Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Cổ phiếu Novaland ngắt chuỗi giảm 18 phiên liên tiếp

Hơn 50 triệu cổ phiếu Novaland chào bán giá sàn được hấp thụ chỉ trong hai phút đầu phiên chiều, nhờ đó hút thêm dòng tiền đưa giá về tham chiếu.

Thị trường chứng khoán hôm nay tăng mạnh từ lúc mở cửa, nhưng cổ phiếu của Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) vẫn ngược dòng giảm hết biên độ. Trước giờ nghỉ trưa, khối lượng NVL chào bán tại giá sàn 19.050 đồng lên đến 50 triệu cổ phiếu nhưng lực mua không đáng kể. Điều này khiến cổ phiếu này có thời điểm đứng đầu danh sách những mã tác động tiêu cực nhất đến VN-Index.

Tuy nhiên, chỉ trong hai phút đầu phiên chiều, dòng tiền đổ mạnh vào thị trường đã hấp thụ toàn bộ cổ phiếu Novaland ở giá sàn và đưa thị giá về lại tham chiếu 20.450 đồng. Bên mua và bán giao dịch sôi động khiến biên độ giá từ đó đến cuối phiên biến động mạnh, có lúc tăng gần 4% lên 21.200 đồng rồi lập tức đảo chiều giảm gần 6% về 19.200 đồng.

Cuối cùng, lượng lớn cổ phiếu được sang tay tại giá tham chiếu trong phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC) giúp Novaland cắt chuỗi giảm 18 phiên trước đó, trong đó có 17 phiên liên tiếp giảm sàn. Chuỗi lao dốc đã khiến thị giá cổ phiếu giảm gần 71%, từ 70.000 đồng xuống vùng giá thấp nhất từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM cách đây sáu năm. Vốn hoá thị trường cũng bốc hơi khoảng 100.000 tỷ đồng, hiện còn xấp xỉ 40.000 tỷ đồng.

đồngNVL mới cắt chuỗi giảm 18 phiên liên tiếp4-130/321/69-928/1114/126/114/224/28-318/312-422/46-518/530/59-61-713/725/74-816/826/821/93-1013/1025/104-1116/11020k40k60k80k100kVnExpress24/5
 Giá: 77 200Hôm nay có hơn 104 triệu cổ phiếu Novaland được khớp lệnh, kém kỷ lục được thiết lập tuần trước khoảng 24 triệu cổ phiếu. Khối cổ phiếu này tương ứng 2.050 tỷ đồng, đứng đầu sàn TP HCM và gần bằng tổng giá trị giao dịch của ba mã đứng sau là HPG, SSI và STB cộng lại.

Dòng tiền đổ vào "giải cứu" NVL không lâu sau khi NovaGroup - cổ đông lớn nhất của Novaland – thông báo bán thoả thuận 150 triệu cổ phiếu từ ngày 30/11 cho các nhà đầu tư, tổ chức có năng lực tài chính để giảm tỷ lệ sở hữu từ 36,46% xuống 28,76%

NovaGroup cuối tuần trước cho biết việc đàm phán thành công với nhà đầu tư và các tổ chức có năng lực tài chính nhận chuyển nhượng một phần vốn tại Novaland "là tín hiệu tích cực để kịp thời bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới".

Doanh nghiệp thuộc sở hữu của ông Bùi Thành Nhơn cho biết số tiền thu được từ thương vụ thoái vốn sẽ bổ sung nguồn vốn xử lý trái phiếu, đưa hệ số tài chính về mức an toàn trong chiến lược tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn.

Phương Đông

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

Bắc Giang bứt phá nhờ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hiện nay, Bắc Giang không chỉ là điểm đến của hàng loạt các doanh nghiệp công nghệ lớn mà việc ứng dụng khoa học, công nghệ (KHCN) trong nông nghiệp cũng giúp tỉnh phát triển nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng như: Gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn... đem lại danh tiếng cũng như giá trị kinh tế to lớn cho địa phương.
Trong thời gian qua, ngành khoa học, công nghệ của tỉnh Bắc Giang luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, Bộ KH&CN, các bộ, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Là tỉnh xuất phát điểm thấp, song đến nay Bắc Giang thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước, là điểm sáng và là một trong những địa phương có sức hấp dẫn nhất về thu hút đầu tư.
Giai đoạn 5 năm (2016-2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt 14%/năm - thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước. Ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang duy trì đứng đầu khu vực Trung du và miền núi phía bắc.
Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đạt kết quả tích cực; các chỉ số đánh giá cấp tỉnh đều được cải thiện mạnh mẽ, nhiều chỉ số quan trọng nằm trong top đầu cả nước như: Chỉ số hiện đại hóa nền hành chính; chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số... Các ngành kinh tế từng bước được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh. Vị thế tỉnh Bắc Giang ngày càng được nâng cao.
Đặc biệt, vượt qua những khó khăn, thách thức, trong 9 tháng đầu năm 2022, kinh tế của tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì đà phục hồi và bứt phá mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GRDP dẫn đầu cả nước với giá trị gia tăng 23,98%.
Đòn bẩy tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Thực tiễn Bắc Giang những năm qua cho thấy, ở đâu có sự sáng tạo trong đổi mới các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ, chính sách, ở đó đều có sự tiến bộ vượt bậc. KHCN thực sự là đòn bẩy trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn ưu tiên và tập trung nguồn lực cho phát triển KHCN, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển KHCN. Đồng thời gắn kết chặt chẽ, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp để triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động KHCN, tập trung vào các lĩnh vực: Thúc đẩy phát triển thị trường KHCN và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học với đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm, phát huy tối đa thành quả của cuộc CMCN lần thứ 4. Phát huy vai trò Sàn giao dịch công nghệ ảo để tạo điểm đến giao dịch công nghệ cho các doanh nghiệp, tổ chức KHCN, nhà khoa học, đồng thời là nền tảng cho các hoạt động tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ. Đặc biệt tập trung phát triển kinh tế số - một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số.
Bắc Giang đặt quan điểm phát triển KHCN không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà còn cần động lực và sự phối hợp chặt chẽ từ khu vực tư nhân. Coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ứng dụng KHCN vào khu vực tư nhân, hướng đến phát triển doanh nghiệp KHCN, phát huy được kỹ năng và tính năng động sẵn có, lan tỏa của yếu tố KHCN trong toàn xã hội.
Từ quan điểm này, với chính sách chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên chấp thuận đối với các doanh nghiệp công nghệ và các doanh nghiệp có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao trong quản trị, tỉnh Bắc Giang đã và đang là điểm đến của hàng loạt các doanh nghiệp công nghệ lớn. Những kết quả đó là tiền đề để KHCN tỉnh tạo nên những bước bứt phá mới trong những năm tiếp theo.
Trong hoạt động quản lý nhà nước, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển và ứng dụng KHCN được tỉnh Bắc Giang ban hành đã và đang phát huy hiệu quả như: Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường KHCN; hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, truy xuất nguồn gốc sản phẩm...
Qua đó, tạo điều kiện cho KHCN đổi mới mạnh mẽ và ngày càng hiệu quả, góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh.
Trong sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao mà lần đầu tiên được sản xuất ở Bắc Giang như: Sản phẩm của Apple Watch, máy bay không người lái, một số sản phẩm điện tử, máy tính và phụ kiện, sản phẩm quang học, pin năng lượng mặt trời...
Đây là những sản phẩm công nghệ cao, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; là những sản phẩm chủ lực, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp công nghệ cao.
Trong sản xuất nông nghiệp đã quan tâm ứng dụng KHCN, phát triển nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Hiện nay, Bắc Giang đã xây dựng được 766 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị như: Vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế, vùng chăn nuôi và tiêu thụ lợn sạch Tân Yên...
Bắc Giang đang hình thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với quy mô gần 50.000 ha, trong đó Lục Ngạn là nòng cốt với sản phẩm chủ lực vải thiều, cam, bưởi, ổi, táo… được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
Bên cạnh đó, tỉnh rất quan tâm phát triển sản phẩm chủ lực thông qua việc tạo lập, quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp. Bắc Giang là tỉnh được đứng trong top đầu cả nước, bảo hộ các quyền về sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, tiềm năng, đặc trưng của tỉnh như: Gà đồi Yên Thế, rau Yên Dũng, na dai Lục Nam, bưởi Hiệp Hòa, vú sữa Tân Yên... Đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ, cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Tọa đàm xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Bắc Giang năm 2022 - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Vì mục tiêu phát triển bền vững
Bắc Giang là địa phương đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch xác định: "Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu xuyên suốt, dựa chủ yếu vào KHCN và đổi mới sáng tạo, đưa KHCN, kinh tế tri thức và chuyển đổi số toàn diện trở thành nhân tố đóng góp chủ yếu cho nâng cao chất lượng tăng trưởng".
Với mục tiêu: Phát triển tỉnh Bắc Giang bền vững trong thời gian tới là một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về quy mô kinh tế và mức độ phát triển công nghệ vào năm 2025, ngành KHCN Bắc Giang chú trọng phát triển theo mô hình, giải pháp sau:
Phát triển các sản phẩm công nghệ, tập trung đầu tư nguồn lực từ khu vực công hơn nữa cho phát triển công nghệ, ưu tiên công nghệ lõi để tiếp cận, chuyển giao, chú trọng, nâng cao hơn nữa hiệu quả của chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ ở Bắc Giang.
Phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, xác định công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - ứng dụng KHCN trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP hướng tới đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (cây vải thiều, cam, bưởi, lúa, rau mầu, gỗ; con lợn, con gà). Tập trung vào nhóm sản phẩm đặc sản địa phương như vải thiều Lục Ngạn, rượu làng Vân, mỳ gạo, mật ong… Nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất, chuỗi giá trị đã hình thành có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển ở địa phương như Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP).
Đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì, nhãn mác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020-2025. Hỗ trợ các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã,… xây dựng, đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030 có 90% số sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp.
Phát huy hiệu quả của chính quyền điện tử, chính quyền số trong việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân. Ứng dụng rộng rãi về công nghệ thông tin và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng cơ sở dữ liệu số ngành KHCN, đáp ứng yêu cầu toàn bộ dữ liệu phải được số hóa, quản lý và khai thác trực tuyến.
Tập trung mọi nguồn lực cho phát triển KHCN. Tranh thủ các nguồn lực từ Trung ương và nguồn hỗ trợ vốn, công nghệ của nước ngoài. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển KHCN.

Tân Yên (Bắc Giang): Dựng xây chợ đầu mối gia cầm liên vùng Liên Sơn

Khoảng mười năm trở lại đây, trên địa bàn xã Liên Sơn (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã hình thành chợ đầu mối tiêu thụ gia cầm, số lượng gà thịt được "xuất khẩu" hàng ngày từ nơi đây ước tính lên đến khoảng 500 tấn.

Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại và dịch vụ. Là điểm đến tin cậy của nhiều thương lái, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong tương lai gần.

Tân Yên (Bắc Giang): Dựng xây chợ đầu mối gia cầm liên vùng Liên Sơn - Ảnh 1.

Chợ gà Đình Nèo hiện được họp tự phát, gây ảnh hưởng tới trật tự an toàn giao thông và môi trường,

Tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo địa phương

Cách trung tâm huyện Tân Yên chừng 3km, nằm giữa hai thị trấn: Thị trấn Cao Thượng và thị trấn Nhã Nam, Liên Sơn có vị trí địa lý rất thuận lợi, giao thương kết nối Lạng Sơn- Hà Nội- Thái Nguyên. Với diện tích tự nhiên là 7,67km2, dân số hiện nay khoảng 6.300 nhân khẩu với 1.713 hộ gia đình ở 7 thôn xóm.

Khác xa với vài năm trước, Liên Sơn hiện nay đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đặc biệt là đã chuyển mình mạnh mẽ sau Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Là một xã có diện tích vườn đồi lớn phù hợp cho phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp với chăm nuôi gia cầm, trú trọng phát triển sản xuất kinh tế theo hướng hàng hóa, an toàn.

Đặc biệt là phong trào thi đua chung tay xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội đã tuyên truyền vận động nhân dân trong xã hiến đất và tài sản trên đất cho dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp quốc lộ 17 được 2.540m2 đất thổ cư, trị giá hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, nhân dân xã Liên Sơn đã "góp công- góp của" hiến đất để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng và các công trình văn hóa…

Kết quả, từ năm 2012 đến nay, toàn xã Liên Sơn đã huy động nhân dân đóng góp được trên 68 tỷ đồng, vận động nhân dân hiến được 27.480m2 đất, cứng hóa được trên 20 km đường giao thông nông thôn. Đến cuối năm 2014 xã Liên Sơn được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Đến năm 2023, xã Liên Sơn phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Theo con số thống kê của UBND huyện Tân Yên, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của xã Liên Sơn năm 2022 ước đạt 121,5 tỷ đồng; công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 167,4 tỷ đồng; thương mại- dịch vụ: 154,8 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất đến năm 2021 đạt 443,7 tỷ đồng.

Nhận thấy tiềm năng của xã, UBND huyện Tân Yên và đã sớm quy hoạch và đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang điều chỉnh bổ sung xây dựng 5 KCN, 8 CCN tập trung với tổng diện tích lên đến 915ha. Trong đó, phải kể đến dự án quy hoạch CCN Tân Sơn tại xã Liên Sơn với điểm nhấn nhằm phát huy thế mạnh của xã hiện nay đó là Chợ đầu mối gia cầm (Chợ gà). 

Theo đánh giá của các chuyên gia, CCN này và chợ đầu mối chế biến nông lâm sản sẽ phụ trợ, thúc đẩy phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi… Đây là hướng đi đúng đắn, của cấp ủy cũng như chính quyền địa phương.

Tân Yên (Bắc Giang): Dựng xây chợ đầu mối gia cầm liên vùng Liên Sơn - Ảnh 2.

Quy hoạch khu chợ đầu mối mới nằm trong Tổ hợp dự án khu đô thị, cụm công nghiệp Tân Sơn, Liên Sơn.

Điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nông nghiệp xanh

Chợ gà đầu mối ở Tân Yên được hình thành từ khu vực ngã ba Đình Nẻo (Liên Sơn). Đây là nơi giao thông thuận lợi- địa điểm "xuất khẩu" gia cầm đi các tỉnh thành. Chợ gà Đình Nẻo hiện có khoảng hơn 200 hộ kinh doanh buôn bán nằm sát quốc lộ 17 và tỉnh lộ 298, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 500 tấn gà đi các tỉnh thành cả nước.

Tuy nhiên, cũng đã trở thành "điểm nóng" gây cản trở, ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, phát tán dịch bệnh…Do đến nay chợ vẫn là tự phát, chưa có đơn vị vận hành, chưa được quy hoạch quy củ…

Việc xây dựng chợ đầu mối tập trung không chỉ giúp giải quyết vấn đề về trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, PCCC mà còn giúp các hộ tiểu thương ổn định buôn bán, từ đó xây dựng thương hiệu địa phương.

Hơn nữa, huyện Tân Yên đã phê duyệt dự án và đang tiến hành giải phóng mặt bằng, tổ chức mời thầu với gói thầu xây dựng đường tỉnh 298 kéo dài, chạy qua cụm CCN và chợ đầu mối để kết nối với vùng nguyên liệu của Yên Thế.

Trong tương lai gần, khi Chợ đầu mối gia cầm Liên Sơn đi vào hoạt động, sẽ giúp thay đổi diện mạo hạ tầng đô thị địa phương và còn góp phần thu hút làn sóng đầu tư, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Liên Sơn và huyện Tân Yên.

Liên hệ: Dự: 0977042060

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

VN-Index trở lại ngưỡng 1.000 điểm sau hơn 3 tuần, chứng khoán Việt tăng mạnh nhất Châu Á

 VN-Index trở lại ngưỡng 1.000 điểm sau hơn 3 tuần, chứng khoán Việt tăng mạnh nhất Châu Á

Mức tăng 3,52% cũng là đà tăng mạnh nhất của VN-Index kể từ đầu tháng 11 tới nay.

Sau tuần giao dịch đầy giằng co, VN-Index khởi đầu tuần mới trong dự báo của giới đầu tư về một đà phục hồi sẽ tiếp tục. Đúng như kỳ vọng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một phiên giao dịch đầy phấn khởi. Chỉ số chính duy trì sắc xanh trong toàn bộ thời gian, ngày càng nới rộng đà tăng và đóng cửa tại vùng điểm cao nhất, bứt phá 34,23 điểm (3,52%) lên mức 1.005,69. Độ rộng thị trường hôm nay cũng nghiêng hoàn toàn về bên mua khi có tới 836 mã tăng điểm (trong đó 256 mã tăng kịch trần) trên cả ba sàn.

Với phiên tăng điểm hôm nay, vốn hoá sàn HoSE tăng hơn 136.000 tỷ đồng, đạt 4.013.779 tỷ đồng.

VN-Index trở lại ngưỡng 1.000 điểm sau hơn 3 tuần, chứng khoán Việt tăng mạnh nhất Châu Á - Ảnh 1.

Như vậy, sau hơn 3 tuần điều chỉnh, chỉ số chính của chứng khoán Việt đã giành lại thành công ngưỡng điểm quan trọng 1.000 điểm đánh mất từ phiên 3/11. Mức tăng 3,52% cũng là đà tăng mạnh nhất của VN-Index kể từ đầu tháng 11 tới nay, đưa chỉ số trở thành chỉ số tăng mạnh nhất Châu Á ngày 28/11. Thậm chí, chứng khoán Việt Nam còn đi ngược xu hướng điều chỉnh của hầu hết các thị trường lớn trong khu vực.

Không chỉ tăng mạnh về mặt điểm số, thanh khoản thị trường cũng cải thiện đáng kể với giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt gần 14.000 tỷ đồng, tăng tới 67% so với phiên trước. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy dòng tiền đang gần chủ động hơn trong bối cảnh vùng đáy ngắn hạn của thị trường được xem đã xác lập. Tuần trước, tín hiệu của FED về việc giảm tốc độ tăng lãi suất điều hành trong thời gian tới và Việt Nam nhiều khả năng sẽ có các chính sách đồng pha để đảm bảo ổn định tỷ giá được cho sẽ tiếp tục tác động tích cực lên dòng tiền.

Khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi mua ròng tới gần 1.700 trên HoSE phiên đầu tuần, gần bằng đà mua ròng trong cả tuần trước. Tính từ đầu tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng khoảng 12.000 tỷ đồng, nâng luỹ kế mua ròng từ đầu năm 2022 tới hiện tại lên hơn 10.000 tỷ đồng. Đây động lực không hề nhỏ cho thị trường trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước vừa phải đối diện với đợt "call margin" diện rộng tại các chủ doanh nghiệp. Trong đó, dòng vốn từ khu vực Đông Á và Thái Lan vẫn “ồ ạt” chảy vào chứng khoán Việt Nam qua các quỹ ETF như Fubon ETF, Diamond ETF, VN30 ETF,...

VN-Index trở lại ngưỡng 1.000 điểm sau hơn 3 tuần, chứng khoán Việt tăng mạnh nhất Châu Á - Ảnh 2.

Thực tế, đà mua ròng của khối ngoại không quá bất ngờ khi giá nhiều cổ phiếu đã hạ xuống mức thấp sau chuỗi điều chỉnh dài, kể cả những mã vốn hoá lớn với nội tại doanh nghiệp tốt. Kéo theo đó, định giá của thị trường cũng về mức thấp. Với mặt bằng cổ phiếu vẫn rất hấp dẫn và liên thị trường tích cực, động thái mua ròng của khối ngoại khả năng cao sẽ tiếp tục được duy trì, đặc biệt tại những cổ phiếu có độ an toàn để “sống sót” qua chu kỳ kinh tế khó khăn hơn.

Cùng với đó, mức định giá thị trường về mức hấp dẫn cũng kích thích dòng vốn ngoại. Dù đà hồi phục tích cực từ cuối tuần trước sang tới phiên hôm nay đã đưa P/E trailing của VN-Index tăng nhẹ trở lại mức 10,56. Tuy nhiên, mức định giá này vẫn rất thấp, gần tương đương với các giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng như đáy Covid cuối tháng 3/2020 và giai đoạn năm 2012.

VN-Index trở lại ngưỡng 1.000 điểm sau hơn 3 tuần, chứng khoán Việt tăng mạnh nhất Châu Á - Ảnh 3.

Chia sẻ gần đây, ông Bùi Văn Huy – Giám đốc Chi nhánh TP.HCM Chứng khoán DSC đánh giá bức tranh đang ủng hộ xu hướng hồi phục ngắn hạn của thị trường. Thị trường thế giới diễn biến đang rất tích cực, đặc biệt là sự suy yếu của đồng USD. Đợt "call-margin" chủ doanh nghiệp, "call-margin" chéo cũng đã được giải quyết, vài trường hợp cá biệt cũng sẽ ngày càng ít ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Theo ông Huy, cơ hội lớn đang tồn tại trên thị trường nhưng quãng "sell-off" này khả năng sẽ chỉ kéo dài đến hết năm 2022 khi dòng vốn ít nhiều được khơi thông. Do đó, cơ hội tích lũy cổ phiếu trên thị trường hiện tại rất nhiều nhưng cũng không quá lâu. Khuyến nghị đối với những nhà đầu tư còn kẹp lại và đã có tỷ trọng cổ phiếu cao, ông Huy cho rằng không nhất thiết phải hạ tỷ trọng cổ phiếu nhưng cần xem xét lại kỹ danh mục để cơ cấu sang một danh mục lành mạnh hơn

Còn với người cầm tiền, nếu chưa xuống tiền ở đáy, vẫn hoàn toàn có thể cân nhắc xuống tiền. Cơ hội đang rất nhiều và rõ ràng để đầu tư bài bản với một tầm nhìn trung và dài hạn, chứ không chỉ là những cơ hội lướt lát.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Bất động sản tỉnh lẻ xuất hiện tình trạng cắt lỗ tới 50% nhưng vẫn “trắng” thanh khoản

 Bất động sản tỉnh lẻ xuất hiện tình trạng cắt lỗ tới 50% nhưng vẫn “trắng” thanh khoản

Đã có những lô đất cắt lỗ tới 40-50% so với thời điểm sốt nóng, nhưng tốc độ thanh khoản vẫn chậm, thậm chí khó tìm được người mua.

Cắt lỗ sâu nhưng không có người mua

Ảnh hưởng lớn từ sự trầm lắng của thị trường đó là bức tranh ảm đạm của bất động sản tỉnh. Chỉ hơn 1 năm trước, bất động sản tỉnh được ví như kênh đầu tư “cứ mua là thắng” thì đến hiện tại, khu vực này đang trầm lắng, vắng bóng người mua.

Cuối năm 2021, theo chân đội “cá mập” đi săn hàng, chị Thuỳ Anh (Hà Nội) xuống tiền vào 2 lô đất ở Hải Phòng. Một lô, chị sử dụng hoàn toàn 100% vốn của chính mình và một lô góp chung với bạn. Đây là đội “cá mập” mà chị chưa từng thấy thất bại trong bất kỳ thương vụ xuống tiền và đó cũng chính là lý do chị xuống tiền theo. Thế nhưng, không ai có thể nói trước được diễn biến thị trường nhất là sau khoảng thời gian giá bất động sản đã tăng quá nóng.

Hiện tại, chị Thuỳ Anh chưa nhờ môi giới rao bán lô đất của mình bởi chị biết, ngay cả khi hạ giá so với mức giá mua vào 20-30% cũng rất khó bán. Thông qua tìm hiểu với môi giới, một lô đất có vị trí đẹp ở Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) ở thời điểm sốt cao, giá lên tới 120 triệu đồng/m2 thì hiện tại mức giá này giảm còn 60 triệu đồng/m2. Nếu so với mặt bằng giá chung, những lô đất tương đương có giá 70-80 triệu đồng/m2. Thế nhưng, hơn 1 tháng nay, môi giới vẫn chưa tìm được người “chốt”.

Anh Thanh (môi giới ở Hải Dương) cũng cho biết, lượng hàng cắt lỗ tăng dần. Một lô đất liền kề 85m2 ở khu đô thị mới Đại An (thành phố Hải Dương) ở thời điểm thị trường sôi động, giá 34 triệu đồng/m2 không có hàng để bán trong khi người có nhu cầu rất nhiều. Đây là lô đất nằm ở đường bên trong.

Bất động sản tỉnh lẻ xuất hiện tình trạng cắt lỗ tới 50% nhưng vẫn “trắng” thanh khoản - Ảnh 1.

Lô đất giảm giá nằm ở khu đô thị mới Đại An, đường lớn 2 làn, vỉa hè rộng.

Thế nhưng mới đây, một chủ đất nhờ anh Thanh rao bán lô đất có vị trí đẹp hơn, nằm ở trục đường ngoài, với giá 2,3 tỷ đồng và có thương lượng thêm. Mức giá bán này tương đương với giá 27 triệu đồng/m2.

“Song tìm khách để chốt cũng khó. Vì mọi người đều trong tâm lý chờ đợi, thăm dò. Loại hình đất hay nhà mà người dân muốn mua để ở còn có thanh khoản. Với lô đất giá trị cao, nằm ở vùng ven thành phố hoặc trong các khu đô thị mới, khả năng thanh khoản rất chậm”, anh Thanh cho biết thêm.

Cũng theo môi giới này, trước đó, nhiều huyện ở Hải Dương còn ghi nhận tình trạng bỏ cọc hàng loạt khi đấu giá đất. Mức giá giảm 10-25% khá phổ biến ở thị trường tỉnh. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn giảm tới 40% so với mức giá ở thời điểm sốt đất.

Thị trường tỉnh đang “đóng băng”

Diễn biến hiện tại của thị trường bất động sản tỉnh đã được các chuyên gia dự báo từ trước. Bởi theo đánh giá của giới chuyên gia, giá bất động sản tỉnh tăng quá nhanh, quá mạnh trong một thời gian ngắn, đặc biệt giai đoạn 2019-2021. Nhưng cơ sở cho sự tăng giá chỉ là tin đồn hoặc hạ tầng giao thông hay dự án đổ về. So với đổi thay của hạ tầng giao thông hay tiến độ các dự án nhà ở xây dựng thì giá bất động sản tăng quá mạnh.

“Sau tăng quá nóng thì giá bất động sản buộc phải hạ”, đó là nhận định của một chuyên gia kinh tế.

Nhiều lần trước đó, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế đã dự báo về tình trạng giảm giá của đất tỉnh. Theo ông Hiển, giá bất động sản tỉnh còn tiếp tục hạ nhiệt.

Nhiều năm kinh nghiệm quan sát và nghiên cứu thị trường, ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Vietnam nhận định, thanh khoản thị trường bất động sản đã rơi vào thời kỳ giảm tốc từ tháng 4/2022 và ngày càng ảm đạm hơn. Hiện nay, thanh khoản của thị trường đang ở mức rất thấp, chỉ bằng 10-20% so với thời điểm tháng 4/2022.

Ông Thắng nhận định, điểm đáng chú ý, đó là thị trường ghi nhận nhiều nhà đầu tư kẹt dòng tiền khi chạy theo những cơn sốt đất ở các tỉnh đang chấp nhận bán cắt lỗ, giảm giá đến 40-50% so với cuối năm ngoái. Tuy nhiên, theo ông Thắng, dù cắt lỗ sâu nhưng cũng trắng thanh khoản. Những người không vay tiền để đầu tư bất động sản thì giờ cũng đang kẹt vốn trong đất. Từ đó, thị trường bất động sản không có thanh khoản nên cũng không biết đâu là đáy.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam diễn áo tắm

Top 45 thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022 khoe sắc vóc trong phần thi áo tắm ở chung khảo cuộc thi.


Tại sự kiện tối 26/11, sau phần thi áo dài, giám khảo chọn 45 cô gái bước vào vòng áo tắm. Các người đẹp khoe hình thể trên nền nhạc ca khúc "Cứu lấy anh đi" (Đỗ Hiếu) do Mai Tiến Dũng thể hiện.

Trần Thị Bé Quyên sinh năm 2001, quê Bến Tre, hiện là sinh viên Đại học Công nghiệp TP HCM. Cô cao 1,75 m, số đo hình thể lần lượt 75-60-92 cm. Người đẹp từng tham dự Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022 nhưng chưa đạt vị trí cao.

Nguyễn Ngọc Mai sinh năm 1999, đến từ Nam Định, sinh viên Đại học Stenden. Cô đạt chứng chỉ IELTS 8.0 và có thể giao tiếp bằng tiếng Tây Ban Nha.

Phạm Thị Hồng Thắm, quê Quảng Ngãi, mặc tôn dáng khi casting ở khu vực phía Nam. Cô cao 1,72 m, số đo ba vòng lần lượt 79-62-86 cm. Thí sinh gây thiện cảm với người đối diện bởi nụ cười tươi.


Nguyễn Hoàng Yến sinh năm 2004, là sinh viên Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Cô từng đoạt giải nhì học sinh thanh lịch trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm.

Nguyễn Phương Anh sinh năm 2002, quê Hải Phòng, đang học ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại Đại học RMIT Hà Nội. Cô cao 1,7 m, gương mặt khả ái. Người đẹp có bảng thành tích học tập tốt như IELTS 7.5, từng đoạt giải nhì học sinh giỏi cấp quốc gia môn Ngữ văn.


Phan Phương Oanh sinh năm 2003, đến từ Hà Nội. Cô là cựu học sinh THPT Phan Đình Phùng và hiện là sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân.


Huỳnh Thị Thanh Thủy cao 1,75 m, số đo hình thể 80-66-93 cm.


Thí sinh Phạm Thị Phương Trinh gây ấn tượng với nụ cười tươi. Cô cao 1,72 m, số đo ba vòng lần lượt là 80-64-92 cm.



Kết thúc phần thi, 35 cô gái được xướng tên vào vòng chung kết ngày 23/12 tại TP HCM.
Hoa hậu Việt Nam tổ chức lần đầu năm 1988, chỉ chấp nhận thí sinh 18-27 tuổi, cao từ 1,63 m trở lên, chưa từng qua phẫu thuật thẩm mỹ, chuyển đổi giới tính, tốt nghiệp THPT trở lên... Sân chơi nhan sắc là bệ phóng cho nhiều tên tuổi như Hà Kiều Anh, Nguyễn Thị Huyền, Đặng Thu Thảo, Đặng Thị Ngọc Hân, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Đỗ Mỹ Linh...
Ban giám khảo năm nay gồm: Nhà báo Lê Xuân Sơn (trưởng ban tổ chức, trưởng ban giám khảo), nhà thơ Trần Hữu Việt, nghệ sĩ Xuân Bắc, nhà thiết kế Lê Thanh Hòa, Á hậu Nguyễn Thụy Vân, Hoa hậu Trần Tiểu Vy, Lê Nguyễn Bảo Ngọc. Vòng chung kết dự kiến diễn ra vào tháng 12 ở TP HCM.

Làm gì để Việt Nam thành trung tâm logistics mới của khu vực?

Việt Nam có cơ hội thành một "hub logistics" mới của khu vực nhưng cần giải bài toán chính sách, hạ tầng, nhân lực để thành hiện thực.
Thuộc khu vực phát triển năng động, nơi luồng hàng giao lưu mạnh, và nền kinh tế độ mở trên 200%, Việt Nam được các chuyên gia tại "Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022" hôm 26/11 đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ logistics.
Bộ Công Thương cho biết ngành đang có quy mô khoảng 40-42 tỷ USD và mức tăng trưởng 2 con số. Điều này, theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, từng bước khẳng định thương hiệu và vị thế của ngành trong khu vực và thế giới.
Báo cáo Agility 2022 xếp Việt Nam đứng 11 trong 50 thị trường logistics mới nổi. Riêng về "cơ hội logistics quốc tế", Việt Nam đứng vị trí thứ 4, do vị thế ngày càng tăng như điểm đến cho các công ty muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Diễn đàn hôm 26/11. Ảnh: Viễn Thông

Việt Nam được đánh giá có cơ hội thành "hub logistics" mới của khu vực, đặc biệt là về hàng hải và hàng không.
Ông Richard SzuFlak, Tổng giám đốc DP World Việt Nam, đánh giá, Việt Nam có thể thành "hub" hàng hải nhưng cần tầm nhìn và khả năng kết hợp chặt chẽ 3 thành phần: cảng, khu công nghiệp và hải quan. Mô hình kết hợp cảng với khu thương mại tự do là hướng có thể học hỏi.
Siêu đầu mối (megahub) khu thương mại Jebel Ali (Jafza) của UAE là một ví dụ. Nơi đây xử lý 15 triệu TEU container mỗi năm, có hệ sinh thái hoàn chỉnh với 8.700 doanh nghiệp từ 100 quốc gia, và đóng góp 30% GDP Dubai.
Sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam đến 2030 dự báo khoảng 1.140-1.423 triệu tấn, gấp rưỡi đến 2 lần năm 2021. "Đây là cơ hội rất lớn cho đội tàu chúng ta trong tương lai, cũng như đội tàu nước ngoài làm ăn ở Việt Nam", ông Võ Duy Thắng, Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải, Cục Hàng hải, nhận định.
Việt Nam đang có 500 chủ tàu, công ty khai thác tàu, trong đó, có 38 hãng tàu container quốc tế và 10 hãng nội địa. Nhưng các hãng trong nước vốn ít có khả năng vận tải quốc tế, chủ yếu cũng tuyến ngắn đến Singapore, Trung Quốc. Đội tàu nội địa có số lượng khiêm tốn, với tổng cộng 1.502 tàu, đa số cỡ nhỏ.
Tháng trước, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt Đề án Phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam. Một loạt đề xuất được đưa ra như cải cách hành chính, tạo hành lang pháp lý vận tải biển ổn định, thuận lợi; quản lý giá dịch vụ hàng hải; tham gia các công ước quốc tế vận tải biển...
Cùng với hàng hải, hàng không nhận được nhiều kỳ vọng có thể trở thành "hub" vận chuyển hàng hóa, đứng cùng với Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur và Hong Kong trong khu vực. Ông Trần Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tập đoàn ITL, nhìn nhận thị trường hàng không Việt Nam đang phát triển thuộc hàng nhanh nhất khu vực.
"Việt Nam đang trở thành cứ điểm sản xuất mới ngoài Trung Quốc. Do đó, nơi đây sẽ dần có thị phần lớn về hàng hóa hàng không, khả năng trở thành một 'hub', ông Tuấn Anh nhận định. Theo quan sát của ông, Việt Nam đang là "ngôi sao sáng" trong mắt các nhà vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế.
Đến cuối tháng 9, Việt Nam có 30 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng trong nước hoạt động, khai thác 68 đường bay đến 16 quốc gia/vùng lãnh thổ. Số liệu của ông Tuấn Anh thu thập cho biết, tính đến tháng 11/2022, tải cung ứng ở TP HCM từ máy bay chở khách và máy bay chở hàng đang chia theo tỷ lệ 60-40. Ở Hà Nội, tỷ lệ là 30-70, là tín hiệu tốt.
Để Việt Nam trở thành "hub", cần phát triển 2 mô hình gồm "hub & spoke" (mang hàng từ nhiều nơi về để quá cảnh đi) và "twin hubs " (hai đầu hub có nhu cầu xuất - nhập lượng hàng hóa tương đương nhau).
Theo ông Tuấn Anh, thời gian qua hai mô hình đều có tín hiệu triển vọng ở Việt Nam. Với "hub & spoke", đã có hàng gom từ Ấn Độ, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc đến Hà Nội hoặc TP HCM để đi Mỹ, Âu. Mô hình "twin hubs" còn phát triển rõ hơn như trao đổi hàng hóa giữa: Incheon - Hà Nội; Thượng Hải - Hà Nội, Hong Kong - Hà Nội/TP HCM.
"Các hãng vận tải hàng không rất chú ý Việt Nam, các 3PL(công ty logistics bên thứ ba) hàng đầu có thể xây dựng các trung tâm gom hàng (Consolidation Hub) ở Việt Nam thay vì Hong Kong, Singapore", ông dự báo 3 năm tới.

Một góc Cảng Cát Lái, tháng 4/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Tuy nhiên, tham vọng "hub" hàng không phải cần giải quyết một số vấn đề về hạ tầng như quá tải sân bay, thiếu bãi đỗ và suất cất - hạ cánh. Ngoài ra, theo ông J. Michael Carson, Giám đốc Kinh doanh Boeing khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Việt Nam không thể dựa vào mạng lưới vận tải hành khách để phát triển vận tải hàng hóa hàng không mà cần đầu tư bài bản từ chính sách thu hút các hãng chuyên vận chuyển hàng, đội tàu bay chở hàng chuyên dụng.

"Việt Nam có thị trường vận tải hàng không Đông Á phát triển nhất trong khối CPTPP nhưng có thách thức về sức chuyên chở", ông đánh giá. Việt Nam, như dự báo của Boeing, cần tổng cộng 2.800 máy bay chở hàng vào 2041.

"Báo cáo Logistics Việt Nam 2022" được công bố tại Diễn đàn, Việt Nam thì cho rằng có hãng hàng không nội địa chuyên chở hàng hóa để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và trợ lực cho xuất hàng nông sản tươi.

Ngoài hàng hải và hàng không, đường bộ và đường sắt cũng có tiềm năng để kết nối quốc tế, góp phần đưa Việt Nam thành "hub" logistics. Tuy nhiên, hiện trạng còn khá sơ khai. Đường bộ có nhiều tiến triển hơn khi toàn tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam gần 600 km từ Lào Cai đến Quảng Ninh đã hoàn thành. Nhờ vậy, Quảng Ninh thành điểm trung chuyển chiến lược trong Đông Á - Đông Nam Á, ASEAN - Trung Quốc, giúp gia tăng lưu lượng quốc tế.

Trong khi đó, Báo cáo đánh giá để nâng cao năng lực, sản lượng vận chuyển liên vận quốc tế đường sắt thì cần lựa chọn, đầu tư các khu ga hàng hóa, bãi hàng có vị trí chiến lược "là hết sức cần thiết".

Tuy nhiên, toàn bộ ga đường sắt đều là tài sản công nên việc nâng cấp, cải tạo chỉ thực hiện bằng vốn ngân sách. Trường hợp đầu tư bằng vốn doanh nghiệp thì chưa có hướng dẫn, quy định pháp luật. Do đó, Tổng công ty Đường sắt không thể triển khai đầu tư và kêu gọi bên ngoài đầu tư các hạng mục nhà ga, bãi hàng.

Ngoài ra, nhân lực là hạn chế chung vẫn phải tiếp tục giải quyết. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, hơn 53% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% phải đào tạo lại.

Điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế (Đại học Kinh tế Quốc dân), cho hay, hơn 80% nhân viên trong các doanh nghiệp logistics được đào tạo thông qua công việc hàng ngày, chưa đầy 7% được chuyên gia nước ngoài đào tạo.

"Trong đào tạo nhân lực, còn có khoảng cách rất lớn giữa mục tiêu yêu cầu và khả năng thực hiện", ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nhận xét.

Ngành logistics còn phải chú ý đến "xanh hóa", tức thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo cam kết tại COP 26. Đây cũng đang là xu hướng chung và ngày càng được các chủ hàng lưu tâm.

PGS TS Trịnh Thị Thu Hương, Phó chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam, Thành viên Ban Biên tập "Báo cáo Logistics Việt Nam 2022", chỉ ra Việt Nam giữ thứ hạng 39 toàn cầu về "Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI)" nhưng có phát thải khí nhà kính rất cao, đến 1.090 gram CO2/GDP.

Trong khi đó, một số nước có LPI thấp hơn vẫn phát thải ít hơn. Ấn Độ hạng 44, phát thải 900 gram CO2/GDP, hay Brazil hạng 56 nhưng chỉ phát thải 200 gram CO2/GDP.

"Khảo sát do chúng tôi thực hiện với doanh nghiệp cho biết 13% được hỏi có tỷ lệ xe chạy rỗng trên 50%, tức chưa khai thác tốt hiệu suất, làm ảnh hưởng môi trường. Hệ thống nhà kho chủ yếu dùng điện lưới, chỉ 31% có dùng năng lượng tái tạo", bà Hương cho hay.

Viễn Thông