Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Đừng bỏ lỡ cơ hội đón vốn quốc tế

Đón đầu các làn sóng đầu tư dịch chuyển là chiến lược quốc gia. Theo đó, thị trường chứng khoán sẽ là một kênh dẫn vốn quốc tế rất quan trọng khi các doanh nghiệp chuyển đổi thành công.

Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ trong cả phạm vi khu vực và toàn cầu, nhất là trong thời điểm uy tín quốc gia tăng lên nhờ khống chế tốt đại dịch Covid-19. Đón đầu các làn sóng đầu tư dịch chuyển là chiến lược quốc gia. Theo đó, TTCK sẽ là một kênh dẫn vốn quốc tế rất quan trọng khi các doanh nghiệp chuyển đổi thành công.

Đừng bỏ lỡ cơ hội đón vốn quốc tế

Với sự gia tăng và mở rộng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp niêm yết và định hướng mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi, nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng trông đợi sẽ có sự thay đổi lớn trong hệ thống báo cáo tài chính của Việt Nam, để các doanh nghiệp niêm yết có thể công bố báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch, có độ tin cậy cao phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm hỗ trợ tốt nhất việc ra quyết định đầu tư.

Do đó, chuyển sang áp dụng các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đang trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty niêm yết và nhà đầu tư trên TTCK.

Ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam.

Đề án nêu rõ: “Việc xây dựng phương án, lộ trình công bố áp dụng IFRS phải phù hợp với yêu cầu cải cách trong quản lý tài chính – ngân sách; phù hợp với xu hướng phát triển của các doanh nghiệp; đảm bảo ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ; đảm bảo tính khả thi trong công tác quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và khả năng thực hiện của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả thiết thực…”.

Theo đề án, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2022-2025 là áp dụng tự nguyện; giai đoạn 2 từ sau năm 2025 sẽ áp dụng bắt buộc.

Áp dụng IFRS để nói chung ngôn ngữ với thị trường tài chính toàn cầu

Một quỹ đầu tư hoạt động trên thị trường toàn cầu đang cân nhắc đầu tư vào TTCK Việt Nam. Quỹ đầu tư này không thể hiểu lợi nhuận của một doanh nghiệp cụ thể đang niêm yết trên TTCK Việt Nam có gì khác biệt so với lợi nhuận của một doanh nghiệp tương tự đang niêm yết trên TTCK Singapore.

Đừng bỏ lỡ cơ hội đón vốn quốc tế

Nguyên nhân là do sự khác biệt trong hệ thống các chuẩn mực báo cáo tài chính đang được các công ty này áp dụng.

Khi đó, quỹ đầu tư sẽ không thể đánh giá các chỉ số định giá để so sánh mức độ đắt hay rẻ của các cổ phiếu đang niêm yết trên TTCK Việt Nam. Với ví dụ này, có thể thấy, việc các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam đang không “nói chung một ngôn ngữ tài chính” với thị trường quốc tế đã tạo ra một rào cản kỹ thuật và chi phí đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài.

Hiện tại, không nhiều doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam lập và công bố báo cáo tài chính theo các chuẩn mực quốc tế.

Thông thường, các doanh nghiệp nhận vốn từ các tổ chức quốc tế sẽ được yêu cầu lập hoặc chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS, bên cạnh báo cáo được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) nhằm đáp ứng trách nhiệm giải trình đối với cổ đông, hoặc thậm chí phục vụ cho hợp nhất báo cáo tài chính tại công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối.

Việc có khả năng công bố báo cáo tài chính theo IFRS là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn đến nguồn vốn quốc tế, giảm chi phí vốn khi giảm được rủi ro bất cân đối thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc chưa cho phép áp dụng IFRS khiến các doanh nghiệp phải lập song song hai hệ thống báo cáo theo hai bộ chuẩn mực VAS và IFRS, dẫn tới tiêu tốn nguồn lực và chi phí cao, bao gồm cả chi phí kiểm toán theo IFRS. 

Đừng bỏ lỡ cơ hội đón vốn quốc tế
Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam
 
Đề án cho phép áp dụng IFRS tự nguyện từ năm 2022 sẽ là một trong những tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam hướng ra toàn cầu, TTCK Việt Nam tăng cường hội nhập và nâng cao được uy tín trên thị trường quốc tế, hướng tới nâng hạng lên thị trường mới nổi của MSCI.

Hiện tại, đã có hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng IFRS, đặc biệt đối với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết. Vì thế, thị trường tài chính Việt Nam không thể đứng ngoài nếu muốn tham gia “cuộc chơi” hội nhập toàn cầu.

Doanh nghiệp niêm yết Việt Nam không chỉ nhắm đến thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp quốc tế thông qua minh bạch và chuẩn hóa thông tin tài chính, mà còn hướng tới huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán tại các thị trường phát triển trong khu vực như Singapore, Hồng Kông… và xa hơn là các thị trường phát triển tại Mỹ và châu Âu.

Các tiêu chuẩn niêm yết tại các thị trường này là rất cao, đặc biệt là có yêu cầu về minh bạch thông tin báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế. Việc lập báo cáo tài chính theo IFRS gần như là cái đích bắt buộc của các doanh nghiệp muốn vươn lên tầm quốc tế.

Khó khăn và thách thức

Áp dụng IFRS sẽ là một thách thức lớn đối với tất cả các chủ thể tham gia TTCK Việt Nam. Đối với các nhà hoạch định chính sách, việc xây dựng bộ tiêu chuẩn IFRS để áp dụng tại Việt Nam cần rất nhiều nguồn lực, thậm chí ngôn ngữ sẽ là một rào cản lớn khi chuyển đổi sang tiếng Việt nếu không thể truyền tải hết ý nghĩa của IFRS.

Đừng bỏ lỡ cơ hội đón vốn quốc tế

Với nhà đầu tư trong nước, việc tự trang bị cho mình kiến thức để có thể hiểu được báo cáo tài chính áp dụng theo IFRS là tất yếu trong một thị trường phát triển, nhưng điều này khó có thể thực hiện trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi các cơ quan quản lý phải tận dụng các nguồn lực xã hội để đào tạo về IFRS.

Ngoài ra, áp dụng IFRS sẽ yêu cầu thông tin để xác định giá trị hợp lý của các khoản mục trên báo cáo tài chính thay vì giá gốc. Như thế, áp dụng IFRS sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các thị trường tài sản, hàng hóa.

Với các doanh nghiệp, việc chuyển đổi sang áp dụng IFRS sẽ cần một chiến lược rõ ràng, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nguồn lực dành riêng.

Đề án cũng chỉ ra 7 nhóm công việc chủ chốt đối với một doanh nghiệp cần thực hiện nếu muốn áp dụng IFRS thành công và hiệu quả, bao gồm: (1) Xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng chính, (2) Xây dựng chiến lược và ngân sách, (3) Nguồn nhân lực, (4) Tổ chức bộ máy kế toán và xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ phận, (5) Hệ thống công nghệ thông tin, (6) Cơ sở tầng dữ liệu và (7) Lộ trình chuyển đổi.

Tuy nhiên, trên hết, để mỗi doanh nghiệp niêm yết hay tổng thể TTCK Việt Nam áp dụng IFRS thành công thì yếu tố nhận thức và sự cam kết của chính bản thân lãnh đạo mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

Khi hội tụ đủ các yếu tố này, hội đồng quản trị và ban giám đốc các doanh nghiệp niêm yết mới có thể đưa ra chiến lược định hướng, trao quyền và nguồn lực cho nhóm thực thi, cũng như giám sát tốt nhất quá trình chuẩn bị và chuyển đổi sang áp dụng IFRS.

Mà muốn như thế, lãnh đạo các doanh nghiệp cần có sự hiểu biết nhất định về lợi ích đạt được khi áp dụng IFRS, cũng như các thách thức phải đối mặt khi thực hiện chuyển đổi.

Khi mỗi doanh nghiệp niêm yết có chất lượng quản trị tốt hơn, thông tin tài chính minh bạch và so sánh được với các thị trường quốc tế thì TTCK Việt Nam cũng sẽ có những bước tiến lớn trong việc hút vốn đầu tư và nâng cao uy tín, quy mô vốn hóa cũng như xếp hạng trên toàn cầu.  


Giới chuyên gia và nhà đầu tư đã kỳ vọng giá Vàng tăng mạnh trong tuần này. Liệu có sẵn sàng đạt mốc 2.000 USD/ounce trong tuần tới?

Trong cuộc khảo sát cuối tuần trước của Kitco, giới chuyên gia và nhà đầu tư đã kỳ vọng giá vàng tăng mạnh trong tuần này và họ đã không thất vọng. Giá vàng hiện đã vượt mốc 1.900 USD/ounce, tăng khoảng 5% so với đầu tuần. Dự báo giá vàng tuần tới, hầu hết chuyên gia vẫn kỳ vọng giá vàng tăng.

Cuộc khảo sát xu hướng giá vàng hàng tuần của Kitco cho thấy, các nhà phân tích trên Wall Street và nhà đầu tư Main Street đều kỳ vọng giá vàng tiếp tục tăng cao tuần tới, ngay cả khi thị trường này đã chứng kiến 7 tuần tăng liên tiếp. 

Sean Lusk, giám đốc bảo hiểm rủi ro thương mại tại Walsh Trading cho rằng, sự bất ổn kinh tế đang ngày càng tăng, môi trường lãi suất thấp và đồng USD yếu đi đang tạo ra môi trường hoàn hảo cho vàng. Và thực tế giá kim loại quý này đã đạt mốc 1.900 USD/ounce, sắp phá mốc lịch sử năm 2011. “Hiện nay, không có sự kiện nào có thể ngăn cản bạn nên sở hữu vàng”, Sean Lusk nói.

Giới chuyên gia và nhà đầu tư đã kỳ vọng giá Vàng tăng mạnh trong tuần này. Liệu có sẵn sàng đạt mốc 2.000 USD/ounce trong tuần tới?

Tuần này, 14 chuyên gia Wall Street đã tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Kitco và 11 chuyên gia tương đương 79% dự báo giá vàng tăng trong tuần tới. Chỉ có 2 nhà phân tích (14%) dự báo giá giảm và chỉ có một người (7%) dự kiến giá đi ngang. 

Tổng cộng có 1.870 phiếu bầu được bỏ trong cuộc thăm dò ý kiến trên Main Street. Trong đó 72% phiếu dự đoán giá vàng tăng, 17% dự báo giảm và 12% trung lập. 

Trong cuộc khảo sát tuần trước, các chuyên gia và nhà đầu tư tham gia cuộc thăm dò đã kỳ vọng giá vàng tăng trong tuần này và họ đã không thất vọng. Hiện giá vàng giao ngay đã vượt mốc 1.900 USD/ounce, tăng khoảng 5% so với tuần trước. Vàng đang cho thấy là tài sản có hiệu suất tốt nhất kể từ đầu tháng 4 khi thị trường này dần hồi phục từ đợt bán tháo cuối tháng 3. 

Nhìn vào đà tăng trưởng của thị trường, Eugen Weinberg, giám đốc nghiên cứu thị trường tại Commerzbank nói rằng, ông sẽ không ngạc nhiên nếu giá vàng đẩy lên 2.000 USD/ounce vào cuối tuần tới. Ông nói thêm, chỉ còn là vấn đề thời gian để vàng chạm đến mức này. Mặc dù vàng trông có vẻ đã quá sức mua, nhưng thị trường vẫn đang được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản mạnh mẽ. 

Giới chuyên gia và nhà đầu tư đã kỳ vọng giá Vàng tăng mạnh trong tuần này. Liệu có sẵn sàng đạt mốc 2.000 USD/ounce trong tuần tới?

“Tôi không cho rằng vàng là bong bóng. Chúng ta đang có hàng nghìn tỷ trái phiếu với lợi suất danh nghĩa âm và điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ vàng”, Eugen Weinberg nói. 

Afshin Nabavi, giám đốc giao dịch với MKS (Thuỵ Sỹ) SA cũng nói rằng, chỉ còn là vấn đề thời gian để giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại sau khi đã phá vỡ 1.900 USD/ounce. Ông cho rằng, có nhiều yếu tố bất ổn vẫn đang tiếp tục, căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ thúc đẩy vàng như một kênh trú ẩn an toàn. “Mọi thứ đang rất hỗn độn và nhà đầu tư muốn giữ vàng để bảo vệ”. 

Tuy nhiên, không phải nhà phân tích nào cũng đều dự báo giá vàng tăng trong tuần tới. Everett Millman, chuyên gia về kim loại quý của Gainesville Coins cảnh báo các nhà đầu tư rằng sự leo thang của vàng có thể đã đi quá xa, quá nhanh. 

Daniel Pavilonis, nhà môi giới cao cấp của RJO Futures cho rằng, việc củng cố ở vùng giá hiện tại sẽ có lợi hơn cho vàng. Tuy nhiên, vàng vẫn rất hấp dẫn khi đô la Mỹ tiếp tục suy yếu. “Chúng ta đã in rất nhiều tiền và có quá nhiều rủi ro. Thật khó để chờ đợi đồng đô la Mỹ lấy lại sức mạnh từ mức suy yếu hiện nay”. 


8 bài học thông minh tài chính từ Người giàu có nhất thành Babylon

Người giàu có nhất thành Babylon cung cấp những lời khuyên tài chính thông minh qua các câu chuyện Babylon thời cổ đại. Tại sao dân tộc Do Thái trở thành dân tộc nắm giữ nhiều tài sản nhất thế giới? Tư duy nào giúp họ luôn giàu có qua thời gian? Luôn trả cho bản thân mình trước ít nhất 1/10 thu nhập là nền tảng quan trọng hướng đến sự giàu có bền vững.

Người giàu có nhất thành Babylon (Tên tiếng Anh:The Richest Man in Babylon) là một cuốn sách của George Samuel Clason cung cấp những lời khuyên tài chính thông minh thông qua các câu chuyện ngụ ngôn ở Babylon thời cổ đại. Thông qua kinh nghiệm của họ trong kinh doanh và quản lý tài chính gia đình, các nhân vật trong truyện được học những bài học đơn giản về trí tuệ tài chính. Tại sao dân tộc Do Thái trở thành dân tộc giàu có nhất thế giới?  

Câu chuyện bắt nguồn từ các nhân vật Bansir, một người đóng cỗ xe và Kobbi, một nhạc sĩ. Cả hai đã trở thành người giỏi nhất trong nghề của họ nhưng không có tiền và nghèo. Họ ra ngoài để tìm lời khuyên của người bạn thời thơ ấu Arkad, người mà ngược lại đã phát triển, rất giàu có và tích lũy được nhiều tài sản.

Những bài học mà Arkad cung cấp cho bạn bè là tiền đề của cuốn sách và chúng là những bài học về thói quen xây dựng sự giàu có. Dưới đây là những bài học trong cuốn sách mà HappyLive tin rằng những bài học này sẽ giúp tất cả chúng ta xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc trên con đường trở thành người giàu có.

1. Luôn trả cho bản thân trước (Tích lũy 1/10 số tiền kiếm được)

Một trong những bài học lớn nhất, chỉ cần kiên trì áp dụng, sự giàu có sẽ đến như một kết quả hiển nhiên. Khi Bansir và Kobbi tìm kiếm lời khuyên của người bạn rất giàu có Arkad, anh ta kể cho họ nghe một câu chuyện. Arkad đã từng là một người khắc chữ nghèo, người đã thỏa thuận với một người đàn ông giàu có để tìm ra bí mật của sự giàu có bằng việc khắc miễn chữ trên tấm thẻ bằng đất sét. Người đàn ông giàu có đã cho anh ta một lời khuyên rất có giá trị. Tôi đã tìm thấy con đường dẫn đến sự giàu có, anh ấy nói, khi tôi quyết định trích một phần trong tổng số tiền mà tôi kiếm được để dành riêng ra cho mình. Và bạn cũng sẽ như vậy.

Mặc dù đây là một thông điệp rất tinh tế nhưng nó rất quan trọng trong việc tích lũy của cải. Chúng ta không thể tích lũy của cải nếu chúng ta không tiết kiệm những gì chúng ta kiếm được. Chúng ta có thể làm điều đó bằng cách trả cho bản thân mình trước bất kỳ khoản tiền nào chúng ta đã kiếm được trước khi chi tiêu. Nếu cứ mỗi buổi sáng, bạn bỏ vào trong giỏ mười quả trứng, đến buổi chiều chỉ lấy ra chín quả. Sau thời gian cái giỏ sẽ đựng đầy trứng. “Bỏ vào trong túi mười đồng, và chỉ lấy ra chín đồng để chi tiêu.”

2. Sống dưới mức thu nhập của bạn (Kiểm soát chi tiêu)

Nếu chúng ta đã tự trả trước cho bản thân ít nhất 10% số tiền chúng ta kiếm được, chúng ta sẽ có 90% thu nhập hoặc ít hơn để sống. Kiểm soát chi tiêu cho phép chúng ta sử dụng tốt số tiền còn lại.

Lời khuyên tốt nhất để trở nên giàu có là giảm chi tiêu ngay cả khi khả năng kiếm tiền của chúng ta tăng lên. Nhiều người trong chúng ta có thói quen chi tiêu nhiều hơn khi chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn và không có gì lạ khi thấy ai đó phung phí và đột nhiên chi phí của họ tăng lên khi họ bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn.

Khi chúng ta sống dưới mức thu nhập có nghĩa là chúng ta tích lũy của cải nhanh hơn.

Nên liệt kê những món hàng định mua lên tấm đất sét, sau đó hãy chọn ra một vài thứ thiết yếu dành cho cuộc sống và phù hợp với số tiền chín phần mười của bạn. Còn những món hàng theo sở thích, bạn hãy mạnh dạn gạch bỏ và xem chúng như hàng ngàn thứ khác mà bạn không thể đáp ứng cho bản thân.

3. Bắt tiền bạc làm việc cho mình (Làm cho vàng sinh lời)

Mỗi một đồng bạc ví như một tên nô lệ làm việc chăm chỉ cho bạn. Sau đó con, cháu và chắt của chúng cũng làm việc cho bạn, khiến tiền bạc của bạn không ngừng gia tăng, tài sản của bạn ngày càng lớn mạnh. Đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, kinh doanh riêng…giúp những đồng tiền bạn tích lũy được sinh lãi, tài sản gia tăng. 

4. Bảo vệ tài sản (Giữ gìn tài sản)

Bảo hiểm giúp bảo vệ sự giàu có của chúng ta bằng cách giảm thiểu tổn thất tiềm năng và tài chính khi sự cố xảy ra. Tất cả chúng ta nên xem xét việc mua bảo hiểm ngay bây giờ trong trường hợp chúng ta cần nó nếu có chuyện gì xảy ra. Đây là một cách tiếp cận chủ động và chúng ta nên thực hiện ngay.

Một cách bảo vệ tài sản nữa đó là chú ý đến nguyên tắc an toàn khi đầu tư. Trước khi đầu tư bất kỳ khoản tiền nào, bạn phải chắc chắn rằng nó sẽ quay trở lại với bạn.

Trước khi cho bất cứ ai vay mượn tài sản của mình, bạn phải chắc chắn rằng người đó có khả năng hoàn trả lại. Bạn phải lấy sự uy tín, khả năng thu nhập và công việc của người đó để đảm bảo.

5. Nhà là khoản chi phí lớn nhất (Quyết tâm sở hữu một ngôi nhà)

Nhà có thể là khoản chi phí lớn nhất mà chúng ta cần phải thanh toán. Nhiều người trong chúng ta không sở hữu một ngôi nhà và thay vào đó thuê một căn nhà. Hoàn toàn không có gì sai với điều đó nhưng HAPPY.LIVE tin rằng bài học chúng ta có thể học được từ điều này là chúng ta nên quản lý chi phí lớn nhất của mình một cách thông minh. Thay vì vay một khoản tiền thế chấp lớn từ ngân hàng rồi cật lực làm việc để trả lãi, hãy mua một ngôi nhà mà chúng ta có thể thoải mái chi trả.

Hãy quyết tâm sở hữu một ngôi nhà, vì như thế bạn mới có thể tích lũy được tiền bạc và có điều kiện tốt hơn để thực hiện những cuộc đầu tư mang lại lợi nhuận trong tương lai.

6. Có kế hoạch nghỉ hưu (Đảm bảo nguồn thu nhập lâu dài)

Chúng ta nên có một kế hoạch nghỉ hưu nếu chúng ta muốn nghỉ hưu thoải mái. Chúng ta có thể làm điều đó bằng cách dành ra một khoản tiền để đầu tư cho kế hoạch nghỉ hưu của mình. Khi chúng ta càng trẻ có thể bắt đầu bỏ tiền ra để nghỉ hưu càng tốt. Khi bắt đầu càng sớm, chúng ta tận dụng một điều kỳ diệu gọi là “lãi kép“.

7. Đầu tư vào bản thân (Nâng cao khả năng kiếm tiền)

Cách tốt nhất để chúng ta có thể tăng thu nhập là đầu tư vào bản thân. Chúng ta có thể làm điều đó bằng cách liên tục học hỏi và phấn đấu để phát triển bản thân. Bây giờ chúng ta đang ở một thời điểm rất tuyệt vời: Thời đại Thông tin nơi kiến ​​thức thực sự nằm trong tầm tay của chúng ta nhờ Internet. Có rất nhiều khóa học trực tuyến trên internet bao gồm cả những khóa học miễn phí. Đó là một cách tuyệt vời để tự học.

Cho dù chúng ta học cách ăn uống lành mạnh hơn, tăng cường các kỹ năng làm việc hiện tại hay học cách kiếm nhiều tiền hơn, chúng ta phải chủ động đầu tư vào bản thân. Khi chúng ta trở nên thông minh hơn và khôn ngoan hơn, khả năng kiếm được nhiều tiền hơn cũng tăng lên.

Dù làm bất cứ việc gì, các bạn cũng cần phải luôn luôn tìm cách trau dồi, nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp của mình. Nếu là một thợ thủ công, bạn phải học hỏi những phương pháp và cách sử dụng các công cụ mới để tay nghề ngày càng điêu luyện hơn. Nếu bạn làm việc trong ngành pháp luật hay bệnh viện, thì nên tham khảo hoặc trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp để nâng cao kiến thức. Hoặc nếu là thương gia, bạn phải thường xuyên đi đến nhiều nơi để tìm mua những hàng hóa tốt nhất và đem về bán lại với giá rẻ hơn.

8. Theo dõi sự giàu có của mình (Biết mình đang ở đâu và đang đi đâu)

Chúng ta có thể theo dõi sự giàu có của mình bằng cách tạo một bảng tính tất cả các khoản thu nhập và chi phí trong tháng của chúng ta và kiểm tra sự khác biệt giữa số tiền chúng ta kiếm được và số tiền chúng ta chi tiêu. Khi làm công việc này đều đặn, chúng ta có thể đánh giá được giá trị tài sản ròng mà chúng ra đang có bằng cách tính toán tài sản và các khoản nợ phải trả.

Năm 2020 liệu Warren Buffett có còn là nhà đầu tư giá trị thực sự nữa không?

Vì sao Warren Buffett vẫn là một nhà đầu tư giá trị thực sự, dù không sở hữu cổ phiếu hàng không? Ở thời điểm năm 2015, Buffett dự đoán rằng ngay cả khi các hãng hàng không làm ăn thua lỗ và bị mất tiền thì điều này cũng chỉ kéo dài trong một vài quý và khủng hoảng kinh tế sẽ không phải là điều gì hiện hữu đối với họ. Tuy nhiên, 5 năm sau, Buffett đã không dự đoán được một cuộc suy thoái khác tồi tệ hơn rất nhiều!

Đối với nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu hàng không không phải lúc nào cũng là lựa chọn tuyệt vời. Giá vé máy bay đắt đỏ và các hãng hàng không luôn phải duy trì hoạt động trong thời kỳ kinh tế bình thường hay suy thoái. Bên cạnh đó, chi phí nhiên liệu cũng là một trong những “gánh nặng” bởi các hãng hàng không không thể nắm quyền kiểm soát chúng. Khi giá nhiên liệu giảm, họ sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh. Không những thế, ngành hàng không cũng ít khách hàng trung thành hơn so với các ngành hàng và giá cả là yếu tố quyết định hầu hết người mua.

Năm 2020 liệu Warren Buffett có còn là nhà đầu tư giá trị nữa không?

Những năm 1980, Warren Buffett đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực hàng không nhưng nhanh chóng bị mất tiền. Tại thời điểm đó, ông thề rằng mình sẽ không bao giờ đầu tư vào nó nữa. Tuy nhiên, sau khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008, ngành hàng không được tái cấu trúc thông qua nhiều thương vụ mua lại và sáp nhập, kết quả là chỉ còn 4 hãng hàng không kiểm soát thị trường Hoa Kỳ. Do được kiểm soát tốt và ít đối thủ cạnh tranh, ngành hàng không trở thành lĩnh vực phát triển của nền kinh tế Mỹ.

Trước bối cảnh đó, huyền thoại đầu tư xứ Omaha đã thay đổi quyết định và mua vào cổ phiếu của cả 4 hãng hàng không lớn nhất Hoa Kỳ thời điểm đó. Chỉ trong một vài năm, quyết định của ông đã được “đền đáp xứng đáng”.

Đối với một nhà đầu tư giá trị như Buffett, rõ ràng cổ phiếu hàng không đã được “chúa ban phép màu”. Có lẽ ở thời điểm năm 2015, Buffett dự đoán rằng ngay cả khi các hãng hàng không làm ăn thua lỗ và bị mất tiền thì điều này cũng chỉ kéo dài trong một vài quý và khủng hoảng kinh tế sẽ không phải là điều gì hiện hữu đối với họ. Tuy nhiên, 5 năm sau, Buffett đã không dự đoán được một cuộc suy thoái kinh khủng khác mang tên “dịch bệnh” – cuộc suy thoái đã khiến cho 95% số máy bay trên toàn cầu phải nằm “đắp chiếu”.

Lý do của cuộc “đại suy thoái” này không phải vì người dân không có tiền mua vé máy bay mà vì họ bị yêu cầu buộc phải ngồi nhà để phòng tránh dịch bệnh và các quốc gia đều đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Và bây giờ, bạn hãy tưởng tượng xem liệu một doanh nghiệp có thể tồn tại khi 95% doanh thu của họ biến mất trong một khoảng thời gian dài hay không?

Năm 2020 liệu Warren Buffett có còn là nhà đầu tư giá trị nữa không?

Ngay cả khi họ có tài sản cố định hoặc vay huy động được thêm vốn thì cũng khó để sống sót trước bối cảnh cả thế giới đã thay đổi quan điểm đối với ngành hàng không. Trước bối cảnh đó, Buffett tuyên bố tập đoàn Berkshire rút toàn bộ khoản đầu tư của mình trong lĩnh vực hàng không, thay vì tiếp tục “đặt cược” vào chúng. Có một thực tế đáng buồn là nếu như không huy động được vốn, chắc chắn các hãng hàng không sẽ sớm lâm vào phá sản. Nguồn vốn này mặc dù có thể cứu các hãng hàng không sống sót sau đại dịch, tuy nhiên sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp của họ. Việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm “loãng” giá trị khi thu nhập trong tương lai của họ phải chia sẻ cho nhiều cổ đông khác.

Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn “oằn mình” chống chọi với Covid-19 và tìm cách sống sót sau Covid-19 (tức là khi virus biến mất hoàn toàn hoặc vắc xin được tìm ra). Tuy nhiên, nếu giai đoạn “sống chung” với virus càng kéo dài thì sẽ làm cho giai đoạn phục hồi càng khó khăn hơn. Việc sống chung với virus sẽ kéo theo tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nợ Chính phủ chồng chất và thâm hụt ngân sách lớn. Ngay cả khi virus biến mất thì khó khăn vẫn sẽ đeo bám ngành hàng không khi hành vi của người tiêu dùng đã hoàn toàn thay đổi, nỗi sợ dịch bệnh sẽ khiến họ ngần ngại trong việc đưa ra quyết định đi đâu đó. Có thể nói ở thời điểm hiện tại, ngay cả các chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư kì cựu cũng không thể dự đoán được tương lai của ngành hàng không sẽ đi về đâu và phải mất bao lâu để ngành hàng không mới quay trở lại mức thu nhập như trước khi dịch bệnh diễn ra?

Không sợ NGHÈO ĐÓI bởi 10 quy luật kiếm tiền NGÀN NĂM VẪN ĐÚNG của người Do Thái: Muốn giàu phải nắm bắt

Người Do Thái có rất nhiều quan điểm kinh doanh đáng để chúng ta suy ngẫm và học hỏi. 10 quy luật dưới đây vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho đến ngày nay, cho thấy trí tuệ siêu việt của người Do Thái trong việc kiếm tiền.

1. Phục vụ cho phụ nữ

Luật kinh doanh Do Thái cho rằng: Muốn kiếm được nhiều tiền, đối tượng mà hoạt động kinh doanh của mình hướng tới phải bao gồm phụ nữ. Điều này dựa trên một quy luật bất biến: Đàn ông kiếm tiền, phụ nữ tiêu tiền. Sở thích của đàn ông vốn dĩ không nằm ở việc cất giữ và sử dụng tiền bạc (mua sắm vật dụng gia đình), họ tập trung nhiều hơn đến việc kiếm tiền. Còn tiêu những đồng tiền ấy ra sao, đấy chủ yếu là việc của phụ nữ.

Không sợ NGHÈO ĐÓI bởi 10 quy luật kiếm tiền NGÀN NĂM VẪN ĐÚNG của người Do Thái: Muốn giàu phải nắm bắt

Do đó, nhân viên tiếp thị nên nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của phụ nữ, đuổi theo lập trường của họ, thích ứng và thoả mãn nhanh chóng với những gì phụ nữ yêu thích. Hãy bám theo đặc điểm thích cái đẹp của phụ nữ và tạo ra những hoạt động bán hàng theo trào lưu mà họ quan tâm.

2. Không kiếm tiền chỉ ở một chỗ

Đi khắp nơi để kiếm tiền là đặc tính bẩm sinh của người Do Thái. Họ sinh ra đã là thương nhân của thế giới.

Dưới bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bất cứ ai cũng nên “Kinh doanh ở bốn phương, kiếm tiền tám hướng”. Hãy luôn luôn tìm kiếm thị trường mới, những cơ hội mới để gia tăng thu nhập. Đồng tiền bạn kiếm được không nên chỉ là đồng lương từ công việc chính!

3. Quy luật 78:22

Đàn ông kiếm được 78% tiền của thế giới, trong khi phụ nữ tiêu dùng 78% tiền của thế giới.

Quy luật 78:22 tồn tại phổ biến trong marketing, phát biểu rằng: 22% khách hàng tạo ra 78% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, trong hoạt động marketing, nên thực hiện chiến lược marketing lấy giá trị của khách hàng làm nền tảng, nắm chắc sản phẩm trọng điểm và khách hàng trọng điểm, từ đó nâng cao hiệu suất, hiệu quả và lợi ích của marketing.

4. Phục vụ cái miệng

Người Do Thái cho rằng trong quá trình buôn bán nên nhắm vào nhu cầu ăn uống của mọi người. Kinh doanh liên quan đến việc ăn uống là hoạt động đem lại lợi ích lâu dài và bền vững.

Không sợ NGHÈO ĐÓI bởi 10 quy luật kiếm tiền NGÀN NĂM VẪN ĐÚNG của người Do Thái: Muốn giàu phải nắm bắt

Marketing cũng phải xoay quanh việc phục vụ cái miệng, bởi vì ăn là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Cùng với việc thu nhập bình quân đầu người tăng, người tiêu dùng ngày càng trở nên khắt khe và dành nhiều thời gian hơn trong việc làm hài lòng cái miệng của mình. Chính vì vậy, kinh doanh ngành hàng ăn uống không bao giờ lỗi thời, và sản phẩm làm vừa lòng yêu cầu cơ bản của mọi người sẽ có không gian phát triển rộng lớn.

5. Kiếm tiền bằng trí tuệ

Sự thông minh có thể kiếm ra tiền mới là sự thông minh thật sự. Người Do Thái cho rằng kiếm tiền là đạo lý hiển nhiên và là việc vô cùng tự nhiên, nếu như tiền có thể kiếm được mà không kiếm, điều đó quả là có lỗi với tiền, phải bị thượng đế nghiêm phạt.

Marketing cũng cần phải dùng não mà suy xét, phân tích hành vi chi tiêu của người tiêu dùng, những tâm lý người tiêu dùng đòi hỏi khi sử dụng sản phẩm. Chiến lược đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là chiến lược thoả mãn được những nhu cầu thầm kín của khách hàng.

6. Tăng doanh thu quan trọng hơn là tiết kiệm

Của cải chúng ta có được là do chúng ta bỏ mồ hôi công sức để làm ra, chứ không phải là ăn tiêu tiết kiệm tích góp mà có. Đây là niềm tin không thể bị lay động của thương nhân Do Thái.

Kết quả tốt nhất của hoạt động marketing cần phải có sự đầu tư cao, lấy việc gia tăng doanh thu làm mục tiêu chính. Để làm được điều đó, cần không ngừng tìm kiếm khách hàng mới trong khi duy trì tốt quan hệ với những người khách hàng cũ, thông qua các hoạt động truyền bá có sức ảnh hưởng. Trong quá trình hoạt động marketing, cần nhấn mạnh hiệu suất và lợi ích, một mặt phải ngăn chặn lãng phí, mặt khác phải tạo ra “Hệ thống sinh thái marketing” và “Marketing hài hòa”.

7. Thời gian là vàng bạc

Trong châm ngôn kinh doanh của người Do Thái có câu:”Đừng đánh cắp thời gian”. Câu châm ngôn này vừa là châm ngôn liên quan đến kiếm tiền, vừa là lời nhắc nhở cần phải hành xử lễ phép khi thực hiện hoạt động kinh doanh của người Do Thái. Người Do Thái xem trọng thời gian, ở một tầng ý nghĩa khác là nắm chắc từng phút từng giây mới có thể giành được cơ hội trong kinh doanh.

Không sợ NGHÈO ĐÓI bởi 10 quy luật kiếm tiền NGÀN NĂM VẪN ĐÚNG của người Do Thái: Muốn giàu phải nắm bắt

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, ai chậm chân sẽ mất cơ hội. Do đó, hoạt động marketing cần phải phản ứng lại một cách cấp tốc, giành quyền chủ động cạnh tranh, thay đổi linh hoạt, không ngừng điều chỉnh.

8. Giữ chữ tín là việc quan trọng

Trong kinh doanh người Do Thái chú trọng nhất là “khế ước”. Thương nhân Do Thái nổi tiếng là người biết trọng chữ tín. Người Do Thái một khi đã ký hợp đồng, bất luận xảy vấn đề gì, cũng đều quyết không nuốt lời.

Trong hoạt động marketing, cũng cần phải lấy việc giữ chữ tín làm gốc. Cần phải tuân thủ quy luật của cuộc chơi, thiết lập mối quan hệ cộng sự hợp tác đáng tin cậy với người có liên quan, dùng sự chân thành lay động trái tim khách hàng nếu bạn muốn công việc thuận lợi suôn sẻ.

9. Đứng ở trên cao mới có thể nhìn ra xa

Người Do Thái cho rằng trong kinh doanh nên “cố gắng nhìn thêm vài bước”, sự phát triển trong tương lai mà bạn có thể nghĩ đến là bao nhiêu, thì thành công của bạn sẽ đến được bấy nhiêu. “Chân không thể chạm đến, thì mắt phải thấy được. Mắt không thể thấy được, thì tim phải cảm nhận được.”

Marketing cũng cần ánh mắt chiến lược, tránh mắc phải “Chứng marketing thiển cận”. Bất luận làm gì, bạn cũng đều cần tư duy chiến lược, thực hiện những nước đi phù hợp với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và xu hướng phát triển ngành nghề. Bước trước nửa bước, bạn mới có thể dẫn dắt và tạo ra nhu cầu của thị trường.

10. Đàm phán tạo ra giá trị

Một câu chuyện kinh điển được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Do Thái: Có một người cho hai đứa trẻ một quả cam. Hai đứa trẻ chỉ vì việc chia quả cam này mà cãi nhau. Thấy vậy, người đó liền đề xuất: Cho một đứa trẻ phụ trách cắt quả cam, đứa trẻ còn lại sẽ được chọn cam trước. Kết quả, hai đứa trẻ tự cầm lấy nửa quả cam của mình, vui vẻ trở về nhà. Đứa trẻ thứ nhất về đến nhà, liền lấy các múi cam vứt đi, đem vỏ cam nghiền nát ra, trộn vào trong bột mì nướng bánh ăn. Đứa trẻ kia thì lấy múi cam bỏ vào máy ép trái cây ép thành nước để uống, vứt vỏ xanh vào thùng rác.

Từ câu chuyện phía trên chúng ta có thể thấy, mặc dù hai đứa trẻ mỗi đứa đều cầm lấy một nửa quả cam bằng nhau, nhưng chúng lại không tận dụng hết nguyên liệu của mình, không đạt được lợi ích lớn nhất.

Trước đó, chúng không nói ra thứ mà bản thân muốn, không nói chuyện và thương lượng với nhau, từ đó dẫn đến việc theo đuổi một cách mù quáng về sự công bằng trên lập trường và hình thức. Kết quả, hai bên không thoả thuận được với nhau trong quá trình đàm phán. Trong hoạt động marketing, bạn không tránh khỏi phải đối mặt với rất nhiều cuộc đàm phán. Lúc này, bạn nên tăng cường giao tiếp, thông qua đó để gây dựng thiện cảm nơi đối tác, và cùng nhau làm việc để ra được một kết quả mà “đôi bên cùng có lợi”.


Berkshire Hathaway của Warren Buffett ‘bốc hơi’ 90 tỷ USD vốn hóa

Berkshire Hathaway của huyền thoại đầu tư Warren Buffett bị tác động nặng nề về phương diện vốn hóa hơn gần như mọi công ty niêm yết khác tại Mỹ.
Cổ phiếu của Tập đoàn đa ngành này đã rớt 16% trong năm nay, từ đó kéo vốn hóa thị trường giảm khoảng 90 tỷ USD xuống gần 460 tỷ USD.
Berkshire Hathaway của Warren Buffett 'bốc hơi' 90 tỷ USD vốn hóa
Chỉ có JPMorgan, Wells Fargo, Bank of America và Exxon Mobil bị giảm vốn hóa mạnh hơn Berkshire Hathaway. Mỗi công ty trong số này giảm từ 110-140 tỷ USD vốn hóa so với đầu năm nay.
Đà giảm mạnh lần đầu được cảnh báo bởi Will Hershey – CEO và đồng sáng lập Roundhill Investments – trong một dòng tweet ngày 19/07.
Hershey cũng chỉ ra Amazon có thêm hơn 560 tỷ USD vốn hóa trong năm nay, trong khi vốn hóa của Apple, Microsoft, Tesla và Google tăng từ 100-400 tỷ USD mỗi công ty.
Trong một email gửi tới Business Insider, ông Hershey xác nhận rằng Berkshire Hathaway là công ty Mỹ bị giảm vốn hóa mạnh thứ 5 trong năm nay. Nỗi đau của Berkshire Hathaway cũng thể hiện qua sự suy giảm giá trị lượng cổ phần của Công ty tại JPMorgan, Wells Fargo, and Bank of America.
Công ty của ông Warren Buffett cũng đầu tư mạnh vào ngành dầu khí, qua đó dễ bị tổn thương trước sự suy giảm của giá dầu.
Đây là biểu đồ cho thấy những công ty tăng/giảm mạnh nhất về vốn hóa trong năm nay:
Berkshire Hathaway của Warren Buffett 'bốc hơi' 90 tỷ USD vốn hóa

15 PHÁT NGÔN ĐỂ ĐỜI CỦA VLADIMIR PUTIN

WARREN BUFFETT: THÀNH CÔNG CHỈ DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI BIẾT "LƯỜI BIẾNG"

6 BÍ MẬT KIẾM TIỀN CỦA NGƯỜI GIÀU NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BAO GIỜ BIẾT

Thời niên thiếu ĐẦY TỘI LỖI của Vladimir Putin

Những KẺ NGỐC HƠN - Một góc nhìn thực tế về bong bóng đầu tư

Chu kỳ 80 năm - Nền KINH TẾ có đang dần đi về cuối mùa đông? - TS Harry Dent

Khu vực Châu Á dễ bị TỔN THƯƠNG liệu đã sẵn sàng cho một cuộc KHỦNG HOẢNG mới?

Trong KHỦNG HOẢNG KINH TẾ, làm gì để SỐNG SÓT và THỊNH VƯỢNG? - TS. Harry Dent

Charlie Munger – chờ đợi 50 năm để mua 1 cổ phiếu và biến 10 triệu USD thành 800 triệu USD

Trải nghiệm ĐỔ LỬA trong vòng xoáy KHỦNG HOẢNG tại phố Wall của Guy Spier

6 chiến lược được Warren Buffett dùng xuyên suốt sự nghiệp

Những CÚ LỪA về Warren Buffett - Điều gì đang bị che giấu?

Trật tự thế giới mới sau đại dịch: Hãy chào đón Kỷ nguyên của Châu Á

Người giàu đã dùng KHỦNG HOẢNG để phất lên như thế nào?

Liệu có KHỦNG HOẢNG KINH TẾ năm 2020? Đây mới là điều Warren Buffett và Charlie Munger chờ đợi!

Châu Á và nguy cơ vỡ nợ sau KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - Lời cảnh tỉnh cho thế hệ "tiêu tiền như người Mỹ"

BÍ QUYẾT giúp Warren Buffett biến 10 đô la cắt tóc thành 1.000.000 đô la

6 chiến lược được Warren Buffett dùng xuyên suốt sự nghiệp

3 LỜI NÓI DỐI VĨ ĐẠI NHẤT TRONG ĐẦU TƯ - 90% NHÀ ĐẦU TƯ TỪNG MẤT TIỀN VÌ NÓ

MONISH PABRAI - "Kỳ nhân" trên mảnh đất đầu tư

LƯƠNG 7 TRIỆU CÓ THỂ MUA ĐƯỢC NHÀ VÀ XE SAU 5 NĂM NHỜ CÁCH NÀY CỦA TỈ PHÚ LÝ GIA THÀNH

7 bí quyết CHỮA TÚI TIỀN RỖNG từ người GIÀU NHẤT thành Babylon

John Paulson - Từ dân buôn CÒ CON thành ÔNG TRÙM phố Wall rồi MẤT TRẮNG trong 1 đêm

Người giàu đã dùng KHỦNG HOẢNG để phất lên như thế nào?

Áp dụng LÃI KÉP vào cuộc sống

Những CÚ LỪA về Warren Buffett - Điều gì đang bị che giấu?

Trong KHỦNG HOẢNG KINH TẾ, làm gì để SỐNG SÓT và THỊNH VƯỢNG? - TS. Harry Dent