, công chức hỗ trợ, hướng dẫn người dân điền thông tin vào tờ khai và hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để giải quyết nhanh chóng công việc.
Công an phường và cán bộ tổ dân phố phối hợp xác minh hộ tịch những trường hợp thuộc phạm vi quản lý. Trong ngày này, công chức tại bộ phận một cửa sẽ được sắp xếp không thực hiện các nhiệm vụ khác để ưu tiên giải quyết hồ sơ cho công dân bảo đảm nhanh gọn.
Theo quy định, hồ sơ thuộc lĩnh vực này giải quyết và trả kết quả trong 1 đến 3 ngày làm việc sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, không kể thời gian xác minh. Từ khi thực hiện mô hình, ngày thứ 6 hằng tuần, các thủ tục hành chính được cán bộ tiếp nhận giải quyết và trả kết quả dứt điểm trong ngày; công dân đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của phường được cán bộ công chức hỗ trợ, hướng dẫn chu đáo, thực hiện nhanh chóng.
Trong 10 tháng thực hiện mô hình (từ tháng 04/2022 đến nay) đã thực hiện thủ tục "ngày thứ 6 nhanh" cho 200 công dân, giúp người dân giảm bớt thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí và tin tưởng hơn, thiện cảm hơn với cán bộ, công chức và hoạt động của chính quyền, thể hiện trong hàng trăm phiếu đánh giá sự hài lòng của công dân với cán bộ công chức vừa qua, 100% phiếu được hỏi trả lời mức độ hài lòng và rất hài lòng, không có phiếu không hài lòng.
Cùng với mô hình sáng tạo trên, các địa phương, đơn vị còn có một số cách làm mang lại hiệu quả thiết thực như: Xây dựng hòm thư điện tử, địa chỉ zalo, facebook … để tiếp nhận ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân; lắp đặt thiết bị điện tử tại bộ phận một cửa để người dân đánh giá trực tiếp hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính; in mẫu thư chúc mừng, cảm ơn, xin lỗi, chia buồn; đồng thời tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, phúng viếng hoặc gửi thư chia buồn đến gia đình công dân có người thân qua đời kèm theo quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang; gửi thư xin lỗi với nhân dân, tổ chức, cá nhân về giải quyết công việc còn chậm, không đúng hẹn...
Đồng chí Phạm Văn Thịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang cho biết: Quá trình vận hành “chính quyền thân thiện”, cùng với sự nỗ lực chỉ đạo của tỉnh, các địa phương, đơn vị, nhất là UBND các xã, phường, thị trấn đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức “Chuyên nghiệp hơn - Thân thiện hơn - Hiệu quả hơn” trong thực thi nhiệm vụ.
Nhiều đơn vị xây dựng các mô hình sáng tạo, mang lại lợi ích thiết thực, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Ngay trong những ngày đầu năm mới, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bắc Giang nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm những mô hình, cách làm hay để triển khai nhân rộng trong giai đoạn 2023-2025, để tiếp tục duy trì, nhân rộng và nâng cao hiệu quả xây dựng nền hành chính vì nhân dân phục vụ.
Theo dấu chân Phật hoàng
Khi làm vua là minh đế, khi cầm quân là danh tướng, đi tu là phật tổ, làm thơ là đại thi sĩ. Vài nét chấm phá đó để nói về thành tựu trọn đời của một con người kiệt xuất - Đức vua Trần Nhân Tông. Vùng đất Tây Yên Tử của Bắc Giang có duyên với Ngài. Trong quá trình hoằng dương Phật pháp, nơi đây in đậm dấu chân Ngài.
Tôi có may mắn được gặp gỡ, trao đổi với nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ có vốn hiểu biết sâu sắc và có nhiều sáng tác về Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Nhà thơ Trần Ninh Hồ là người con quê hương Bắc Giang không chỉ có nhiều bài thơ về Trần Nhân Tông mà ông còn dành nhiều thời gian nghiên cứu dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với tư tưởng nhập thế “Cư trần lạc Đạo”, “Hòa quang đồng trần” là dòng thiền mang bản sắc riêng của Đại Việt.
Tôi đã nhiều lần được nghe nhà thơ Trần Ninh Hồ hào hứng đọc và giảng giải về bài thơ khúc tưởng niệm minh đế triều Trần, như sau: “Quét lưới dọc bể đông/ Tự ngẫm trầm luân sóng/ Một ngày trước bệ rồng/ Biết rồng không là cá/ 20 tuổi trị vì/ Thấy mình là thiên hạ/ Dẹp giặc dựng thái bình/ Đời hỏi còn chi lạ/ 40 tuổi lên đây/ Xuống tóc hóa nghìn tuổi/ Ngọc tỷ chửa rời tay/ Đã xem như đá cuội/ Bao thế kỷ gập ghềnh/ Khúc khuỷu những sự tích/ Khói sương nào là đích/ Đã khuất cả vào mây”.
Với những nghiên cứu của mình về Trần Nhân Tông, nhà thơ Trần Ninh Hồ đúc kết, đó là danh nhân kiệt xuất: “Khi làm vua là minh đế, khi cầm quân là danh tướng, đi tu là phật tổ, làm thơ là đại thi sĩ”.
Đức vua Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh năm Mậu Ngọ - 1258. Ngài là con trưởng của Đức vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu Trần Thị Thiều. Năm 16 tuổi, Ngài được lập làm Hoàng Thái tử và trong năm đó Ngài kết duyên cùng công chúa Quyên Thanh, là trưởng nữ của Hưng Đạo Đại Vương. Ngài được truyền ngôi vua khi chưa đầy 20 tuổi.
Khi giặc Nguyên - Mông xâm chiếm nước ta, vua Trần Nhân Tông đã trực tiếp lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần chiến thắng giặc phương Bắc vào các năm 1285 và 1288. Hào khí Đông A quật cường, Ngài đã cảm hứng bằng hai câu thơ để cổ vũ quân, dân: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá/Non sông muôn thuở vững âu vàng”.
Trong một lần trò chuyện, ông Nguyễn Đình Bưu, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Bắc Giang chia sẻ với tôi, chúng ta nên quan tâm nghiên cứu góc độ Trần Nhân Tông là nhà quân sự trong hoạt động ở vùng Yên Tử. Là người đã hai lần cầm quân chiến đấu với giặc Nguyên - Mông ắt hẳn Ngài phải có tinh thần cảnh giác cao độ với giặc phương Bắc. Việc tu hành ở đỉnh núi Yên Tử, nơi có tầm bao quát lớn ra biển Đông cũng chính là biện pháp phòng ngừa từ sớm, từ xa khi có giặc lâm le bờ cõi.
Đồng tình với quan điểm này, mới đây dự hội thảo về Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Bắc Giang, nhà sử học Dương Trung Quốc nói với tôi rằng ông đã từng đề nghị với nhà nước xây dựng tượng Anh hùng dân tộc Trần Nhân Tông tại Yên Tử, tức là pho tượng đứng, chứ không chỉ những pho tượng ngồi trong chùa như hiện nay.
Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm, xã tắc thanh bình, dân chúng an cư lạc nghiệp, năm 1293, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để làm Thái Thượng Hoàng, xin xuất gia cầu đạo, khởi đầu cho sự nghiệp tu hành. Kể từ đó cho tới khi nhập diệt tại đỉnh Ngoạ Vân, Yên Tử vào năm 1308, thọ thế 51 năm, Ngài chống gậy trúc đi khắp các xóm làng để khuyến khích muôn dân giữ gìn năm giới, tu hành thập thiện, xây dựng chính tín. Trong thời gian ấy, Ngài thường lui tới chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) để giảng kinh, thuyết pháp.
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương. Chùa nhìn ra ngã ba sông, là cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Đây là trung tâm, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam.
Có thể thấy, từ ngôi chùa Vĩnh Nghiêm linh thiêng, huyền diệu, con đường hoằng dương Phật pháp của các phật tổ bắt đầu khai mở và phát triển huy hoàng. Câu ca mà đọc lên thấy ngay không khí Phật giáo triều Trần chính là: “Ai qua Yên Tử - Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm chưa đến, thiền tâm chưa đành”.
Đáng chú ý, qua nhiều năm điền dã, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ giữa chốn tổ Vĩnh Nghiêm với đỉnh thiêng Tây Yên Tử qua hệ thống chùa, tháp dọc sườn Tây Yên Tử, những nơi đó đều in đậm dấu chân Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Vì vậy, “Theo dấu chân Phật hoàng” là gợi mở về một sản phẩm du lịch, nằm trong sản phẩm du lịch được tỉnh Bắc Giang xác định là chủ lực, du lịch văn hóa – tâm linh. Thực tế thấy rằng, du lịch văn hóa – tâm linh là sản phẩm tạo ra bước đột phá cho phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây mà trọng điểm là vùng Tây Yên Tử linh thiêng.
Bừng sáng vùng đất Tây Yên Tử là điều dễ dàng cảm nhận của du khách trong và ngoài tỉnh cũng như người dân nơi đây. Từ chốn thâm sơn cùng cốc xưa, nay cả bốn mùa du khách nườm nượp kéo về để thưởng ngoạn cảnh đẹp với biết bao kỳ hoa dị thảo, cam, bưởi, vải thiều trĩu cành và đắm mình trong miền đất Phật, dung dưỡng thiện lành.
Có được kết quả này là nhờ tỉnh đã đánh giá sát tiềm năng, lợi thế và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Yên Tử. Tỉnh đã huy động các nguồn vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng, tu bổ đường sá, đền, chùa, các di tích lịch sử, văn hóa mà trọng tâm là kết nối với Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động).
Giờ đây, du khách, phật tử đến cổ tự Vĩnh Nghiêm vãn cảnh, tìm hiểu bộ mộc bản độc nhất vô nhị được bảo quản hàng trăm năm qua đã trở thành Di sản tư liệu thế giới, rồi qua đền Suối Mỡ (Lục Nam), lên chùa Hạ, chùa Thượng, chùa Đồng, chiêm bái tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Yên Tử… đã là “Theo dấu chân Phật hoàng”.
Nhưng sản phẩm du lịch độc đáo được gợi ý là con đường bộ hành hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông bắt đầu từ chùa Vĩnh Nghiêm đi qua các điểm chùa, tháp dọc sườn Tây Yên Tử, lên chùa Đồng. Đã có doanh nghiệp lữ hành tổ chức cho du khách thử nghiệm sản phẩm này và nhận được phản hồi tích cực. Nhiều du khách nói rằng đó là trải nghiệm có giá trị.
Hiện nay, du khách, phật tử đã có thể trải nghiệm sản phẩm du lịch “Theo dấu chân Phật hoàng”, nhưng để tạo sức hấp dẫn hơn nữa còn nhiều việc phải làm. Đó là tiếp tục đầu tư giao thông kết nối, phục dựng những chùa, tháp đã hư hỏng, tạo thành một quần thể các công trình tôn giáo, giúp hồi sinh lại thánh địa Phật giáo Trúc Lâm. Cần có sự nghiên cứu đầy đủ hơn về Phật hoàng, các vị Phật tổ cũng như những giá trị của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; chuyển những nghiên cứu đó thành những câu chuyện có sức hấp dẫn, lay động. Đó là đẩy mạnh truyền thông, quảng bá tạo sự lan tỏa mạnh mẽ hơn. Cùng đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được xác lập trong các nghị quyết, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển du lịch của tỉnh nói chung và vùng Tây Yên Tử nói riêng.
“Theo dấu chân Phật hoàng” du khách, phật tử tưởng nhớ, tri ân vị hoàng đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo. “Theo dấu chân Phật hoàng” là trải nghiệm độc đáo lên đỉnh non thiêng của lòng thiền tâm và thưởng ngoạn vẻ đẹp giang sơn gấm vóc nghìn đời. Sự thành công của sản phẩm du lịch độc đáo này chính là khơi dậy cho du khách, phật tử niềm tự hào dân tộc, dung dưỡng thiện lành, được bình an, hạnh phúc.
Bắc Giang: “Dân vận khéo” hiến đất, mở đường
(BGĐT) - Để hoàn thiện hạ tầng giao thông, cùng với tranh thủ nguồn lực, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sơn Động (Bắc Giang) quan tâm phát huy vai trò của các tổ dân vận cộng đồng. Bằng trách nhiệm với việc chung cùng sự gương mẫu của các thành viên, tổ dân vận cộng đồng đã vận động người dân hiến hàng trăm ha đất cùng tài sản, tạo điều kiện mở rộng những tuyến đường.
Đường mở đến đâu, dân hiến đất đến đó
Cuối năm 2021, UBND xã Vĩnh An phối hợp với nhà thầu khởi công xây dựng công trình đường bê tông từ thôn Hiệp Reo (xã Vĩnh An) đi thôn Việt Tiến, xã Giáo Liêm (cùng huyện Sơn Động) với tổng số vốn 44 tỷ đồng. Do không có kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), trong khi tuyến đường được làm mới, quy mô mặt đường rộng 8 m nên áp lực tạo mặt bằng sạch được đặt lên vai cấp ủy, chính quyền địa phương.
Xác định dân vận phải bắt đầu từ cơ sở, Đảng ủy, Khối dân vận xã Vĩnh An gợi ý Chi bộ thôn Hiệp Reo sinh hoạt chuyên đề, ra nghị quyết tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, tặng cây để mở đường. Nhận nhiệm vụ, Chi bộ thôn giao Tổ dân vận phối hợp ban công tác mặt trận, ban quản lý thôn, các tổ chức đoàn thể tập trung tuyên truyền, nhất là với các hộ có đất mà trục đường đi qua. Với vai trò được giao, từng thành viên Tổ dân vận cộng đồng chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động người thân, đồng thời tiên phong hiến đất, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Sau hơn 2 tháng vào cuộc, Tổ đã vận động 35 hộ hiến 11 ha đất rừng sản xuất và 30 nghìn cây keo (từ 1 đến 5 tuổi); ước trị giá khoảng 2 tỷ đồng.
Năm 2022, trên địa bàn huyện có 24 dự án được triển khai, trong đó nhiều dự án không có kinh phí bồi thường, GPMB. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, bên cạnh tranh thủ, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, Huyện ủy xác định cần phát huy vai trò của các tổ dân vận cộng đồng trong tuyên truyền, vận động hiến đất. Từ chủ trương này, khi các địa phương có dự án triển khai, Đảng ủy các xã, thị trấn đều ban hành nghị quyết chuyên đề về GPMB, trong đó nhấn mạnh vai trò của các Tổ dân vận.
Điển hình, Tổ dân vận cộng đồng tổ dân phố số 3 và 4 (thị trấn An Châu) vận động người dân hiến gần 1,6 nghìn m2 đất thổ cư để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp rãnh thoát nước và vỉa hè. Hay như tại xã Giáo Liêm, bà con hiến hơn 10 ha để mở rộng các tuyến đường. Trong đó, nhiều hộ nghèo vẫn “tiên phong” hiến diện tích lớn như: Bà Hoàng Thị Hiền, dân tộc Nùng, thôn Việt Tiến hiến 1,5 ha; ông Lý Văn Sìu, dân tộc Cao Lan, thôn Việt Tiến hiến 1 ha...
Đường mới không chỉ rút ngắn gần 2/3 quãng đường đi từ thị trấn An Châu tới xã Giáo Liêm mà còn giúp giá trị rừng trồng được nâng lên. Do đó luôn được bà con ủng hộ, chung tay tạo mặt bằng sạch để sớm đưa công trình vào sử dụng.
Biểu dương, động viên kịp thời
Theo thống kê của Ban Dân vận Huyện ủy, hiện toàn huyện có 124 Tổ dân vận cộng đồng với 843 thành viên, nòng cốt là cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Bằng trách nhiệm và tinh thần vì cộng đồng, từ đầu năm đến nay, các Tổ dân vận cộng đồng đã vận động nhân dân hiến 168 ha đất, tạo điều kiện cho nhà thầu triển khai các dự án giao thông, công trình công cộng. Mặc dù vậy, qua đánh giá, các địa phương trong huyện vẫn là “vùng trũng” của tỉnh về hạ tầng giao thông; mỗi khi mưa lớn có hàng chục thôn bị chia cắt, không thể di chuyển.
Ông Hoàng Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Xác định mở rộng, nâng cấp hạ tầng giao thông sẽ là “đòn bẩy” giúp địa phương phát triển, giai đoạn 2022-2025 huyện sẽ tiếp tục dành nguồn lực hỗ trợ các địa phương nâng cấp, mở rộng các tuyến đường. Phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện cứng hóa 100% đường huyện, xã, 80% đường thôn, 60% đường nội đồng”.
Để tạo “cú hích” mở rộng đường quê, mới đây, HĐND huyện ban hành Nghị quyết về việc hỗ trợ xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa thôn giai đoạn 2022-2025. Theo đó, huyện hỗ trợ 100% vật liệu thi công gồm: Xi măng, cát, đá, sỏi... cho các địa phương có các công trình cứng hóa đường giao thông nông thôn. Hằng năm, Huyện ủy, UBND huyện tổ chức biểu dương, nhân rộng điển hình.
Mới đây, UBND huyện đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 10 tập thể, cá nhân; Chủ tịch UBND huyện cũng quyết định tặng giấy khen cho 84 tập thể, cá nhân khác đóng góp tích cực vào phong trào hiến đất, mở đường. Việc động viên, khích lệ không chỉ ghi nhận đóng góp của các tập thể, cá nhân mà còn tạo phong trào thi đua sôi nổi giữa các địa phương, gia đình. Để lan tỏa phong trào hiến đất, mở đường, huyện chỉ đạo tuyên truyền các gương sáng trên hệ thống truyền thanh cơ sở; đồng thời tranh thủ các nguồn để hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng sẵn sàng hiến đất.