Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

Thế Giới Di Động lên tiếng về việc sa thải hơn 12.000 nhân sự

 Ông lớn ngành bán lẻ khẳng định chưa từng có chủ trương thực hiện kế hoạch sa thải nhân viên, tổng số lượng nhân sự của doanh nghiệp sụt giảm là do biến động tự nhiên.

Đây là thông tin vừa được Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) phản hồi liên quan đến việc doanh nghiệp sa thải 12.000 nhân sự.

"Chúng tôi khẳng định chưa từng có chủ trương thực hiện kế hoạch sa thải nhân viên. Tổng số nhân sự sụt giảm hoàn toàn do biến động tự nhiên", văn bản nêu rõ.

Theo doanh nghiệp này, các năm trước, số lượng nhân sự nghỉ việc được bù đắp bằng số lượng tuyển mới, tuy nhiên, do tình hình kinh tế và sức mua giảm sút từ cuối năm 2022 tới đầu năm nay, MWG tạm ngừng tuyển dụng thay thế. Đồng thời, doanh nghiệp còn thực hiện sắp xếp lại các vị trí dựa vào doanh thu thực tế, do đó, sẽ có sự sụt giảm.

Quy mô nhân sự của Thế giới Di độngI/2021II/2021III/2021IV/2021I/2022II/2022III/2022IV/2022I/202362.5k65k67.5k70k72.5k75k77.5k80k82.5k
I/2022
:76.775

Bên cạnh đó, Tập đoàn còn cho biết nguyên nhân của con số chênh lệch 12.000 người là do có sự thay đổi trong cách tính số lượng nhân viên tại 2 thời điểm trong báo cáo tài chính.

Cụ thể, tại báo cáo tài chính ngày 30/09/2022, cách tính số lượng nhân viên là dựa vào số người được chuyển lương tại thời điểm báo cáo, nên bao gồm cả nhân sự đã kết thúc làm việc tại công ty nhưng tới thời điểm báo cáo mới chuyển lương do cần thời gian hoàn tất thủ tục nghỉ việc. Số lượng theo cách tính này là 80.321 người.

Tại báo cáo ngày 31/03/2023, cách tính số lượng nhân viên đã thay đổi. Số lượng nhân viên được công bố chính là số lượng nhân viên chính thức và thực tế đang làm việc tại thời điểm báo cáo. Số lượng theo cách tính này là 68.048 người.

Nếu xét cùng một phương pháp tính dựa vào số nhân viên thực tế đang làm việc tại thời điểm báo cáo, thời điểm 30/09/2022 số lượng nhân viên của MWG là 77.092 người.

"Như vậy, số lượng nhân sự biến động thực tế của Thế Giới Di Động là khoảng 9.000 người trong 6 tháng, tỷ lệ 12%. Với một công ty có số lượng nhân sự rất lớn, lên tới 70.000 nhân viên, tỷ lệ nghỉ việc 9.000 người trong 6 tháng là tỷ lệ biến động tự nhiên, con số này hoàn toàn bình thường so với trung bình ngành, khoảng 15,6%", thông báo của Thế Giới Di Động cho hay.

Cũng theo thông báo này, ông lớn đầu ngành bán lẻ khẳng định vẫn đang có nhu cầu tuyển thêm 2.500 nhân viên cho hệ thống siêu thị mini Bách Hóa Xanh.

Trước đó, theo các báo cáo tài chính, MWG đã có 2 quý liên tiếp cắt giảm số lượng lớn nhân viên trong bối cảnh thị trường bán lẻ suy yếu. Theo báo cáo tài chính quý I, số lượng nhân viên tính đến cuối tháng 3 của nhà bán lẻ điện máy, điện thoại lớn nhất cả nước này là hơn 68.000 người. Như vậy trong quý I, MWG đã sa thải 5.202 nhân sự so với thời điểm đầu năm.

Trước đó, trong báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, quy mô nhân sự của TGDĐ thu hẹp còn 73.202 nhân viên, giảm hơn 7.000 nhân viên với quý liền trước, tương đương 4% nhân sự.

Như vậy, tính chung nửa năm qua, Thế giới Di động cắt giảm tổng cộng 12.000 người. Quy mô nhân sự này tương đương mức cuối năm 2021. Tuy nhiên, trên website của mình, Thế giới Di động đang thông báo tuyển gần 3.000 lao động mới.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

NHNN sắp chuyển giao bắt buộc CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank

 Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.

OceanBank là một trong 4 ngân hàng yếu kém đã có phương án xử lý. Ảnh: Quang Thắng.

OceanBank là một trong 4 ngân hàng yếu kém đã có phương án xử lý. Ảnh: Quang Thắng.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phục vụ thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết cơ quan này đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.

Trong đó có 3 ngân hàng mua bắt buộc là Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank). Hiện các nội dung tiếp theo đang được các bên liên quan thực hiện để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng nói trên theo trình tự, thủ tục quy định.

Riêng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trường hợp được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, NHNN cho biết đang thực hiện các thủ tục đánh giá tổng thể thực trạng để có cơ sở xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng này, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cơ quan quản lý cho biết đã khẩn trương, tích cực phối hợp với các bộ, ngành triển khai các giải pháp theo quy định pháp luật để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền; thường xuyên rà soát, theo dõi để kịp thời xử lý các thông tin chưa đúng sự thật, gây hoang mang dư luận.

"Đến nay, hoạt động của SCB vẫn trong tầm kiểm soát và dần ổn định; không xảy ra tình huống mất an ninh, trật tự trên các địa bàn có chi nhánh, phòng giao dịch của SCB", báo cáo nêu.

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị NHNN chỉ đạo khẩn trương trình phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, nhất là Ngân hàng SCB và lưu ý phải bảo đảm minh bạch, không thất thoát tài sản.

Về xử lý nợ xấu, theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối năm 2022 ở mức 2%. Song cuối tháng 2 đã tăng lên 2,91%, tăng 0,91% so với cuối 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021 (1,49%).

Mặc dù theo báo cáo của các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới 3%, nhưng Ngân hàng Nhà nước qua rà soát cho rằng một số khoản nợ chưa phải là nợ xấu nhưng có nguy cơ chuyển nhóm nợ, như các khoản được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ hay các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái.

Do đó, cần ghi nhận những khoản này để có giải pháp quản lý, xử lý nhằm ngăn ngừa nguy cơ chuyển nợ xấu trong tương lai. Trên nguyên tắc đó, NHNN xác định tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 2 ước chiếm tỷ lệ 5% so với tổng dư nợ.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Tiền đang rời khỏi Singapore

 Sau khi nhận được hàng tỷ SGD tiền gửi vào tháng trước, các ngân hàng thương mại tại Singapore đã bị rút lại tiền.

Theo trang tin Bloomberg, vào tháng trước - thời điểm mà một loạt ngân hàng tại Mỹ sụp đổ và làm dấy lên nguy cơ lan rộng khủng hoảng ra toàn cầu, các nhà băng tại Singapore đã nhận được rất nhiều tiền gửi từ người dân nước ngoài.

Tuy nhiên, sang tháng 4, tổng tiền gửi nước ngoài tại đây đã sụt giảm mạnh xuống còn 521,8 tỷ SGD từ mức 544 tỷ SGD - tương đương giảm 22,2 tỷ SGD. Theo dữ liệu từ Cơ quan Tiền tệ nước này, đây là mức tiền gửi nước ngoài thấp nhất kể từ tháng 7/2022.

22,2 tỷ SGD tiền gửi nước ngoài tại Singapore đã bị rút ra trong tháng 4/2023. Ảnh: Nikkei Asia.
tien gui Singapore anh 1

22,2 tỷ SGD tiền gửi nước ngoài tại Singapore đã bị rút ra trong tháng 4/2023. Ảnh: Nikkei Asia.

Không chỉ riêng tiền gửi nước ngoài, tổng dư nợ cho vay và ứng trước của các ngân hàng thương mại tại Singapore cũng đồng thời giảm tới 7 tỷ SGD trong tháng vừa qua, xuống còn 796,87 tỷ USD và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021.

Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân khiến tổng dư nợ giảm mạnh là Ngân hàng Trung ương Singapore đã thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ lần thứ 5 liên tiếp, đồng thời thông báo chưa có ý định giảm lãi suất trong tương lai gần.

Ngoài ra, đầu tuần vừa qua, Cơ quan Tiền tệ Singapore cũng lên tiếng cảnh báo rằng "triển vọng lĩnh vực tài chính trong nước đang dần suy yếu do ảnh hưởng bởi bối cảnh bất ổn từ ngành ngân hàng Mỹ".

Theo báo cáo từ cơ quan này, đà tăng trưởng kinh tế Singapore trong năm 2023 sẽ tiếp tục giảm do triển vọng kinh tế toàn cầu đã chậm lại, đi kèm với lạm phát kéo dài, giá cả bất ổn và các điều kiện tài chính hạn chế.

Bên cạnh đó, trong một báo cáo về tình trạng lao động quý đầu 2023, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore đã giảm xuống mức 1,8% - xác lập mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua. Trong khi đó, tỷ lệ sa thải lao động tại đây lại tăng liên tiếp 3 quý.

Lý giải về 2 xu hướng trái chiều này, Bộ Nhân lực Singapore cho biết tăng trưởng việc làm trong thời gian tới có khả năng sẽ giảm sút và duy trì không đồng đều giữa các ngành, do những khó khăn kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều nhu cầu nhân lực khác nhau.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Nhiều ngân hàng trung ương tăng tích trữ vàng

 Chỉ trong tháng 3, Singapore đã bổ sung thêm 17,3 tấn vàng vào kho dự trữ.

Nhiều ngân hàng trung ương đang có động thái tích trữ vàng. Ảnh: Shutterstock.

Nhiều ngân hàng trung ương đang có động thái tích trữ vàng. Ảnh: Shutterstock.

Theo Kitco News trích dẫn nguồn tin từ Hội đồng vàng thế giới (WGC), trong suốt tháng 3, dù giá giao dịch kim loại quý neo ở mức cao, Ngân hàng Trung ương Singapore vẫn tiếp tục bổ sung một số lượng đáng kể vàng thỏi vào kho dự trữ của mình.

Krishan Gopal - nhà phân tích cấp cao tại WGC - cho biết Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã mua 17,3 tấn vàng chỉ trong tháng 3.

“Điều này có nghĩa là MAS đã mua 68,7 tấn vàng trong quý I, nâng dự trữ vàng lên 222,4 tấn, nhiều hơn 45% so với cuối tháng 12”, Gopal cho biết trên Twitter.

Trung Quốc cũng là quốc gia có động thái bổ sung vàng thỏi vào kho dự trữ của mình trong tháng 3 này, bằng việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc báo cáo đã mua thêm 18 tấn vàng. Động thái này đánh dấu việc Trung Quốc đã có tháng mua vàng thứ 5 liên tiếp, nâng tổng dự trữ vàng hiện ở mức 2.068 tấn, theo báo cáo của WGC.

Nhà phân tích cấp cao tại WGC cũng cho biết Ấn Độ đã mua 3,5 tấn vàng thỏi trong tháng 3, nâng tổng lượng vàng thỏi mua trong quý I lên 7,3 tấn. Như vậy, ngân hàng trung ương của nước này hiện tích khoảng 794,6 tấn vàng trong kho dự trữ.

Ở chiều hướng ngược lại, cũng có một số ngân hàng trung ương quốc gia khác thực hiện hoạt động bán ra, với việc giá vàng cuối tháng 3 liên tục kiểm tra mức 2.000 USD/ounce.

Cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ từng là nước mua vàng nhiều nhất trong năm 2022 cũng đã bắt đầu hành động giảm dự trữ vàng của mình.

Dữ liệu từ ngân hàng trung ương nước này cho thấy dự trữ vàng của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 9% chỉ trong 7 tuần qua. WGC cũng báo cáo rằng nước này đã bán 15 tấn vàng vào tháng 3, đánh dấu lần bán ròng đầu tiên cho mặt hàng này kể từ tháng 11/2021.

Vào năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến ​​nhu cầu vàng tăng vọt với việc người dân tích trữ kim loại quý này như một hàng rào chống lại lạm phát và sự mất giá của đồng nội tệ.

Một ngân hàng trung ương khác cũng thực hiện việc bán vàng là Ngân hàng Quốc gia Kazakhstan, hiện đã bán 10,5 tấn trong tháng 3. So với cùng kỳ năm ngoái, ngân hàng điều hành chính sách tiền tệ Kazakhstan đã giảm đi 19,6 tấn vàng nắm giữ. Như vậy, tổng dự trữ vàng của nước này hiện ở mức 332 tấn - thấp nhất kể từ tháng 8/2018.