Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2023

Thu hút TIỀN BẠC và TÀI LỘC cực mạnh || Ám thị tiềm thức LUẬT HẤP DẪN 01:01:01

TRÚNG VÉ SỐ - Gia tăng khả năng trúng thưởng CỰC MẠNH bằng ÁM THỊ ||Luật hấp dẫn

TÔI LÀ TỶ PHÚ - 33 khẳng định giàu có thành công|| Luật hấp dẫn

Buổi 3 Chặng Rèn Trí Tư Duy Nhân Quả Nghệ Thuật Ra Quyết Định

Vì Sao Nói Cuộc Đời Là Một Hành Trình Tâm Linh? | Thầy Trần Việt Quân | GNH Talk

Sự Thật Về Hầu Đồng Không Hề Đơn Giản Như Chúng Ta Nghĩ | Thầy Trần Việt Quân

Các Phương Pháp Chữa Lành Sức Khỏe Thân Tâm | GNH Talk

[Hỏi Đáp] Phát Triển Bản Thân, Định Vị Cuộc Đời | GNH Talk

Tại Sao Có Những Người Thành Công Khi Còn Rất Trẻ? | GNH Talk

"https://www.youtube.com/embed/xBG-aKw5BCs" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" allowfullscreen>

Làm Sao Để Bình An Trước Nghịch Cảnh Cuộc Đời | Thầy Trần Việt Quân

Đi Tìm Giá Trị Cuộc Đời - Nhờ Có Khổ Đau Mà Ta Tìm Về Được Hạnh Phúc - CHÁNH KIẾN | TRẦN VIỆT QUÂN

Giá Trị Cuộc Đời | Năng lực tư duy sâu để nhìn ra Giá trị cuộc đời | Chánh Kiến - Trần Việt Quân

99 Lời Khuyên Vàng Ngọc - Món Quà Để Lại Trước Lúc Lâm Chung Của Vị Thầy Thuốc Cao TuổI

Thơ ngâm hay nhất || NSND Thúy Mùi diễn ngâm || Nghe mãi không chán

Nhạc Thiền Cho Buổi Sáng Tĩnh Tâm An Lạc - Ngày Mới Tràn Đầy Năng Lượng

Õ CỬA TRÁI TIM ➤ MAI TIẾN ĐẠT ➤ LK Nhạc Sống Thôn Quê Toàn Bài Hay KHÔNG QUẢNG CÁO NGỌT LỊM TIM

Ngâm Thơ Thúy Mùi Đêm Khuya Thanh Vắng Ngủ Ngon Tuyệt Vời

HẦM ĐƯỜNG BỘ VƯỢT HỒ TÂY NỐI LIỀN CẦU TỨ LIÊN |Trục đô thị xuyên tâm Hà Nội

Tại Sao Không Bỏ Đi 3 Số 0 Trên Tiền Việt Nam - Nếu 500.000 VND = 500 VND

Lỡ Bước Sang Ngang [Thơ Nguyễn Bính] Thúy Mùi & Khắc Tư ngâm thơ (4K)

Tại sao không in cho mỗi người 10 tỷ để tiêu - Tóm tắt nhanh lý do

Ngâm Thơ - Mưa Xuân [Nguyễn Bính] Thúy Mùi (4K)

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO LÀ GÌ? CHÚNG GỒM CÓ NHỮNG DẠNG NÀO?

Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo, hay còn thường được gọi là năng lượng sạch, được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên hoặc các quy trình tự nhiên nào đó được hình thành liên tục. Chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, gió thổi luôn xuất hiện liên tục từng ngày.
Mặc dù năng lượng tái tạo vẫn thường được coi là một công nghệ mới nhưng trên thực tế con người chúng ta đã sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên này từ lâu, chẳng hạn như phơi khô quần áo (nắng và gió), thuyền buồm (lợi dụng sức gió), thiết kế giếng trời cho ngôi nhà (ánh sáng mặt trời)… Nhưng trong hơn 500 năm qua, con người đã chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng rẻ hơn, hiệu quả nhanh hơn nhưng lại vô cùng “bẩn” và không thể tái tạo như than đá và khí đốt.
Bây giờ chúng ta đã có những cách thức để cải tiến và đổi mới các công cụ tận dụng năng lượng mặt trời và gió, các công cụ này đang dần ít tốn kém hơn trong việc sản xuất và vận hành, năng lượng tái tạo đang trở thành một nguồn năng lượng quan trọng và rất hứa hẹn trong tương lai. Năng lượng tái tạo đang dần mở rộng một cách nhanh chống ở cả những quy mô lớn và nhỏ; từ các nhà máy điện mặt trời, điện gió cho đến những hệ thống điện năng lượng mặt trời nhỏ phục vụ cho từng nhà dân. Thậm chí ở các nước phát triển còn xuất hiện những hệ thống điện mặt trời cộng đồng được xây dựng bởi các hợp tác xã nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu điện của chính họ.
Khi việc sử dụng các nguồn tái tạo đang liên tục phát triển, mục tiêu chính của những người đứng đầu là hiện đại hóa để tích hợp điện tái tạo với lưới điện một cách hiệu quả nhất ở tất cả các khu vực.
Năng lượng không thể tái tạo là gì?
Năng lượng không thể tái tạo hay còn gọi là năng lượng “bẩn”, được tạo ra từ các nhiên liệu hóa thạch như dầu, khí đốt và than đá. Các nguồn năng lượng không thể tái tạo chỉ có sẵn với một lượng nhất định và sẽ biến mất dần theo thời gian.
Các nguồn năng lượng không thể tái tạo thường phân bố không đồng đều ở mỗi khu vực trên toàn thế giới, sẽ có một số vùng rất dồi dào và cũng có những vùng bị khan hiếm. Tuy nhiên, ở mọi quốc gia trên thế giới đều có thể tiếp cận được với nắng và gió. Việc ưu tiên năng lượng tái tạo cũng có thể giúp một số quốc gia giảm đi sự phụ thuộc vào các nước phân phối giàu nhiên liệu hóa thạch.
Rất nhiều nguồn năng lượng không tái tạo có thể gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏ của con người. Ví dụ, việc khoan dầu có thể đòi hỏi phải phá rừng, các công nghệ kết hợp thủy lực cắt phá có thể gây ra động đất và ô nhiễm nước và các nhà máy điện than có thể làm ô nhiễm mùi hôi không khí. Tóm lại, tất cả các hoạt động này góp phần rất lớn vào sự nóng lên toàn cầu.
Phân loại
Có nhiều dạng năng lượng tái tạo. Phần lớn các dạng năng lượng phục hồi, bằng cách này hay cách khác về căn bản đều phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời. Năng lượng từ gió và năng lượng thủy điện đều là kết quả trực tiếp của sự chênh lệch nhiệt độ nóng lên của bề mặt Trái đất, dẫn đến không khí chuyển động (gió) và lượng mưa hình thành vì bầu không khí được nâng lên (liên quan đến thủy điện). Năng lượng mặt trời là sự chuyển đổi trực tiếp từ ánh sáng sang điện năng bằng hiệu ứng quang điện (thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời). Năng lượng sinh khối được lưu trữ ánh sáng mặt trời được chứa trong thực vật. Các dạng năng lượng tái sinh khác không phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời là năng lượng địa nhiệt, là kết quả của sự phân rã phóng xạ từ các khoáng vật ở lớp vỏ Trái đất kết hợp với với nhiệt trong tâm Trái đất, và năng lượng thủy triều là sự chuyển đổi năng lượng hấp dẫn.
1. Năng lượng mặt trời
Con người đã biết cách ứng dụng năng lượng mặt trời trong hàng ngàn năm qua để trồng trọt, sưởi ấm và làm khô thức ăn. Theo Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia Hoa Kỳ (NREL) cứ một giờ chiếu sáng của Mặt trời xuống Trái đất, tất cả nguồn năng lượng này đủ để cả thế giới sử dụng trong một năm. Ngày nay, chúng ta sử dụng ánh nắng mặt trời theo nhiều cách như sưởi ấm ngôi nhà, làm nóng nước, tạo ra điện cung cấp cho các thiết bị điện – điện tử…
Tế bào quang điện (solar cell) chủ yếu được làm từ silicon hoặc các vật liệu khác có khả năng biến đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng. Hệ thống năng lượng mặt trời ngày nay được ứng dụng trực tiếp với các quy mô lớn nhỏ khác nhau ngay trên mái của các ngôi nhà dân, doanh nghiệp hoặc các cộng đồng hợp tác xã. Các hệ thống như thế này giúp tạo ra nguồn điện năng dồi dào nhưng không hề ảnh hưởng về mặt sinh thái.
Năng lượng mặt trời chỉ cung cấp hơn 1% sản lượng điện của Hoa Kỳ, nhưng chiếm gần một phần ba công suất phát “điện mới”, chỉ đứng sau khí đốt tự nhiên (số liệu 2017).
Hệ thống phát điện bằng các tấm pin năng lượng mặt trời không sản sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí và đặc biệt là không tạo ra CO2 (gây hiệu ứng nhà kính), miễn là chúng được lắp đặt đúng cách thì hầu hết các tấm pin năng lượng mặt trời ít tác động đến môi trường.
2. Năng lượng từ gió
Sự chuyển động của khí quyển được thúc đẩy bởi sự chênh lệch về nhiệt độ ở bề mặt Trái đất, do lượng nhiệt từ bức xạ của mặt trời chiếu lên bề mặt Trái đất thay đổi liên tục. Năng lượng gió có thể được sử dụng để ứng cho hệ thống bơm nước hoặc tạo ra điện, nhưng công nghệ này đòi hỏi phải có không gian rất rộng để có thể tạo ra một lượng năng lượng đáng kể.
Ngày nay, các tuabin gió được xây dựng rất cao (bằng với các tòa nhà chọc trời), với đường kính cánh gió rất lớn. Nhưng công cụ này giúp sản xuất ra một lượng điện tương đối lớn dựa vào sức gió thổi.
Năng lượng từ gió được biết đến là nguồn năng lượng rẻ nhất ở một vài quốc gia trên thế giới. Có thể kể đến các tiểu bang như California, Texas, Oklahoma, Kansas và Iowa của Hoa Kỳ sở hữu những khu vực có tốc độ gió cao giúp sản xuất ra lượng điện gió dồi dào.
3. Thủy điện
Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo đang dẫn đầu ở hầu hết các quốc gia, với các nhà máy thủy điện quy mô rất lớn. Thủy điện phụ thuộc vào nước – thường là dòng nước chảy với tốc độ nhanh ở các con sông hoặc nước chảy nhanh từ trên cao xuống như thác, chúng ta sẽ tận dụng sức nước để thiết lập các tuabin máy phát điện.
Tuy nhiên, trên thế giới rất nhiều nhà máy thủy điện lớn hay đập thủy điện siêu lớn không được xem là nguồn năng lượng tái tạo. Bởi vì nhưng con đập này làm chuyển hướng và giảm dòng chảy tự nhiên, làm ảnh hưởng đến quần thể động vật và con người sinh sống quanh dòng sông đó. Các nhà máy thủy điện nhỏ (công suất lắp đặt dưới 40 MW) sẽ được quản lý cẩn thận hơn và không có xu hướng tác động đến môi trường vì chúng chỉ chuyển hướng 1 phần của dòng nước chảy.
4. Năng lượng sinh khối
Sinh khối là vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ động thực vật và bao gồm cây trồng, gỗ thải và cây cối. Khi sinh khối bị đốt cháy, năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt và có thể tạo ra điện bằng tuabin hơi nước.
Sinh khối thường bị nhầm lẫn là nhiên liệu sạch, tái tạo và là nguồn thay thế xanh hơn cho nhiên liệu hóa thạch khác trong việc sản xuất điện. Tuy nhiên, khoa học gần đây cho thấy nhiều dạng sinh khối – đặc biệt là từ rừng lại tạo ra lượng khí thải CO2 cao hơn nhiêu liệu hóa thạch. Cũng có những hậu quả tiêu cực đối với sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, một số dạng năng lượng sinh khối có lượng thải CO2 thấp được lựa chọn trong một số trường hợp. Ví dụ, mùn cưa và phoi từ các xưởng cưa sẽ nhanh chóng phân hủy và giải phóng carbon với lượng thấp.
5. Nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro
Đây cũng cũng không phải là nguồn năng lượng tái tạo hoàn toàn những rất dồi dào và rất ít ô nhiễm môi trường khi sử dụng. Hydrogen có thể được đốt làm nhiên liệu, điển hình là xe chạy bằng hơi nước. Ứng dụng nhiên liệu đốt (sạch) này có thể giảm đáng kể ô nhiễm trong các thành phố. Hydrogen còn có thể được sử dụng trong pin nhiên liệu hyrdo, tương tự như pin lưu trữ để cung cấp năng lượng cho động cơ điện. Trong cả hai trường hợp sản xuất quan trọng của hydrogen này đòi hỏi động cơ nhiệt có sức mạnh lớn, nên “được cái này, thì mất cái khác” những nhà máy sản xuất động cơ chạy bằng hơi nước sẽ xả khí thải nhiều hơn. Ngày nay, có một số phương pháp đầy hứa hẹn để sản xuất khí hydro chẳng hạn như năng lượng mặt trời, chúng ta có thể hy vọng vào một bức tranh tích cực hơn trong tương lai gần.
6. Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong tâm của Trái Đất. Nguồn năng lượng này xuất phát từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ quá trình phân rã phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất. Ở một số khu vực nhất định, độ dốc địa nhiệt (tăng dần nhiệt độ theo độ sâu) sẽ đủ cao để có thể khai thác và tạo ra điện. Công nghệ để khai thác năng lượng này còn bị giới hạn ở mộ vài địa điểm trên Trái đất cũng như còn tồn tại nhiều vấn đề kỹ thuật làm hạn chế tiện ích của nó. Một dạng năng lượng địa nhiệt khác là năng lượng Trái đất, đây là kết qủa của việc lưu trữ nhiệt trên bề mặt Trái đất. Dạng năng lượng này chỉ có thể dùng để duy trì nhiệt độ thoải mái trong các tòa nhà, chứ không thể sử dụng để sản xuất điện được.
7. Các dạng năng lượng tái tạo khác
Năng lượng từ thủy triều, đại dương và phản ứng tổng hợp hydro nóng là những dạng khác có thể được sử dụng để tạo ra điện. Những dạng năng lượng tái sinh này có những nhược điểm đáng kể vẫn đang được các nhà khoa học thảo luận để giải quyết trong cuộc khủng hoảng năng lượng sắp tới.
Một quốc gia có thể sử dụng hoàn toàn 100% năng lượng tái tạo hay không?
Nếu trước đây bạn có quan niệm rằng con người không thể sống dựa vào 100% năng lượng tái tạo, thì giờ đây bạn nên suy nghĩ lại về điều đó. Một vài quốc gia trên thế giới đang thực hiện dần kế hoạch đầy tham vọng này để trở thành đất nước xanh. Các quốc gia này không chỉ tăng tốc việc cài đặt các hệ thống/thiết bị sản xuất điện sạch từ nguồn năng lượng tái tạo mà còn tích hợp chúng vào các cơ sở hạ tầng hiện có của họ để đẩy nhanh kế hoạch như cửa sổ năng lượng mặt trời, thiết bị chiếu sáng đèn năng lượng mặt trời, máy bay chạy bằng điện mặt trời…

Những đối tượng không được tăng lương, trợ cấp xã hội trong năm 2023 là những ai?

 Theo quy định những đối tượng này sẽ không được tăng lương hay trợ cấp trong năm 2023 người dân nên biết.

Tăng lương cơ sở từ 1/7/2023

Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở chính thức mới tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng (tức tăng 310.000 đồng/tháng).

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức, viên chức được tính bằng công thức sau: tiền lương = lương cơ sở x hệ số lương.

Ví dụ, với công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2.34.

download (11) (1)

Nếu tính theo mức lương cơ sở hiện hành 1,49 triệu đồng thì tiền lương nhận được là 3,486 triệu đồng/tháng.

Còn nếu tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng từ ngày 1.7.2023 thì tiền lương có thể lên tới 4,212 triệu đồng/tháng.

Như vậy, nếu tính theo mức lương cơ sở mới thì dự kiến thu nhập với công chức trong trường hợp này tăng tới 725.400 đồng/tháng.

Những người được điều chỉnh mức trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng

Điều 1 Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7/12/2021 của Chính phủ quy định việc điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/1/2022.

Theo đó, từ ngày 1/1/2022 điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021 đối với các đối tượng quy định.

7 nhóm đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp gồm:

images (12)

- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206-CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.

2 doi tuong duoc tang luong truoc han

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.

- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.

- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

tien-luong--1667036462753441811907

Đối với người nghỉ hưu trước ngày 1/1/1995, nếu sau khi thực hiện điều chỉnh xong mà mức lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng dưới 2,3 triệu đồng thì được tăng thêm 200.000 đồng. Nếu mức lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ 2,3 triệu đồng đến dưới 2,5 triệu đồng thì được điều chỉnh tăng lên bằng 2,5 triệu đồng.

Đối tượng không được tăng lương hưu, trợ cấp từ năm 2023

Ngoài những đối tượng được tăng lương hưu, tăng trợ cấp nêu trên, có 3 nhóm sẽ không được điều chỉnh Nghị định 108, bao gồm:

- Người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;

- Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động,

- Người bị bệnh nghề nghiệp.


Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

Chùa Bổ Đà-Linh thiêng vùng đất tổ | BẮC GIANG Travel Vlog - 03

TVC RƯỢU LÊ ANH MELLOW | TÂM THÀNH MEDIA

CHÙA KIM TRÀNG | BẮC GIANG Travel Vlog - 06

Truy xuất nguồn gốc – “Chìa khóa” khởi tạo niềm tin với người tiêu dùng

Nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của thanh niên, đồng thời giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, phân phối và người tiêu dùng hiểu sâu hơn quy định, hoạt động truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản, chiều ngày 04/11/2021, Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cùng sự đồng hành của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Truy xuất nguồn gốc - Nâng tầm nông sản Việt”.

Nâng tầm nông sản Việt

Theo các chuyên gia, trước tình hình thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm chứa chất cấm, độc hại, kháng sinh trong thủy sản,… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn trở thành vấn đề quan tâm chung của toàn cầu. Các cơ quan chính phủ và các tổ chức quốc tế, các quốc gia đã xác định vai trò, vị trí quan trọng của hoạt động truy xuất nguồn gốc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Trên phạm vi quốc tế, Liên minh Châu Âu (EU) ban hành Luật 178/2002/EC đưa truy xuất nguồn gốc trở thành quy định bắt buộc đối với các nước thành viên của EU từ ngày 01/01/2005. Năm 2002, Hoa Kỳ ban hành Luật chống khủng bố sinh học quy định về việc lưu hồ sơ trong triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tháng 01/2011, Hoa Kỳ ban hành Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA - Food Safety Modernization Act), trong đó yêu cầu tăng cường theo dõi, truy vết, lưu trữ hồ sơ đối với thực phẩm nguy cơ cao. Từ những năm 2005, Hàn Quốc, Nhật, Canada, Nga, Singapore… đưa ra yêu cầu các lô hàng nhập khẩu phải có khả năng truy xuất nguồn gốc khi gặp sự cố về chất lượng.

Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản cũng sớm được đặt ra như Luật An toàn thực phẩm 2010, Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100); Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ NN&PTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn; Thông tư số 03/2011/TTBNNPTNT ngày 21/01/2011 quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản;…

Triển khai Đề án 100 của Chính phủ, đến nay Bộ KH&CN đã công bố khoảng 20 tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc, đồng thời xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia nhằm trao đổi và khai thác thông tin giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị đều theo chuẩn của GS1. Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia đóng vai trò trung tâm của hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc, với sự tham gia của tất cả các bên trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, đơn vị đóng gói, đơn vị vận chuyển, đơn vị phân phối, đơn vị bán lẻ, các đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc và cơ quan quản lý nhà nước. Mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa trong toàn chuỗi cung ứng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2021 - 2030, với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo các nguyên tắc bền vững, trách nhiệm và minh bạch, thực hiện Đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT xác định việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành, kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia và góp phần không nhỏ xây dựng thương hiệu Nông sản Việt.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, Hội thảo có vai trò đặc biệt ý nghĩa trong bối cảnh vấn đề truy xuất nguồn gốc đang trở nên cần thiết trong xu thế tất yếu của thị trường, nhu cầu minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa được quan tâm nhiều hơn và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu. Cũng theo ông Linh, trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, truy xuất nguồn gốc được coi là "chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Điều này giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được bảo đảm; đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam.

Không chỉ vậy, đối với xuất khẩu, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản giúp các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

 

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phát biểu tại Hội thảo

Chủ động minh bạch nguồn gốc thực phẩm

Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ Bộ KH&CN và Bộ NN&PTNT đã chia sẻ những thông tin tổng quan về hệ thống truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là đối với sản phẩm nông lâm thủy sản; về tiêu chuẩn GS1, tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc; những quy định trong xây dựng và quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; những kinh nghiệm thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản hiện nay…, trong đó có đề cập đến vai trò của thanh niên trong việc triển khai thực hiện.
Theo ông Nguyễn Vũ Trung - Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NN&PTNT, đối với các doanh nghiệp, việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể làm tăng chi phí, nhưng lợi ích thu lại cũng không nhỏ. Hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể phục vụ cùng lúc nhiều mục đích và có thể đem lại nhiều lợi ích như: Có thể quản lý tốt chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến đến quá trình bảo quản, vận chuyển và phân phối; dễ dàng phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra; bảo đảm sự thu hồi nhanh chóng sản phẩm; giảm thiểu tác động của việc thu hồi sản phẩm bằng cách giới hạn phạm vi sản phẩm có liên quan. Đặc biệt, việc truy xuất nguồn gốc cũng giúp giải quyết việc giả mạo chuỗi cung ứng thực phẩm, tăng tính minh bạch, qua đó nâng cao uy tín của các sản phẩm trên thị trường.
Ông Nguyễn Quang Hiếu - Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT đã chia sẻ về những vấn đề liên quan đến xây dựng và quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Theo ông Hiếu, hiện nay nhiều địa phương đã được cấp các mã số vùng trồng để quản lý và thường xuyên được hỗ trợ kỹ thuật. Hiện đã cấp 3.624 mã số vùng trồng tại 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó 2.821 mã số vùng trồng cho 12 loại trái cây, trong số này xoài và thanh long là hai loại trái cây có số lượng mã số vùng trồng lớn nhất; cấp 11 mã vùng trồng cho hạt giống ớt và cà chua; 193 mã số rau gia vị sản xuất trong nhà lưới xuất khẩu sang EU, 389 mã số ngọn cây cảnh, hoa xuất khẩu. Cùng với đó, cấp 1.826 mã số cơ sở đóng gói cho các loại quả tươi được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản,… trên 37 tỉnh, thành phố.
Chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản hiện nay, bà Nguyễn Thị Thành Thực - Ủy viên BCH Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cho biết, việc chủ động minh bạch nguồn gốc nông sản rất cần thiết, bởi nó tạo cơ sở dữ liệu để lưu trữ và chọn lựa phương án sản xuất kinh doanh cho các kỳ tiếp theo, tránh được việc giả mạo thương hiệu. Đồng thời giúp khách hàng, nhà quản lý, các bên liên quan có cơ sở giám sát bất kỳ khi nào họ cần. Đây cũng là căn cứ để giúp chủ cơ sở giám sát nội bộ, bảo vệ trước pháp luật khi bị truy xuất nguồn gốc.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực - Ủy viên BCH Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam thảo luận về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động truy xuất nguồn gốc nông sản
 

Về giải pháp, công nghệ số - chuyển đổi số sẽ giúp ích nhiều cho truy xuất nguồn gốc, có thể ghi chép đa phương tiện, lưu trữ không giới hạn, kết nối không biên giới,… giúp truy xuất nguồn gốc nhanh, thuận tiện hơn, dễ dàng minh bạch và hỗ trợ kịp thời cho các chủ cơ sở trong chuỗi cung ứng, tránh rủi ro. Nhà nước cần có khung chính sách sát thực, cụ thể, kiểm soát nghiêm ngặt việc tuân thủ quy định truy xuất nguồn gốc. Người dân, cán bộ quản lý cần nâng cao nhận thức, thực hiện trách nhiệm theo quy định. Cần có những công cụ số phù hợp, dễ ứng dụng với từng loại sản phẩm ngành hàng để người dân/doanh nghiệp dễ thực hiện ghi chép đa phương tiện và minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm.
Việc truy xuất nguồn gốc có thể thực hiện linh hoạt, đa dạng, sử dụng đa nền tảng để đáp ứng yêu cầu với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ cũng như các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc. Do đó, rất cần triển khai các hoạt động kết nối, truyền thông để thông tin lan tỏa rộng rãi. Cần huy động đội ngũ đoàn viên thanh niên, kết nối mạng lưới thanh niên, tổ chức các cuộc thi nhằm cập nhật kiến thức mới, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực này để đạt kết quả cao nhất.


Các đại biểu tham dự Hội thảo trực tuyến "Truy xuất nguồn gốc - Nâng tầm nông sản Việt"

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

 

Những điều bạn cần phải biết về truy xuất nguồn gốc nông sản

Lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm


Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với hàng hóa nông sản tại thị trường Việt Nam vì sản phẩm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng ngày càng tràn lan. Không doanh nghiệp nào muốn sản phẩm của mình bị đánh giá như nhau, bị đánh đồng hàng tốt với hàng kém chất lượng.

Công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện được rất nhiều nước phát triển áp dụng từ lâu, như một khâu bắt buộc phải có của sản phẩm nếu muốn đưa ra lưu thông trên thị trường. Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc mới được quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi có chủ trương thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc nông sản, rau củ quả, thịt heo… của Chính phủ. 

Người tiêu dùng thông qua truy xuất nguồn gốc có thể trực tiếp tìm hiểu, thu thập thông tin về sản phẩm họ đã mua một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Qua đó, hạn chế mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu như  thực phẩm, dược phẩm hay đồ may mặc...

Về phía doanh nghiệp, truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa. Đây không chỉ là bước để các doanh nghiệp tạo sự tin tưởng nơi khách hàng mà còn là “bức tường” bảo vệ uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại. Đối với cơ quan quản lý nhà nước thì đây chính là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thị trường hàng hóa. Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Đối với xuất khẩu hàng hóa, nếu không đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh. Khi áp dụng truy xuất nguồn gốc vào hàng hóa xuất khẩu, tức là đã tiến thêm một bước trong việc hội nhập sâu vào chuỗi giá trị chung. Còn đối với hàng hóa nhập khẩu, thông qua việc truy xuất có thể kiểm soát chất lượng của các mặt hàng nhập khẩu tốt hơn, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng và sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước.


Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

 1. Bảo vệ thương hiệu, nâng tầm giá trị doanh nghiệp

Một trong những lợi ích của truy xuất nguồn gốc đầu tiên phải kể đến đó chính là bảo vệ thương hiệu uy tín và nâng tầm giá trị của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy, có không ít các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới bị kẻ xấu lợi dụng , trà trộn bán hàng thật giả lẫn lộn, hủy hoại niềm tin của người tiêu dùng đối với những sản phẩm mà doanh nghiệp đã mất rất nhiều công sức để gây dựng thương hiệu trước đó. Truy xuất nguồn gốc chính là con đường ngắn nhắn giúp bảo vệ uy tín doanh nghiệp một cách hiệu quả, đồng thời truyền tải mọi thông điệp của nhà sản xuất đến tay người tiêu dung chỉ thông qua một thao tác quét mã đơn giản.

2. Tăng tính cạnh tranh, kích thích mua hàng

Lợi ích tiếp theo phải kể đến đó chính là giúp tăng tính cạnh tranh, kích thích hành vi mua hàng. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắc khe hơn về chất lượng của sản phẩm hàng hóa, đặc biệt đối với những sản phẩm nông lâm thủy sản,... do vậy, việc áp dụng truy xuát nguồn gốc sẽ góp phần  mạnh mẽ trong việc nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

3. Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư hệ thống

Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn khi sử dụng tem truy xuất nguồn gốc vì lo ngại sẽ làm tăng giá đầu vào. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác bởi hầu hết hiện nay các đơn vị cung cấp dịch vụ tem truy xuất nguồn gốc có mức phí khá rẻ, mỗi con tem thường chỉ có mức giá dao động khoảng 200 hoặc 300 đồng đến gần 1.000 đồng (đối với tem vỡ, phủ cào,..). Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp cả một hệ thống truy xuất nguồn gốc tích hợp được những tính năng của hệ thống phần mềm quản lý kho, quản lý bán hàng, đây là hai tính năng rất quan trọng và cần thiết đối các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp chỉ cần phải bỏ một chi phí đầu tư  nhưng lại nhận được phần mềm có những 3 tính năng chuyên biệt. Ngoài ra, hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thương được vận hành khá đơn giản, nếu biết tận dụng tốt mọi tính năng, doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm được nguồn nhân lực quản lý một cách đáng kể.

4. Nền tảng để xuất khẩu hàng hóa đi quốc tế

Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều sản phẩm nông sản có giá trị, tuy nhiên thị phần xuất khẩu ra thị trường quốc tế lại khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hình thức sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung, quy mô và cách thức còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ giúp hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu sản phẩm phát triển mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp vươn tầm thế giới.  Ngoài ra, đối với một số lĩnh vực như nông – thủy sản, truy xuất xuất nguồn gốc thủy sản chính là yếu tố bất buộc đối với toàn bộ doanh nghiệp muốn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Việc các doanh nghiệp Việt Nam thường bị treo đèn vàng mỗi khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản chính là tiếng chuông báo động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

5. Bảo vệ công đồng, tẩy chay hàng giả hàng nhái ra khỏi Việt Nam

Với mỗi doanh nghiệp, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc không đơn thuần chỉ có giá trị về mặt kinh tế, chính trị mà nó còn là cách các doanh nghiệp đang chung tay góp sức bảo vệ lợi ích cộng đồng, đẩy lùi hàng giả hàng nhái ra khỏi thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là thông điệp quan trọng vô cùng có ý nghĩa đối với toàn xã hội.

 Xuất phát từ những lợi ích trên, để giúp cho doanh nghiệp của tỉnh Bắc Giang nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã  ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (tại Quyết định số 239/QĐ-UBND ngày 18/6/2020).

 Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nếu có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Phòng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang. Địa chỉ: Lô Q10, đường Lý Tự Trọng, phường Xương Giang, Tp Bắc Giang để được tư vấn hỗ trợ.

Website: https://txng.bacgiang.gov.vn/

Điện thoại: Quang Anh 0979766122