Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

Danh sách các Doanh nghiệp công bố Hợp chuẩn và Hợp quy năm 2020

 DANH SÁCH DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ HỢP CHUẨN
Năm 2020
 

STT

Tên tổ chức, cá nhân

Số Thông báo

Ngày TB

Địa chỉ

Sản phẩm, quá trình

Tiêu chuẩn áp dụng

Ngày hết

hiệu lực

Ghi chú

1.      

Doanh nghiệp tư nhân Hà Khánh Bắc Giang

04

8/1/2020

SN 340, tiểu khu 4, thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, Bắc Giang

Nhẫn vàng tròn trơn (24K)

Tiêu chuẩn TCVN 7054:2014

8/1/2023

 

2.      

Công ty TNHH Vật tư Thương mại Hà Lan

06

13/1/2020

Thôn Yên Bình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Chế phẩm vi sinh HL-Bio trên nền chất mang không thanh trùng (dạng bột)

Tiêu chuẩn TCVN 6168:2002 - Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo

28/11/2022

 

3.      

Công ty cổ phần điện cơ Hà Nội TrầnI

 

18

25/2/2020

Số nhà 184, đường Lều Văn Minh, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Sản xuất, kinh doanh dây và cáp điện.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu

07/02/2023

 

4.      

Công ty TNHH Nông nghiệp xanh TH

38

27/3/2020

Số 4, tổ 24, ngách 58/23/4 phố Trần bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Chế phẩm sinh học Bio-TH trên nền chất mang không thanh trùng dạng bột

Tiêu chuẩn TCVN 6168:2002 - Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo

25/3/2023

 

5.      

Công ty TNHH Nông nghiệp xanh TH

39

27/3/2020

Số 4, tổ 24, ngách 58/23/4 phố Trần bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Chế phẩm sinh học Bio-TH trên nền chất mang không thanh trùng dạng bột

Tiêu chuẩn TCVN 6168:2002 - Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo

25/3/2023

 

6.      

Công ty TNNH XD&TM Tân Tiến Bắc Giang 

82

7/5/2020

Trung Phú, Danh Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sản xuất, kinh doanh gạch đặc bê tông không mang

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu

23/4/2023

 

7.      

Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc trang sức Ngọc Hiệp

97

15/5/2020

Phố Tiến Thắng, thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Nhẫn vàng tròn trơn (24K)

Tiêu chuẩn TCVN 7054:2014

12/5/2023

 

8.      

Doanh nghiệp Tư nhân Vàng bạc và Thương mại Tiến Cừ

98

12/5/2020

295 - Thân Nhân Trung - tt Bích Động - Việt Yên - Bắc Giang

Nhẫn vàng tròn trơn (24K)

Tiêu chuẩn TCVN 7054:2014

12/5/2023

 

9.      

Công ty Cổ phần Sunpla

102

14/5/2020

Lô E1-E2, KCN Đình Trám, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ nhựa

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu

23/1/2023

 

10.  

Công ty Cổ phần Sunpla

103

14/5/2020

Lô E1-E2, KCN Đình Trám, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ nhựa

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường – những yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

23/1/2023

 

11.  

Doanh nghiệp Tư nhân Vàng bạc Đình Chiểu

107

12/5/2020

thôn Thanh Bình, thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Nhẫn vàng tròn trơn (24K)

Tiêu chuẩn TCVN 7054:2014

12/5/2023

 

12.  

Doanh nghiệp Tư nhân Vàng bạc Việt Hùng

108

22/5/2020

thôn Thanh Bình, thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Nhẫn vàng tròn trơn (24K)

Tiêu chuẩn TCVN 7054:2014

22/5/2023

 

13.  

Doanh nghiệp Tư nhân Vàng bạc Phú Quang

109

22/5/2020

phố Vôi- thị trấn Vôi - huyện Lạng Giang - Bắc Giang

Nhẫn vàng tròn trơn (24K)

Tiêu chuẩn TCVN 7054:2014

22/5/2023

 

14.  

Doanh Nghiệp Tư Nhân Vàng Bạc Hiêp Bẩy

110

26/5/2020

phố Hòa Bình, thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Nhẫn vàng tròn trơn (24K)

Tiêu chuẩn TCVN 7054:2014

26/5/2023

 

15.  

Doanh Nghiệp Tư Nhân Vàng Bạc Ngọc An

111

26/5/2020

phố Thống Nhất, thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Nhẫn vàng tròn trơn (24K)

Tiêu chuẩn TCVN 7054:2014

26/5/2023

 

16.  

Doanh Nghiệp Tư Nhân Vàng Bạc Toản Nghĩa

112

26/5/2020

phố Hòa Bình, thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Nhẫn vàng tròn trơn (24K)

Tiêu chuẩn TCVN 7054:2014

26/5/2023

 

17.  

Công Ty Tnhh Basf Việt Nam

113

26/5/2020

Lô CN-05-03, đường RD7, KCN Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Phụ gia hóa học cho bê tông

Tiêu chuẩn ASTM C494/C494-17

26/5/2023

 

18.  

Công Ty Tnhh Basf Việt Nam

114

26/5/2020

Lô CN-05-03, đường RD7, KCN Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Sản xuất, mua bán, kinh doanh sản phẩm Hóa chất xây dựng

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu

02/02/2023

 

19.  

Công Ty Tnhh Basf Việt Nam

115

26/5/2020

Lô CN-05-03, đường RD7, KCN Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Sản xuất, mua bán, kinh doanh sản phẩm Hóa chất xây dựng

 Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường – những yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

7/2/2023

 

20.  

Công Ty Tnhh Basf Việt Nam

116

26/5/2020

Lô CN-05-03, đường RD7, KCN Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Phụ gia công nghệ cho sản xuất xi măng

Tiêu chuẩn TCVN 8878:2011

26/2/2023

 

21.  

Công Ty Tnhh Basf Việt Nam

117

26/5/2020

Lô CN-05-03, đường RD7, KCN Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Phụ gia hóa học cho bê tông

Tiêu chuẩn TCVN 8826:2011

26/2/2023

 

22.  

Công Ty Tnhh Basf Việt Nam

118

26/5/2020

Lô CN-05-03, đường RD7, KCN Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Phụ gia hóa học cho bê tông

Tiêu chuẩn ASTM C494/C494-17

26/2/2023

 

23.  

Công ty TNHH đầu tư Eastern Bắc Giang

123

3/6/2020

số 38, đường Đào Sư Tích, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang

Sản xuất và cung ứng cột điện, cột bê tông cốt thép ly tâm, cột điện bê tông chữ H, cọc móng vuông bê tông cốt thép

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu

11/12/2020

 

24.  

Công ty TNHH đầu tư Eastern Bắc Giang

124

3/6/2020

số 38, đường Đào Sư Tích, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang

Cột điện bê tông cốt thép ly tâm

Tiêu chuẩn 5847:2016

13/2/2023

 

25.  

Công ty TNHH đầu tư Eastern Bắc Giang

125

3/6/2020

số 38, đường Đào Sư Tích, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang

Cột điện bê tông chữ H

QĐKT.ĐNT-2006

11/12/2022

 

26.  

Doanh Nghiệp Tư Nhân Vàng Bạc Đức Thảo

127

8/6/2020

số nhà 48, phố Mới, tt Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Nhẫn vàng tròn trơn (24K)

Tiêu chuẩn TCVN 7054:2014

8/6/2023

 

27.  

Doanh Nghiệp Tư Nhân Vàng Bạc Thủy Thịnh

128

8/6/2020

Số nhà 31, phố Hoàng Hoa Thám, thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Nhẫn vàng tròn trơn (24K)

Tiêu chuẩn TCVN 7054:2014

8/6/2023

 

28.  

Công ty TNHH Vật tư Thương mại Hà Lan

151

7/7/2020

Thôn Yên Bình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Chế phẩm vi sinh HL-Bio trên nền chất mang không thanh trùng (dạng bột)

Tiêu chuẩn TCVN 6168:2002 - Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo

7/7/2023

 

29.  

Công ty Cổ phần Đầu tư Mỹ Thái

159

14/7/2020

Cầu Trong - Mỹ Thái - Lạng Giang - Bắc Giang

Gạch bê tông tự chèn

Tiêu chuẩn 6476:1999

23/6/2023

 

30.  

Công ty TNHH Nông nghiệp & Môi trường Nguyên Tâm

160

16/7/2020

Xóm 5, xã Việt Tiến , huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo - EM 03

Tiêu chuẩn TCVN 6168:2002

24/6/2023

 

31.  

Công ty TNHH Nông nghiệp & Môi trường Nguyên Tâm

161

16/7/2020

Xóm 5, xã Việt Tiến , huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo - EM 04

Tiêu chuẩn TCVN 6168:2002

24/6/2023

 

32.  

Công ty TNHH Thạch Bàn

195

17/8/2020

Đông Hương, TT Nham Biền, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Gạch ốp lát

BS EN 14411:2016

19/7/2023

 

33.  

Công ty cổ phần Thép Phương Bắc

202

3/9/2020

Lô B1 - KCN Song Khê, Nội Hoàng - xã Song Khê - TP. Bắc Giang - tỉnh BG

Thép cán nóng dùng cho kết cấu chung, loại thép tròn trơn, mác SS 400

JIS G 3101:2015/ Amendment 1: 2017

29/5/2020

 

34.  

Công ty Cố phần Hưng Thịnh Tân Yên

227

21/9/2020

thôn Lộc Ninh, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Sản xuất và kinh doanh gạch đất sét nung

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015

09/8/2023

 

35.  

Công ty TNHH Nông Nghiệp Xanh TH

259

29/10/2020

Số 4 tổ 24 ngách 58/23/4 phố Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo CHETOMIUM

TCVN 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo.

21/10/2023

 

36.  

Công ty Cổ phần sinh thái Nông Việt

260

29/10/2020

số 17, dãy A4, Khu tập thể Z176, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Chế phẩm vi sinh Trichoderma Novi Eco Bio green -trên nền chất mang không thanh trùng

TCVN 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo.

21/10/2023

 

37.  

Công ty TNHH vàng Thanh Nhàn

282

06/11/2020

thôn Mai Thượng, xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Nhẫn vàng tròn trơn (24K)

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7054:2014 - Vàng thương phẩm - Yêu cầu kỹ thuật

06/11/2023

 

38.  

Công ty Cố phần Đầu tư và Sản xuất Tân Thành

285

18/11/2020

thôn T, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Sản xuất và kinh doanh gạch đất sét nung.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015

08/1/2022

 

39.  

Công ty Cố phần Sản xuất và Thương mại Đại Lục

286

19/11/2020

thôn Ngoài, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Sản xuất và kinh doanh gạch đất sét nung

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015

24/12/2022

 

40.  

Công ty TNHH Yoikoi Mould Việt Nam

304

24/11/2020

Lô D5-D6, KCN Đình Trám, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Sản xuất khuôn và linh kiện nhựa cho sản phẩm ô tô, xe máy và điện tử

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

16/10/2023

 

41.  

Công ty TNHH Yoikoi Mould Việt Nam

305

24/11/2020

Lô D5-D6, KCN Đình Trám, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Sản xuất khuôn và linh kiện nhựa cho sản phẩm ô tô, xe máy và điện tử

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015

16/10/2023

 

42.  

Công ty Cổ phần AGRI Thịnh Vượng

314

8/12/2020

Lô 4, ô A7/LX1phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo AGRITV – BIO 01 trên nền chất mang không thanh trùng (dạng bột)

TCVN 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo.

28/10/2023

 

43.  

Công ty Cổ phần AGRI Thịnh Vượng

315

8/12/2020

Lô 4, ô A7/LX1phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo AGRITV –BIO (dạng lỏng)

TCVN 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh phân giải xenlulo.

28/10/2023

 

Hợp Quy năm 2020

1

Công ty cổ phần điện cơ Hà Nội TrầnI

 

 

Số nhà 184, đường Lều Văn Minh, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Sản xuất, kinh doanh dây và cáp điện

Quy chuẩn 4:2009/BKHCN và sửa đổi 1:2006 QCVN 4:2009/BKHCN

 

07/02/2023

 

2

Công ty cổ phần Thép Phương Bắc

201

3/9/2020

Lô B1 - KCN Song Khê, Nội Hoàng - xã Song Khê - TP. Bắc Giang - tỉnh BG

Thép thanh tròn trơn làm cốt bê tông, mác CB 240 – T, đường kính danh nghĩa từ 10mm đến 40 mm.

QCVN 7:2011/BKHCN – quy chuẩn kỹ thuật thép làm cốt bê tông

31/12/2020

 

3

Công ty TNHH Công nghệ Francool (Việt Nam)

316

08/12/2020

Lô CN-10, Khu CN Vân Trung, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Dầu nhờn động cơ đốt trong

QCVN 14:2018/BKHCN và sửa đổi 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCNQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Dầu nhờn động cơ đốt trong.

11/11/2023

 

 
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
 

STT

Tên tổ chức, cá nhân

Số giấy phép vận chuyển

Ngày TB

Địa chỉ

Tên hàng vận chuyển

Biển kiểm soát

Ngày hết

hiệu lực

Ghi chú

1.       

Công ty Cổ phần nước sạch Bắc Giang

02

14/1/2020

Số 386, đường Xương Giang, thành phố Bắc Giang

Chlorine

98C-069.78

19/12/2020

 

2.       

Công ty TNHH Y.S.T Vina

07

24//3/2020

Lô D1; D2, KCN Đình Trám, Hoàng Ninh, Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

NaOH; H2O2; H2SO4; HF; H3PO4; HNO3

98 LD-00685

30/10/2020

 

 


Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Tăng năng suất lao động với Công cụ 5S

Công ty bạn được sắp xếp hiệu quả như thế nào?

Ví dụ: bàn làm việc của nhân viên có thường xuyên lộn xộn, đội nhóm phải dành nhiều thời gian tìm kiếm công cụ và tài nguyên cần thiết để thực hiện công việc?

Bố trí môi trường làm việc thiếu hợp lý – không chỉ làm lãng phí thời gian mà còn làm giảm năng suất và tinh thần của nhân viên.

Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp Nhật Bản dành nhiều thời gian để chỉnh đốn lại cách sắp xếp trong tổ chức. Ngay cả những cải tiến nhỏ cũng có thể mang lại tác động tích cực đến năng suất tổng thể.

Trong bài viết này, chúng ta xem xét công cụ 5S – một trong những công cụ chủ đạo của mô hình quản trị tinh gọn (lean). 5S là cách tiếp cận khoa học nhằm làm giảm lãng phí và nâng cao hiệu suất, năng suất trong bất kỳ không gian làm việc nào – dù là văn phòng nhỏ, bàn làm việc cá nhân, hay cơ sở sản xuất khổng lồ.

5S bắt nguồn từ Nhật Bản như là một phần của công cụ kaizen. Mục đích của nó là tạo ra nơi làm việc an toàn, sạch sẽ và có tổ chức. Mặc dù được phát triển cho quá trình sản xuất nhưng 5S có thể được áp dụng trong bất kỳ môi trường nào để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu lãng phí.

5S là viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật (tương ứng với quy trình 5 bước):

  1. Seiri – “Sàng lọc”
  2. Seiton – “Sắp xếp”
  3. Seiso – “Sạch sẽ”
  4. Seiketsu – “Săn sóc”
  5. Shitsuke – “Sẵn sàng”

Trước khi đi vào từng bước cụ thể, hãy xem lợi ích của 5S là gì?

Lợi ích của công cụ 5S

  • Giúp bạn tiết kiệm thời gian bởi vì 5S hiển thị trực quan mọi công cụ và quy trình mà mình đang sử dụng, nên rất dễ tìm kiếm.
  • 5S loại bỏ những thứ không cần thiết, điều này giúp bạn tiết kiệm nguồn lực bằng cách giảm chi phí lưu trữ và nâng cao hiệu quả.
  • 5S cũng giúp bạn cải thiện chất lượng và an toàn, chuẩn hóa quy trình và cải thiện tinh thần làm việc. (Hầu hết mọi người thích làm việc trong môi trường sạch sẽ và có tổ chức.)
  • Bạn và nhóm có khả năng làm việc hiệu quả hơn khi sử dụng 5S để thay đổi và tổ chức lại môi trường làm việc trong công ty.

Mẹo:

Hãy đảm bảo sử dụng cách tiếp cận này trong những trường hợp hợp lý và triển khai theo cách tương ứng. Mọi người thích gọn gàng nếu phù hợp trong một số trường hợp. Tuy nhiên, trong những tình huống khác, nó làm tiêu tốn thời gian và năng lượng quản lý, khiến cho những người lộn xộn nhưng sáng tạo và có kỹ năng cao rời khỏi tổ chức.

Làm thế nào để sử dụng công cụ 5S

Hoàn thành từng bước trước khi chuyển sang bước tiếp theo là rất quan trọng. Hãy xem xét từng bước chi tiết hơn:

Bước 1: Sàng lọc

Ở đây, bạn loại bỏ bất cứ thứ gì không cần thiết trong không gian làm việc. Đó có thể là công cụ, đồ đạc, chỉ dẫn, quy trình, sách hoặc các bộ phận. Nếu có bất cứ thứ gì mà bạn không sử dụng cho những nhiệm vụ hiện tại, hãy loại bỏ chúng.

“Gắn thẻ đỏ” là một kỹ thuật hiệu quả để xác định những thứ bạn đang thực sự sử dụng. Nếu không chắc chắn về một đồ vật không hữu ích, hãy gắn thẻ đỏ vào nó và di chuyển đến vị trí khác. Nếu bạn hoặc nhóm có thể làm việc trong một hoặc hai tháng mà không cần sử dụng đồ vật đó thì có thể, bạn không cần nó. Nếu vậy, bạn có thể lưu trữ hoặc bỏ đi.

Bước 2: Sắp xếp

Sau khi hoàn thành bước sàng lọc, bạn chỉ nên giữ những vật mà mình hoặc nhóm cần để thực hiện công việc. Bây giờ, bạn phải sắp xếp những đồ vật này để đảm bảo tìm thấy chúng dễ dàng.

Mục tiêu của bước này là đảm bảo dòng công việc hiệu quả. Đặt đồ vật gần nơi chúng sẽ được sử dụng, thì bạn và nhóm không phải mất thời gian đi lấy.

Ví dụ: nếu bạn cần in tài liệu vài lần trong ngày, di chuyển máy in đến gần bàn làm việc hoặc văn phòng để không phải đi xa sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng.

Mẹo:

Bài viết Nghệ thuật sắp xếp và Làm thế nào để trở nên có tổ chức sẽ giúp đỡ bạn trong bước này.

Bước 3: Sạch sẽ

Giữ cho văn phòng hoặc nơi làm việc của bạn sạch sẽ, không lộn xộn và xác định mức độ sạch sẽ mà bạn muốn.
Ví dụ, như thế nào được coi là sạch sẽ ? Để đàm bạo sức khoẻ, an toàn và tinh thần đội nhóm thì cần sạch sẽ đến mức nào?

Xác định nguồn gốc gây ra lộn xộn. Ví dụ, có thể do những đống giấy luôn xuất hiện quanh quanh máy photo. Hoặc những tách cà phê rỗng luôn xuất hiện trong phòng họp khiến bạn phải dọn dẹp mỗi lần tổ chức họp.

Khi dọn dẹp, hãy phân tích tại sao một số khu vực lại khó có thể giữ được sự tổ chức đến vậy. Có thể bạn đang thiếu công cụ, sản phẩm hoặc quy trình nào đó giúp bạn giữ gìn sự sạch sẽ, ngăn nắp. Khi hoàn tất, hãy chụp ảnh không gian của bạn. Những bức ảnh này sẽ giúp bạn trong bước tiếp theo.

Bước 4: Săn sóc

Bây giờ bạn đã biết mức độ sạch sẽ của không gian làm việc mà mình cần và muốn nên hãy phát triển quy trình để giữ gìn sự sạch sẽ mỗi ngày.

Ngoài ra, hãy phân tích những khu vực có vấn đề và lên kế hoạch khắc phục. Ví dụ, nghĩ về khu vực máy cắt kim loại tại nhà máy sản xuất. Liệu bạn có thể lắp đặt khoảng trống ở giữa để loại bỏ mảnh vụn kim loại và bụi bẩn? Hoặc xem xét phòng photo. Nhiều đống giấy tờ có thể xuất hiện trong khu vực này vì không có thùng rác tái chế để bỏ.

Làm sạch một cách có hệ thống nên là một phần trong công việc hàng ngày chứ không phải là hoạt động thi thoảng. Nơi làm việc càng sạch sẽ, bạn và nhóm sẽ càng an toàn và khỏe mạnh. Hãy phân tích tất cả những khu vực có vấn đề và phát triển giải pháp để loại bỏ nguyên nhân.

Bước 5: Sẵn sàng

Đây thường là bước khó khăn nhất. Sau khi thiết lập 4 bước trước đó, bạn phải duy trì thói quen của hệ thống mới – nói cách khác, đào tạo lại bản thân và nhóm để phát triển những thói quen mới.

Chìa khóa chính là giao tiếp hiệu quả với nhân viên. Sử dụng những công cụ như áp phích, bản tin, hướng dẫn thủ tục, đánh giá hiệu suất, đào tạo và kiểm tra quản lý. Đảm bảo rằng mọi người trong nhóm hiểu được tầm quan trọng của việc làm theo hệ thống mới. Xem xét đưa ra phần thưởng hoặc ưu đãi cho nhóm để phát triển và duy trì những thói quen này.

Chú thích:

Nhiều người tin rằng 5 bước trên tự động đóng góp giúp nơi làm việc an toàn hơn nhưng một số tổ chức lại đưa thêm bước thứ sáu vào Hệ thống 5S – An toàn – để đảm bảo rằng khu vực quan trọng này được quan tâm đầy đủ.

Những điểm chính

5S là quy trình hiệu quả để giảm thiểu lãng phí và khiến nơi làm việc của bạn hiệu quả và có tổ chức hơn.

5S bao gồm 5 bước là: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng. Di chuyển qua hệ thống theo thứ tự là rất quan trọng. Sau khi hoàn thành 4 bước đầu tiên, duy trì hệ thống là việc quan trọng đảm bảo cho sự thành công lâu dài của bạn.

Năng suất lao động và sự cần thiết phải nâng cao năng suất lao động

Khái niệm:

Năng suất.

-Theo quan niệm truyền thống:

Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó.

Các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…

Các yếu tố đầu ra được đo bằng sản lượng hiện vật, doanh thu, giá trị sản phẩm đầu ra theo giá cố định, giá trị hiện hành, …

-Theo quan niệm hiện đại:

Năng suất lao động là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại .có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là một sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài người.

Khái niệm này nhấn mạnh mặt chất và phản ánh tính phức tạp của năng suất. Về mặt lượng năng suất vẫn được hiểu là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra

Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các chỉ tiêu đánh giá năng suất khác nhau.

Năng suất lao động

- Theo C. Mác: năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định.

Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó.

-Theo quan niệm truyền thống: năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động. Thực chất nó đo giá trị đầu ra do một lao động tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đầu ra

Như vậy: Năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản phẩm) và đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc. Từ nhiều khái niệm khác nhau về năng suất lao động chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất “năng suất lao động là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất ”

Tăng năng suất lao động

-Theo C.Mác: tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động, có thể hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.

Tăng năng suất lao động có nghĩa là giảm chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Trong một thời gian như nhau, nếu năng suất lao động càng cao thì số lượng giá trị sử dụng sản xuất ra càng nhiều nhưng giá trị sáng tạo ra không vì thế mà tăng lên. Khi năng suất lao động tăng thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng ít, dẫn đến giá trị của đơn vị hàng hoá đó giảm, giá thành của sản phẩm đó giảm, nhưng không làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm đó. C.Mác viết: “ Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một vật phẩm sẽ càng ngắn và khối lượng lao động kết tinh trong sản phẩm đó càng nhỏ,thì giá trị của vật phẩm đó càng ít. Ngược lai, sức sản xuất của lao động càng ít thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ càng dài và giá trị của nó cũng càng lớn. Như vậy là, số lượng của đơn vị hàng hoá thay đổi tỷ lệ thuận với số lượng của lao động thể hiện trong hàng hoá đó, và thay đổi tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó.

Tăng năng suất lao động là một quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái xã hội. Nhưng sự vận động và biểu hiện của quy luật tăng năng suất lao động trong các hình thái xã hội khác nhau cũng khác nhau, do trình độ lực lượng sản xuất khác nhau. Dưới chế độ nô lệ, mức năng suất lao động rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là sản xuất chỉ dựa vào sức người, sức động vật và công cụ lao động còn thô sơ. Dưới chế độ phong kiến, năng suất lao động xã hội tăng lên chậm chạp, do hệ thống lao động vẫn chủ yếu là thủ công. Đến khi xuất hiện máy móc, năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần. Ngày nay, nhờ thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến con người đã có cả một hệ thống công cụ lao động hiện đại đưa năng suất lao động xã hội lên rất cao, song khả năng này không dừng lại mà ngày càng tiến xa hơn nữa.

Để tăng thêm sản phẩm xã hội có thể áp dụng hai biện pháp: Tăng thêm quỹ thời gian lao động và tiết kiệm chi phí lao động đối với mỗi đơn vị sản phẩm. Trong thực tế khả năng tăng thời gian lao động xã hội chỉ có hạn vì số người có khả năng lao động tăng thêm và số thời gian lao động kéo dài ra chỉ có giới hạn. Nhưng khả năng tiết kiệm thời gian lao động chi phí đối với một đơn vị sản phẩm là rất lớn. Nên cần phải lấy biện pháp thứ hai làm cơ bản để phát triển sản xuất.

Phân loại năng suất lao động

Theo phạm vi: năng suất lao động được chia làm 2 loại là năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.

- Năng suất lao động cá nhân là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số giữa khối lượng công việc hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm với thời gian lao động hao phí để sản xuất ra số sản phẩm đó.

Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất. Năng suất lao động cá nhân được xem như thước đo tính hiệu quả của lao động sống, được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Đối với các doanh nghiệp thường trả lương dựa vào năng suất lao động cá nhân hoặc mức độ thực hiện công việc của từng cá nhân, do đó tăng năng suất lao động cá nhân đòi hỏi hạ thấp chi phí của lao động sống.

- Năng suất lao động xã hội là sức sản xuất của toàn xã hội, nó được đo bằng tỷ số giữa tổng sản phẩm đầu ra của xã hội với số lao động bình quân hàng năm hặc thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Trong năng suất lao động xã hội có cả sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ. Lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã dược vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia (biểu hiện ở giá trị của máy móc, nguyên , vật liệu)

Giữa tăng năng suất lao động cá nhân và tăng năng suất lao động xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Năng suất lao động cá nhân tăng trong điều kiện làm việc với những công cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo công cụ đó. Mặt khác, trong quản lý kinh tế nếu chỉ chú trong đơn thuần tính theo chỉ tiêu năng suất lao động cá nhân tức tiết kiệm phần lao động sống sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm. Đôi khi năng suất lao động cá nhân tăng nhưng năng suất lao động của tập thể, của toàn doanh nghiệp lại không tăng.

Các chỉ tiêu tính năng suất lao động

Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo các chỉ tiêu tính năng suất lao động khác nhau, do đó có nhiều loại chỉ tiêu để tính năng suất lao động, song người ta sử dụng chủ yếu 3 chỉ tiêu: chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật, chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị (tiền), chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động.

Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật

Chỉ tiêu này dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân

                                    Q

Công thức tính: W = ------

                                    T

Trong đó: 

- W là mức năng suất lao động của một người lao động

- Q là tổng sản lượng tính bằng hiện vật

- T là tổng số lao động

Ưu điểm:

  • biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng của sự biến động về giá cả;
  • Có thể so sánh mức năng suất lao động giữa doanh nghiêp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra;
  • Đánh giá trực tiếp được hiệu quả của lao động.

Nhược điểm:

- Chỉ tiêu này chỉ tính cho thành phẩm mà không tính được cho các sản phẩm dở dang nên không phản ánh đầy đủ sản lượng của công nhân. Vì Q chỉ tính đến thành phẩm nên mức năng suất lao động tính được chưa phản ánh đúng hiệu quả của lao động đã hao phí cho toàn bộ khối lượng sản phẩm tạo ta trong kỳ của doanh nghiệp. Vì vậy các ngành có tỷ trọng bán thành phẩm lớn không áp dụng được chỉ tiêu này.

- Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể dùng làm chỉ tiêu tổng hợp tính cho nhiều loại sản phẩm nên không thể so sánh mức năng suất lao động giữ các ngành có các loại sản phẩm khác nhau, cũng như không thể so sánh được giữa các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm.

- Yếu tố chất lượng sản phẩm đôi khi bị bỏ qua hoặc không thực sự được lưu tâm.

Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị

Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng tiền của tất cả sản phẩm thuộc doanh nghiệp (ngành) sản xuất ra, để biểu hiện mức năng suất lao động của một lao động

                                   Q

Công thức tính: W = -----

                                   T

Trong đó: 

- W là mức năng suất lao động của một lao động ( tính bằng tiền)

  • - Q là tổng sản lượng (tính bằng tiền)
  • - T là tổng số lao động

Ưu điểm

- Phản ánh tổng hợp hiệu quả của lao động, cho phép tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện vật.

- Tổng hợp chung được các kết quả mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ như thành phẩm, bán thành phẩm, các công việc và dịch vụ …

Nhược điểm

- Chỉ tiêu này ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả

- Không khuyến khích tiết kiệm vật tư, và dùng vật tư rẻ. Nơi nào dùng nhiều vật tư hoặc vật tư đắt tiền sẽ đạt mức năng suất lao động cao.

- Chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp công xưởng. Nếu lượng sản phẩm hiệp tác với bên ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức năng suất lao động của doanh nghiệp.

- Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc ít thay đổi vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức và tốc độ tăng năng suất lao động.

Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động

Năng suất lao động có thể hiểu là thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm, do đó nếu giảm chi phí thời gian lao động trong sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ dẫn đến tăng năng suất lao động.

                                   T

Công thức tính: L = ------

                                  Q

Trong đó:

- L là lượng lao động hao phí cho một sản phẩm

  • - T là thời gian lao động hao phí
  • - Q là tổng sản lượng

L được tính toán bằng cách người ta phân chia thành :lượng lao động công nghệ (Lcn), lượng lao động chung (Lch), lượng lao động sản xuất (Lsx), lượng lao động đầy đủ (Lđđ)

Lđđ = Lsx + Lql

Lsx = Lch + Lpvs

Lch = Lcn + Lpvq

+ Lđđ: lượng lao động đầy đủ bao gồm hao phí thời gian lao động của việc sản xuất sản phẩm do công nhân viên sản xuất công nghiệp trong Công ty thực hiện

+ Lsx : lượng lao động sản xuất gồm toàn bộ thời gian lao động của công nhân chính và công nhân phục vụ Công ty

+ Lql : gồm lượng lao động của cán bộ kỹ thuật,nhân viên quản lý trong Công ty công tạp vụ, bảo vệ

+ Lch : bao gồm hao phí thời gian lao động của công nhân chính hoàn thành quả trình công nghệ và lao động phục vụ quá trình công nghệ đó

+ Lpvs: lượng lao động phục vụ sản xuất

+Lcn: lượng lao động công nghệ bao gồm hao phí thời gian lao động cuae công nhân chính hoan thành các quá trình công nghệ chủ yếu

+ Lpvc: lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ

Ưu điểm: phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm

Nhược điểm: Việc tính toán phức tạp nà không dùng để tính tổng hợp được năng suất lao động bình quân của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Các yếu tố làm tăng năng suất lao động

Yếu tố gắn liền với phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất

Các yếu tố này bao gồm: hiện đại hoá thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên-nhiên-vật liệu, …

Đây là yếu tố mạnh nhất làm tăng năng suất lao động. Trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sản xuất. Tính năng của công cụ sản xuất là mực thước quan trọng nhất để đo trình độ kỹ thuật sản xuất. Ngày nay ai cũng thừa nhận, máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đấu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy móc cũ.

Nâng cao trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động biểu hiện ở chỗ ứng dụng rộng rãi các nguyên vật liệu mới , có những tính năng cao hơn, giá rẻ hơn thay thế các nguyên vật liệu cũ.

Đối với Việt Nam, một nguyên nhân làm cho năng suất lao động nước ta còn thấp là do trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thấp,lao động thủ công còn nhiều, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp, dẫn đến khả năng tăng năng suất lao động còn thấp.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân nhiều ý nghĩa lớn đối với phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Cơ sở vật chất kỹ thuật đó biểu hiện thông qua các ngành luyện kim, cơ khí ,hoá học, năng lượng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải,… Đây là các yếu tố gắn với tư liệu sản xuất mà bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển xã hội và tăng nhanh năng suất lao động đều phải quan tâm.

Yếu tố gắn liền con người và quản lý con người

Yếu tố này bao gồm: trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người lao động, tình trạng sức khoẻ, thái độ làm việc của người lao động, sử dụng lao động và thời gian lao động của công nhân,điều kiện làm việc, tổ chức và phục vụ nơi làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý… Đây là yếu tố hàng đầu không thể thiếu để làm tăng năng suất lao động

Đi đôi với tiến bộ kỹ thuật cần nâng cao trình độ quản lý con người, như phân công và hiệp tác lao động, sự phân bố hợp lý lực lượng sản xuất và nguồn nhân lực… đều là các yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội.

-Trình độ văn hoá của người lao động là sự hiểu biết kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội của người lao động (thể hiện qua bầng cấp). Trình độ văn hoá càng cao thì khả năng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cao, qua đó ảnh hưởng tích cực tới năng suất lao động.

-Trình độ chuyên môn của người lao động thể hiện qua sự hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện công việc nào đó, biểu hiện trình độ đào tạo tại các trường đào tạo nghề,các trường cao đẳng, đại học,trung cấp… Trình độ chuyên môn càng sâu, nắm bắt các kỹ năng, kỹ xảo càng thành thạo thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng được rút ngắn, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động. Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao, công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động phải có một trình độ chuyên môn tương ứng để có khả năng sử dụng, điều khiển máy móc trong sản xuất. Nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn của con người có ý nghĩa lớn đối với tăng năng suất lao động. Đây là một yếu tố không thể thiếu được, bởi vì dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao và đưa vào sản xuất các loại công cụ hiện đại, thì càng đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng thì không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt đưực các công nghệ hiện đại

-Tình trạng sức khoẻ : Sức khoẻ của người lao động thể hiện qua chiều cao, cân nặng, tinh thần, trạng thái thoaỉ mái về thể chất, tình trạng sức khoẻ ảnh hưởng tới năng xuất của người lao động. Người lao động có tình trạng sức khoẻ tốt sẽ hoàn thành công việc với chất lượng cao hơn. Ngược lại, nếu người lao động có trạng thái sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến sự mất tập trung trong quá trình lao động làm cho độ chính xác của các thao tác càng kém, là nguyên nhân dẫn tới hiệu quả thấp trong lao động.

-Thái độ lao động thể hiện qua tinh thần trách nhiệm trong công việc, kỷ luật lao động cao … một người có thái độ lao động tốt tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thực hiện nghiêm túc các quy định trong lao động sẽ hoàn thành tốt công việc, đảm bảo an toàn trong lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm…

Ngược lại một người có thái độ lao động không tốt, không nghiêm túc trong quá trình lao động, coi thường các quy định trong lao động, thường xuyên vi phạm kỷ luật lao động sẽ làm giảm hiệu quả lao động dẫn đến giảm năng suất lao động.

-Cường độ lao động: Mức độ khẩn trương về lao động. Trong cùng một thời gian, mức chi phí năng lượng cơ bắp, trí não, thần kinh của con người càng nhiều thì cường độ lao động càng cao.

Cường độ lao động cao ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động, do sự hao phí lao động trong một đơn vị thời gian lớn làm cho người lao động cảm thấy mệt mỏi, qua đó ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng sản phẩm, đồng thời ảnh hưởng tới năng suất lao động.

-Phân công lao động: Là quá trình bóc tách những hoạt động lao động trung thành những hoạt động lao động riêng lẻ, các hoạt động riêng lẻ này được thực hiện độc lập với nhau để gắn với một người hoặc một nhóm người có khả năng phù hợp với công việc được giao. Sự phân công lao động làm thu hẹp phạm vi hoạt động giúp người lao động thành thạo nhanh chóng trong công việc, từ đó tiết kiệm được thời gian lao động. Khi người lao động được phân công làm những công việc cụ thể, rõ ràng và phù hợp với năng lực của họ thì họ sẽ phát huy được khả năng vàlàm tốt công việc của mình, qua đó làm tăng năng suất lao động.

- Hiệp tác lao động: Là quá trình phối hợp các hoạt động lao động riêng rẽ, những chức năng cụ thể của cá nhân hoặc của nhóm người lao động nhằm đảm bảo cho hoạt động chung của tập thể được nhịp nhàng, đồng bộ, liên tục để đạt được mụctiêu chung của tập thể. Hiệp tác lao động tốt thúc đẩy quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, đạt mục tiêu của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy quá trình tăng năng suất lao động.

-Tổ chức và phục vụ nơi làm việc: Nếu tổ chức nơi làm việc một cách hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt quá trình sản xuất của người lao động như: Bố trí khoảng cách giữa các máy sản xuất, bố trí vị trí các công cụ làm việc sao cho thuận tiện nhất để người lao động có thể lấy các dụng cụ làm việc một cách dễ dàng, đảm bảo cho người lao động có thể làm việc trong các tư thế thoải mái, đảm bảo độ an toàn. Từ đó giúp người lao động tạo hứng thú trong công việc và yên tâm khi làm việc, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động.

- Điều kiện lao động: Điều kiện làm việc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động, do đó nó ảnh hưởng tới khả năng lao động của họ. Điều kiện làm việc bao gồm các yếu tố như: Độ ẩm, tiếng ồn, ánh sáng, độ bụi, độ rung, nồng độ các chất độc hại trong không khí…Ngoài ra điều kiện lao động còn các yếu tố như bầu không khí làm việc, cách quản lý của người lãnh đạo đối với nhân viên…Nếu Công ty, doanh nghiệp nào có điều kiện làm việc không tốt là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động của Công ty, doanh nghiệp đó. Cụ thể như: những nơi làm việc có tiếng ồn lớn thường gây đau đầu, căng thẳng khiến người lao động mất tập trung trong khi làm việc, nơi có độ sáng quá sáng hoặc quá tối đều làm giảm thị lực của người lao động, nơi có nhiều chất độc hại trong không khí như các mỏ khai thác than, các nhà máy hoá chất…thường gây cho người lao động các bệnh về đường hô hấp…Tóm lại điều kiện làm việc không tốt là nguyên nhân hạ thấp năng suất lao động, do đó các nhà quản lý cần quan tâm đến yếu tố này để khai thác khả năng tiềm tàng của lao động sống và làm tăng năng suất lao động.

-Hệ thống tiền lương, tiền thưởng: Tiền lương, tiền thưởng tác động trực tiếp tới lợi ích của người lao động, do đó nó là yếu tố quan trọng tạo động lực làm việc cho người lao động. Tiền lương là phần thu nhập chính của đa số người lao động để trang trải cho những chi phí trong cuộc sống, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Phấn đấu để đạt mức lương cao hơn là mục tiêu của đa số người lao động. Tiền lương phải đảm bảo công bằng tức lương phải phản ánh được sức lao động của người lao động thì mới có thể tạo động lực làm việc cho người lao động, đồng thời là nhân tố làm tăng năng suất lao động.

Yếu tố gắn liền với điều kiện tự nhiên

Vai trò của các điều kiện thiên nhiên đối với năng suất lao động là khách quan và không thể phủ nhận. Thời tiết và khí hậu của mỗi nước là khác nhau do đó ảnh hưởng tới năng suất lao động cũng khác nhau.

Những nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp sẽ đưa lại năng suất lao động cao cho các ngành này.

Đối với các nước có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt là điều khó khăn trong sản xuất. Trong nông nghiệp, độ phì nhiêu tự nhiên của đất, rừng, biển khác nhau đem lại sự chênh lệch cho cây trồng, năng suất đánh bắt cá, năng suất tăng trưởng và khai thác rừng rõ rệt. Trong công nghiệp khai thác mỏ, các vấn đề như hàm lượng của quặng, trữ lượng các mỏ … Tác động đến khả năng khai thác do đó tác động đến năng suất lao động. ở những nước mà có nhiều các mỏ than quặng, dầu mỏ, đá quý thì phát triển ngành khai thác dầu, ngành công nghiệp kim loại làm tăng năng suất lao động trong các ngành này, và ngược lại. Con người đã có nhiều hoạt động hạn chế tác hại của thiên nhiên đến sản xuất và đạt được kết quả rõ rệt, như việc dự báo thời tiết, diệt trừ côn trùng phá hoại mùa màng … Nhưng không thể khắc phục được hoàn toàn do đó yếu tố thiên nhiên vẫn là yếu tố quan trọng. Cần phải tính đến trong các ngành nông nghiệp, trồng rừng, Khai thác và đánh bắt hải sản, khai thác mỏ và cà trong ngành xây dựng.

Sự cần thiết của tăng năng suất lao động

- Năng suất lao động tăng làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm

-Tăng năng suất lao động cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyến khích,tạo động lực làm việc cho người lao động

- Năng suất lao động tăng tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng tốc độ của tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân

-Thay đổi được cơ chế quản lý, giải quyết thuận lợi các vấn đề tích luỹ, tiêu dùng

Kinh nghiệm thực tế và giải pháp nhân rộng

 Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và nhân rộng áp dụng các mô hình điểm về năng suất chất lượng cho đông đảo các đối tượng doanh nghiệp. Phó Tổng cục trưởng TCĐLCL Nguyễn Nam Hải tham dự và khai mạc hội thảo.

Với sự nỗ lực và chủ động từ phía doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Chương trình Quốc gia Nâng cao Năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến 2020, thời gian qua một số doanh nghiệp đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai áp dụng thành công các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần hợp lý hóa sản xuất, giảm lãng phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đại diện cơ quản lý Chương trình cũng có đã phần trình bày sơ lược kết quả triển khai Chương trình cũng như phổ biến định hướng nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp nhân rộng của Chương trình giai đoạn 2018 -2020.

 Phó Tổng cục trưởng TCĐLCL Nguyễn Nam Hải phát biểu tại Hội thảo

Bà Vũ Hồng Dân, Trưởng phòng Tư vấn Cải tiến Năng suất – Viện Năng suất Việt Nam đã giới thiệu, phổ biến, hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý/công cụ/mô hình cải tiến năng suất. Trong đó đi sâu vào phân tích các tiếp cận các chương trình cải tiến, cách thức thực hiện đổi mới, cải tiến và phát triển bền vững.

Tại hội thảo, những điển hình doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng thành công đã có những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế. Đại diện các doanh nghiệp: Công ty TNHH Nam Dược, Công ty cổ phần may Nam Hà đã cùng chia sẻ về những thành công từ thực tế áp dụng các công cụ Lean, 5s, TPM, ISO 31000, ISO 50001, Thẻ điểm cân bằng BSC… tại doanh nghiệp.

Bà Vũ Hồng Dân, Trưởng phòng Tư vấn Cải tiến Năng suất – Viện Năng suất Việt Nam

Chia sẻ tại hội thảo, ông Đào Tiến Dũng - Giám đốc Công ty Cổ phần may Nam Hà cho biết, từ năm 2010, Công ty đã bắt đầu tổ chức đào tạo về Lean cho đội ngũ quản lý từ cấp cơ sở đến cấp cao. Những năm tiếp theo, với sự tư vấn của các chuyên gia năng suất của Viện Năng suất Việt Nam, Lean, 5s, TPM, Kaizen bắt đầu được triển khai ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, cùng với đó tại may Nam Hà.

Kết quả, sau 8 năm tham gia chương, năng suất lao động của công ty tăng trung bình tăng 15%. Thu nhập của người lao động năm 2017 tăng cao đạt hơn 8,2 triệu đồng/người/tháng, gấp gần 4 lần so với năm 2009.

Ông Đào Tiến Dũng - Giám đốc Công ty Cổ phần may Nam Hà chia sẻ tại Hội thảo

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Nam Hải cho biết, để nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp thì đi cùng việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp cũng cần áp dụng các hệ thống quản lý/công cụ/mô hình cải tiến năng suất, cắt giảm chi phí.

“Con đường trực tiếp nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Doanh nghiệp cần phải tiếp cận một cách tổng thể, trong đó đầu tiên cần xác định tiêu chuẩn cho chất lượng, tiêu chuẩn áp dụng cho thị trường mình hướng tới của mình. Sau khi xác lập được mục tiêu đó cần tổ chức hoạt động sản xuất, bên cạnh mục tiêu đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa cần phải duy trì hiệu quả, cắt giảm lãng phí, cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh”, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh.

Đồng thời, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Nam Hải cũng đưa ra các giải pháp để thúc đẩy chương trình năng suất chất lượng như: Cần gắn kết mạnh trung ương với địa phương, xây dựng lực lượng làm năng suất chất lượng ở các địa phương; Có cách tiếp cận phù hợp với thể trạng, thực trạng của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh tiếp cận theo chuỗi để những doanh nghiệp điểm, doanh nghiệp đầu tàu lan tỏa hiệu quả về chương trình cho các doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp nhỏ. Đồng thời nhấn mạnh việc gắn kết các đầu mối triển khai, các hiệp hội, ngành nghề; Gắn kết chương trình năng suất chất lượng với các chương trình khác để tăng sự lan tỏa, hiệu quả được nhân rộng.

Toàn cảnh Hội thảo

Tại Nam Định, ngay từ khi triển khai Đề án 712 về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ cho 5 lĩnh vực công nghiệp chủ lực của địa phương nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa. 

Chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ vào tổ chức quản trị, sản xuất, kinh doanh; khuyến khích nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng nhằm nâng cao năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; đồng thời thực hiện các cam kết trong tiến trình hội nhập kinh tế và phát triển bền vững.

Kết quả, hàng trăm doanh nghiệp đã được đánh giá về hiện trạng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng. Đồng thời, tỉnh đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý tiên tiến, áp dụng các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng, áp dụng TCVN, QCVN, xây dựng TCCS; tham gia các giải thưởng chất lượng quốc gia, thực hiện kiểm toán năng lượng và ứng dụng các giải pháp công nghệ về tiết kiệm năng lượng.

Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã được Bộ Khoa học – Công nghệ tham mưu, soạn thảo và Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt ngày 21/5/2010.

Sau hơn 8 năm triển khai, chương trình đã giúp các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hoá chủ lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trung tâm Smedec 2, Viện Năng suất Việt Nam, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ TCĐLCL… là các đơn vị chủ trì có vai trò nâng cao nhận thức, kiến thức về năng suất chất lượng và nhân rộng áp dụng các giải pháp cải tiến năng suất chất lượng cho doanh nghiệp.