Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Những dòng iPhone giảm giá chưa từng có sau khi iPhone 12 ra mắt, cơ hội tốt nhất để mua

    Không lâu sau khi Apple chính thức công bố thế hệ iPhone 12 mới, nhiều mẫu iPhone cũ từ thế hệ iPhone 7 đến iPhone 11 Pro Max đều giảm về mức rẻ nhất từ trước đến nay.


    Từ khi Apple ra mắt iPhone 12 , cộng đồng mạng liên tục tìm kiếm những thông tin về điện thoại mới này, nhưng bên cạnh đó họ không hề bỏ qua những siêu phẩm của đời trước. Dạo qua thị trường cho thấy, giá nhiều mẫu điện thoại iPhone đã được điều chỉnh với mức giảm chưa từng có. Theo lý giải của một nhà bán lẻ di động, với sức hút đổ dồn vào loạt iPhone 12, các nhà bán lẻ buộc phải đưa những dòng máy thế hệ trước về mức giá ưu đãi để kích cầu mua sắm.
    iPhone 7 và iPhone 7 Plus: Cách đây khoảng 1 tháng, giá bán hai mẫu điện thoại này ở mức khoảng 4,59 triệu và 7,39 triệu. Nhưng tại thời điểm này, bộ đôi chỉ còn 4,19 triệu và 6,79 triệu đồng. Ảnh: Android Central.
    iPhone 8 và iPhone 8 Plus: Giá bán hai mẫu điện thoại này chỉ còn 5,99 triệu và 8,59 triệu đồng. Đây được xem là mức giá rẻ nhất từ trước đến nay của bộ đôi này (giá bán cũ ở mức 7,19 triệu và 9,59 triệu). Ảnh: Nydjlive.

    Các dòng iPhone 11, iPhone 11 Pro, iPhone 11 Pro Max đã qua sử dụng hạ gần chục triệu đồng so với giá niêm yết. Tại một số cửa hàng ở TP.HCM và Hà Nội, giá iPhone 11 Pro Max còn 20,4 triệu đồng; iPhone 11 Pro về mức giá 18 triệu đồng; iPhone 11 còn 13,3 triệu đồng.

    Các dòng iPhone XS và XS Max đã qua sử dụng cũng giảm giá mạnh. Bản XS 64GB hiện chỉ còn 11,79 triệu đồng, còn iPhone XS Max về mức giá 13,79 triệu đồng.

    iPhone XR qua sử dụng đang được bán với giá 10,4 triệu đồng, giảm 900.000 đồng so với tháng trước. Máy có màn hình 6,1 inch, độ phân giải 1.792 x 828 pixel, phần notch khá to tích hợp Face ID. Model này dùng chip A12 Bionic, chỉ có một camera chính 12 MP, khẩu độ f/1.8. iPhone XR chính hãng bản 64 GB đang được bán với giá từ 12,3 triệu đồng. Ảnh: Engadget.

iPhone 11 Pro Max xách tay bản 64 GB hiện còn 24,2 triệu đồng; iPhone 11 Pro phiên bản 64GB giảm 4 triệu đồng, còn 23,99 triệu đồng; iPhone 11, iPhone XS xách tay giá cũng giảm nhẹ từ 600.000-800.000 đồng, về mức giá 16,3 triệu đồng và 14 triệu đồng.

    Được biết, các mẫu iPhone 12 chính hãng cũng sẽ được bán tại Việt Nam trong khoảng tháng 12 tới, với mức giá dự kiến từ 21,49 triệu đồng cho phiên bản iPhone 12 mini. Trong khi đó, mẫu iPhone 12 Pro Max sẽ được chào bán từ mức giá 32,99 triệu đồng.

Mai Kiều Liên - “nữ tướng” và “Ô sin”

 

Tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh bà Mai Kiều Liên trong Top 50 Phụ nữ Ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019.

Thương hiệu Vinamilk được Forbes Việt Nam định giá hơn 2,4 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng giá trị của Top 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam năm 2020. Với hơn 40 năm dẫn dắt Vinamilk, bà Mai Kiều Liên được coi là linh hồn của công ty sữa lớn nhất Việt Nam. Vị “nữ tướng” quyết liệt mà bình dị này cũng là người phụ nữ đầu tiên được Forbes Việt Nam vinh danh giải thưởng “Thành tựu trọn đời”, với dấu ấn “tư tưởng đổi mới sáng tạo, khả năng hoạch định chiến lược đúng đắn, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, gắn kết người lao động để cống hiến vì mục tiêu chung đưa công ty phát triển”.

Không có cạnh tranh không có phát triển

“Những ngày qua, chúng ta đã nghe nói nhiều về phòng chống dịch như chống giặc, chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chiến đấu với những người bị nhiễm, nghi nhiễm như những kẻ thù. Chỉ có sự đồng lòng, tương thân tương ái mới giúp cộng đồng có được sức mạnh đoàn kết - đây chính là chiếc lá chắn mạnh mẽ nhất giúp chúng ta chiến thắng dịch bệnh. Covid-19 đã tạo ra một không khí ảm đạm cho tất cả chúng ta vào những ngày đầu thập kỷ. Nhưng việc nó có phá hủy đi những giá trị của con người và cuộc sống hay không lại nằm ở hành động của mỗi người, ở cách chúng ta ứng xử với từng góc cạnh của đời sống xã hội”.

Đó là một đoạn trong bức tâm thư mà Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên gửi đến toàn bộ cán bộ công nhân viên Vinamilk trong những ngày đất nước gồng mình lên chống dịch Covid-19. Bức tâm thư nhẹ nhàng nhưng quyết liệt, mạnh mẽ mà vẫn tràn đầy tình tương thân tương ái ấy không những động viên, tạo sự đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên, mà còn tiếp tục ghi danh Vinamilk ở một trong những đơn vị đi đầu trong việc vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa tham gia chống dịch. Cái chất quyết liệt, mạnh mẽ mà bình dân, giàu lòng tương thân tương ái ấy cũng được vị nữ tướng này áp dụng vào việc làm “tỏa sáng” thương hiệu Vinamilk trong gần nửa thập kỷ qua.

Mai Kiều Liên - “nữ tướng” và “Ô sin” -0
Bà Mai Kiều Liên hướng dẫn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham quan dây chuyền sản xuất của nhà máy Sữa nước Việt Nam. 

Nhìn vị trí của Vinamilk hiện giờ, có lẽ ít người biết rằng, doanh nghiệp này cũng đã từng trải qua quá trình gian nan buổi ban đầu cổ phần hóa. Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII từng nhận xét: “Chị Liên là người phụ nữ thông minh, đôn hậu, chân thực nhưng quyết liệt, sáng tạo. Tôi nhớ các lần họp Trung ương khóa VIII, chị đều có những phát biểu sâu sắc, giúp Trung ương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chị luôn đòi hỏi phải nhanh chóng xóa bỏ cơ chế xin – cho, đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy cao độ tính tự chủ, sáng tạo”.

Tính cách quyết liệt của bà Mai Kiều Liên được khắc họa rõ nét trong tình cảnh Vinamilk buộc phải lựa chọn trở thành liên doanh (đối tác nước ngoài nắm 70% cổ phần) hay tự mình cạnh tranh với các sản phẩm ngoại, ở thời điểm cuối thập niên 90. Thời điểm đó, bà trình bày với lãnh đạo Bộ Công thương là chấp nhận cạnh tranh, không đề nghị Nhà nước có ưu tiên gì, cạnh tranh về mọi phương diện, về chất lượng, về giá cả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở tất cả các tầng lớp dân cư.

Nghĩ là làm, bà là một trong những người quyết liệt với quá trình cổ phần hóa của Vinamilk. Giai đoạn đầu thập niên 1990, ba nhà máy của Vinamilk đều tập trung ở phía Nam, công ty phải đưa sản phẩm vượt gần 2.000 cây số từ TP Hồ Chí Minh ra thị trường phía Bắc. Trước thực trạng đó, bà Liên lên kế hoạch xây dựng nhà máy sữa tại Hà Nội. Đề xuất lên cơ quan chủ quản, lãnh đạo hỏi: “Bán một hộp sữa giá hai ngàn bằng giá một gánh cà chua. Ai mua?” Bà trả lời: “So sánh như thế nào tôi không biết nhưng ngoài Bắc có nhu cầu. Không bán được sao Vinamilk đưa sản phẩm ra?”.

Phải mất hai năm, bà Liên mới thuyết phục được cấp trên chấp thuận dự án. Với tổng số vốn đầu tư 8 triệu USD, trong đó một nửa vốn tự có, Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Hà Nội vào cuối năm 1994. Nhà máy sản xuất ra không đủ hàng để bán, người mua xếp hàng dài mua sữa. “Chưa bao giờ mà bán hàng thích như vậy,” bà Liên nhớ lại. Vinamilk mở hàng trăm đại lý, trở thành một trong các thương hiệu có mức độ nhận biết cao nhất tại Việt Nam.

“Không có cạnh tranh không có phát triển. Nó buộc các doanh nghiệp phát triển cao hơn”, bà Mai Kiều Liên khẳng định.

Một quyết định lịch sử khác của bà Mai Kiều Liên chính là quyết định phục hồi nhà máy sữa bột Dielac cho trẻ em, khi bà còn đang trên cương vị Phó Tổng giám đốc Vinamilk.

Nói về bối cảnh ngành sữa trước đổi mới, bà Mai Kiều Liên mô tả “rất yếu ớt, hoàn toàn không có gì”. Năm 1981 – 1982, Nhà nước bắt đầu có những chính sách để tháo gỡ cho sản xuất với 3 kế hoạch A, B, C. Kế hoạch A là toàn bộ nguyên vật liệu Nhà nước đưa bao nhiêu để sản xuất thì doanh nghiệp giao nộp hết. B là doanh nghiệp có quyền sử dụng máy móc thiết bị của Nhà nước, nguyên vật liệu tự kiếm, sản phẩm tự tiêu thụ. C là hoàn toàn không sử dụng máy móc thiết bị của Nhà nước, nguyên vật liệu tự lo, tiêu thụ tự lo.

“Việc đầu tiên là làm sao phải có ngoại tệ để có nguyên vật liệu. Chúng tôi mới kết hợp với SEAPRODEX để trao đổi”, bà Liên nói về quyết định lịch sử thời bấy giờ. Lúc ấy, SEAPRODEX có nguồn ngoại tệ khá lớn từ ngư dân.

Có ngoại tệ, Vinamilk mới nhập khẩu được phụ tùng thay thế, phục hồi nhà máy sữa bột Dielac cho trẻ em vào năm 1988. Nhà máy này do tập đoàn Netstlé (Thụy Sĩ) để lại trước ngày giải phóng, nhưng không hoạt động được do chủ nhà máy rút chạy, mang theo hồ sơ thiết bị công nghệ về nước.

“Chúng tôi có mời hai công ty lớn, một nơi đòi 2,7 triệu USD, một nơi đòi 3 triệu USD để phục hồi. Lúc đó thì làm gì có đồng nào? Chúng tôi bắt đầu đặt bài toán cho các giáo sư của các trường, mời xuống để họ khảo sát rồi họ nói họ làm được. Chúng tôi bảo nếu làm được thì ký hợp đồng”, bà Mai Kiều Liên thuật lại.

Mặc dù giá trị hợp đồng là 500.000 USD nhưng khi thanh toán cuối cùng, Vinamilk chỉ mất hơn 200.000 USD, do chi phí phục hồi thấp hơn dự kiến. “Đó là một điều rất quan trọng vì là lần đầu tiên nước Việt Nam mình có một nhà máy sản xuất sữa cho trẻ em, trước đây toàn là nhập hết”, vị tổng giám đốc Vinamilk nhấn mạnh. 

Đây là bước đệm tiên quyết giúp Vinamilk trở thành công ty sữa lớn nhất Việt Nam hiện tại, đồng thời là một trong những công ty niêm yết lớn nhất nước với giá trị vốn hóa lên đến gần 10 tỷ USD.

Từ việc chinh phục thị trường trong nước, Vinamilk bắt đầu “đem chuông đi đánh xứ người”. Sau sản phẩm đầu tiên được đưa ra thị trường nước ngoài vào năm 1997, đến nay, Vinamilk đã chinh phục hàng loạt thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông… Nửa đầu năm 2020, doanh thu thuần kinh doanh nội địa đạt 25.456 tỷ đồng và xuất khẩu trực tiếp đạt 2.451 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt là 7,7% và 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, bất chấp các tác động mạnh mẽ của Covid-19 trong sáu tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của Vinamilk hiện đạt 29.648 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm. Trong đó, đáng chú ý, doanh thu cả thị trường nội địa và xuất khẩu của Vinamilk trong Quý 2/2020 đều tăng trưởng hai chữ số so với Quý 1/2020, khẳng định thương hiệu Vinamilk không chỉ trong nước mà còn khắp thế giới.

“Ở nhà, tôi là Ô sin”

Để làm tốt vai trò lãnh đạo doanh nghiệp, người đứng đầu Vinamilk coi trọng việc duy trì sức khỏe và sự cân bằng. Bà Liên giữ nếp sinh hoạt khá quy củ, hết thời gian làm việc bà dành hai tiếng tập yoga.

Mặc dù là lãnh đạo cấp cao nhất, bận rộn nhất nhưng một ngày của bà vẫn bắt đầu từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều như bao nhân viên khác. Ở nhà, bà Liên không có người giúp việc, mà coi công việc nội trợ như một sở thích giúp bà giữ sự cân bằng. Mỗi cuối tuần, bà đi chợ, chuẩn bị đồ ăn cho cả tuần vào thứ bảy, chủ nhật. Thường ngày bà Liên hoặc ông Nguyễn Hiệp, chồng bà, công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tự đứng bếp, chuẩn bị bữa ăn.
 
“Gia đình tôi rất bình thường. Tôi và ông xã là bạn học từ hồi phổ thông. Tôi có hai con. Về nhà tôi là ô sin. Chúng tôi là bạn học nên thực ra mọi việc chia sẻ rất thoải mái. Buổi tối, bên cạnh việc nhà thì tôi cũng vẫn trả lời email công việc. Ông xã tôi cũng thể nấu cơm, tôi lau nhà rất vui vẻ, thoải mái. Nhà tôi không thuê người giúp việc mà tất cả các thành viên tham gia vào công việc gia đình”, bà Liên vui vẻ kể về cuộc sống “bình dân” của mình. Và có lẽ, chính sự bình dân ấy là chất xúc tác để bà cân bằng lại với những quyết liệt trên thương trường.

Bà khẳng định, vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao trong thời đại hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Người phụ nữ đang tạo ra ngày càng nhiều những giá trị mới, đó chính là giúp giải quyết công ăn việc làm cho xã hội và đưa các thương hiệu Việt Nam vươn ra thế giới.

Vài nét về bà Mai Kiều Liên và Vinamilk
Sinh năm 1953 tại Pháp, bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp đại học tại Matxcova, Liên Bang Nga, chuyên ngành Chế biến sữa và thịt và có chứng chỉ Quản lý kinh tế – Đại học Kỹ sư Kinh tế Leningrad. Được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Vinamilk vào năm 1992, bà quyết tâm cổ phần hóa doanh nghiệp sữa này nhằm tạo ra động lực làm việc mới, khuyến khích cán bộ công nhân viên sáng tạo, đổi mới. Bà Mai Kiều Liên từng giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII nhiệm kỳ 1996 – 2001.

Mai Kiều Liên - “nữ tướng” và “Ô sin” -0
  Tăng trưởng doanh thu của Vinamilk trong ba năm gần đây.

Năm 2018, Vinamilk đã đạt được những con số đáng ghi nhận như doanh thu đạt 52.800 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 4.200 tỷ đồng. Vốn hóa của Vinamilk hiện đạt hơn 11 tỷ USD, tăng gấp 110 lần so với thời điểm niêm yết năm 2006. Các sản phẩm của Vinamilk hiện đã có mặt tại 43 nước trên thế giới. Từ năm 1997 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đã đạt khoảng 2 tỷ USD. Hiện công ty sữa lớn nhất Việt Nam này đang nắm giữ 50% thị trường sữa với danh mục hơn 200 sản phẩm.

Vinamilk hiện có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Australia, Mỹ và New Zealand. Tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết) lên tới hơn 120 nghìn con, với sản lượng khoảng 950 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Dự kiến tổng đàn bò sẽ được nâng lên khoảng 200 nghìn con vào năm 2020, với sản lượng sữa tươi nguyên liệu dự kiến sẽ tăng lên hơn gấp đôi.

Các sản phẩm của Vinamilk được sản xuất bởi 13 nhà máy trải dài khắp Việt Nam, trong đó có hai siêu nhà máy sữa bột và sữa nước tại Bình Dương được trang bị công nghệ tiên tiến nhất thế giới với hệ thống thiết bị khép kín và tự động hóa hoàn toàn từ khâu chế biến đến thành phẩm và đóng gói, bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm và ba nhà máy chế biến ở Mỹ, New Zealand và Campuchia.

Mai Kiều Liên - “nữ tướng” và “Ô sin” -0
Các nhà máy sữa của Vinamilk có công nghệ hiện đại, tự động hóa cao. 

 

Dòng tiền và kiểm soát lưu lượng

Lợi thế của tỉnh Bắc Giang cần phát huy như:

Vị trí địa lý là tỉnh tiếp giáp các tỉnh có nền kinh tế phát triển như: Hà Nội; Thái Nguyên; Lạng Sơn; Quảng Ninh; Hải Dương

Có nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Khu văn hoá tâm linh Tây Yên Tử; Chùa Bổ Đà; Chùa La (Vĩnh Nghiêm); Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám; Chùa Am Vãi; Hồ Cấm Sơn; Hồ Khuân Thần; Đồng Cao; Khe Rỗ;...

Có các Khu Công Nghiệp thuận tiện cho thông thương: KCN Đình Trám; Quang Châu; Vân Trung; Song Khê - Nội Hoàng....

Có các Hệ thống giao thông thuỷ thuận lợi như: Sông Lục Nam; Sông Thương; Sông Cầu...

Dân số 1,8 triệu người; 

MỤC TIÊU NĂM 2020
Tốc độ phát triển kinh tế 17.1 %.
Giá trị sản xuất công nghiệp 275.000 tỷ đồng.
GRDP bình quân 3025 USD/người.
Tỉ lệ dân đô thị 24%.
Thêm 23 xã và 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Thu ngân sách nhà nước 10185 tỉ đồng.
Kim ngạch xuất nhập khẩu 18.7 tỉ USD.
Thu hút vốn FDI nằm trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước.
Khách du lịch 2.5 triệu lượt người.
Muốn đạt được mục tiêu này cần xây dựng thành phố thông minh; Cải cách TTHC

Thành phố “thông minh” để làm gì?

    Hãy lường trước nhiều hậu quả của thế giới số như hạ bệ thần tượng, gieo rắc hoài nghi, hủy hoại đạo đức… Cần xác định rõ: Thành phố “thông minh” để làm gì?
    Kết nối không biên giới
    Mới đây thôi, TP.HCM vừa khai trương Không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số TP.HCM (mở cửa từ ngày 12/10 đến ngày 12/11/2020 tại Tầng 20, Tháp B, Tòa nhà Viettel, 258 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, TP.HCM) để người dân có cơ hội tham quan và tìm hiểu thêm về mô hình chuyển đổi số.
    Thấy được những chuyển động hòa nhịp với dòng chảy của cuộc cách mạng CNTT đó, thực sự vui. Nhưng câu hỏi: "Thành phố thông minh để làm gì?" đã kích hoạt trong tôi nhiều suy nghĩ trăn trở về tương lai rất gần của cuộc sống thông minh với những thị dân trong các siêu thành phố - Mega City.
    Thành phố thông minh sẽ tạo cho chúng ta rất nhiều nối kết giữa những vật thể tưởng chừng như không thể kết nối được, ví dụ như văn phòng không giấy, thiết bị điều khiển ánh sáng trong văn phòng, căn hộ, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị bảo vệ, chống trộm cắp … thông qua các kết nối IoT.
    Ngày nay, cả thế giới chúng ta cùng đang di chuyển liên tục, làm việc không ngừng nghỉ, với những kết nối siêu tốc độ 4G ngày hôm nay, 5G của ngày mai và thậm chí nhiều G của tương lai sẽ đến. Chúng ta có thể kết nối vô hạn với những người bạn trên khắp năm châu với đủ các mối quan tâm đa dạng. Chúng ta có thể nhìn lại cuộc sống của chúng ta và dự báo thông qua những dữ liệu tích hợp từ trải nghiệm quá khứ và hiện tại của chúng ta – Big Data.
    Trong một thế giới tương lai gần, con người dường như có một năng lực vô hạn kiểm soát, kết nối và làm chủ thế giới bên ngoài. Tất cả chúng ta đều nghĩ rằng loài người có quyền phép như “Chúa Tể của thế giới”.

Không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số TP.HCM (mở cửa từ ngày 12/10/2020 đến ngày 12/11/2020) - Ảnh: VT

    Đừng để máy móc “đè bẹp” con người
    Nhưng, thử tĩnh lại chút xíu, ngồi ngẫm lại cuộc sống đó có thật sự hạnh phúc hay không khi mà chúng ta có thể kết nối cả thế giới tuy nhiên lại ít ai quan tâm tới chính sự an bình nội tâm trong cuộc sống của chúng ta?
    Câu hỏi: “Chúng ta có thể an lạc trong cuộc sống số kết nối với toàn bộ thế giới được hay không?”, thiết nghĩ, là câu hỏi lớn trăn trở đặc biệt cho những thị dân số trong các thành phố “thông minh” trên toàn thế giới.
    Từ khi chúng ta bước vào dòng chảy mạnh mẽ 4.0, đã có quá nhiều lời than phiền về việc nhiễu loạn thông tin, dẫn tới hoang mang, nghi ngờ, lạc lối. Xã hội 4.0 bộc lộ nhiều cái ác khó kiểm soát, như vấn đề đạo đức và công bằng trên mạng xã hội, khi mà bất cứ ai cũng có thể trở thành “miếng mồi ngon” để toàn thiên hạ “cõi mạng” xâu xé mà không hề biết lý do thực sự là gì?
    Sự độc quyền thông tin giữa các nhà cung cấp dịch vụ số, quyền mua đi bán lại dữ liệu cá nhân của người dùng đã thỏa đáng chưa với các công dân chịu chấp nhận gia nhập xã hội số? Hãy nhớ rằng, vì nhiều hệ lụy đã xảy ra, nên không phải thị dân nào cũng sẵn sàng chấp nhận bước vào thế giới số. Xét về quyền con người, họ có quyền từ chối nếu như chính quyền chưa chứng minh được thật sự cần thiết phải làm như thế, chẳng hạn như việc chuyển đổi từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước có gắn chip. Nếu công dân đang giữ chứng minh thư còn hạn sử dụng, họ có quyền từ chối việc đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip.
    Hãy lường trước nhiều hậu quả của thế giới số như cuộc suy thoái đạo đức không biên giới, hạ bệ thần tượng, gieo rắc hoài nghi, tấn công vào tương lai, hủy hoại lối sống chuẩn mực trong xã hội, lừa đảo, đánh cắp dữ liệu, tấn công và chiếm giữ tài sản của người dùng… Cần xác định rõ: Thành phố thông minh để làm gì? Và đừng để máy móc sẽ “đè bẹp” con người.
    Những người bán hàng, công ty số đã thực sự minh bạch, đúng đắn trong thế giới số hay chưa? Hay còn có quá nhiều lừa đảo, bán hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng? Và/hoặc đã có đủ hành lang pháp lý để xử lý những sự việc phát sinh trong thế giới số?

    Công dân có thể đến thăm quan Không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số TP.HCM (Ảnh: VT)
    Thành phố thông mình để làm gì nếu như các công nghệ, phương tiện, công cụ không tạo ra cho con người những giá trị văn hóa sâu sắc, yêu thương nhiều hơn và cuối cùng là nhân bản nhiều hơn. Nên nhớ, ngày nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ vượt trội hơn chúng ta về khả năng, mà tự chúng còn cảm thấy chúng “nhân văn” – nghĩa là người hơn cả con người chúng ta.
    Chúng ta chỉ có thể vượt qua máy móc khi chúng ta có cảm xúc, sự sáng tạo và hơn thế nữa, một cộng đồng bạn bè người thân gia đình đủ lớn để chúng ta có thể an lạc trong thế giới số của hiện tại và tương lai.
    Tất cả các thành phố thông minh sẽ giống nhau như khuôn đúc về phần xác hay phần cứng – trang thiết bị và giải pháp. Tuy nhiên, phần hồn, bao gồm văn hóa – yêu thương và nhân bản - chính là những giá trị vượt trội giúp định vị những thành phố thông minh đáng sống trên thế giới với nhau.
    Sẽ thế nào nếu khi uống một ly vang thông minh chúng ta có thể truy cập tới những cánh đồng và những nhà ủ vang tại nước Ý xa xôi và chia sẻ những cảm xúc tận đáy lòng với người nông dân làm ra chai rượu chúng ta đang uống? Hiện tại, họ còn phải chịu hậu quả nặng nề của dịch bệnh COVID-19 hay không?
    Khi ăn một món ăn chế biến từ cá ngừ miền Trung Việt Nam chúng ta có thể nhìn thấy và chia sẻ tấm lòng của chúng ta hướng về những người nông dân, ngư dân đang chịu sự gian nan trước bão tố hoành hành năm nào cũng trở đi trở lại? Sẽ thế nào nếu chúng ta vừa thưởng thức những tiện nghi nhất của thế giới số, vừa có thể gửi những biểu hiện của tình yêu thương vô tận ra với những người ngư dân Bình Định thông qua kết nối 5G, vượt sóng biển đến với đảo Hoàng Sa thân thương.
    Cuộc sống chắc chắn thú vị hơn bội phần nếu khi chúng ta thưởng thức những món đặc sản sạch của miền đồng bằng Sông Cửu Long và rồi ngay sau đó có thể gặp gỡ, kết nối, hỗ trợ cho con cái của những cô bác nông dân đang trồng rau sạch chuyển về thành phố, để con cái họ có thể đặt chân lên ngưỡng cửa đại học, bước đến giảng đường tiếp nhận những kiến thức từ các ngành công nghệ của tương lai.
    Thành phố thông minh chính là một hệ sinh thái khi toàn bộ thị dân của thành phố sống trong một không gian sinh thái có những nét đặc biệt riêng của thành phố. Trong hệ sinh thái đó, các thị dân có thể sử dụng các công nghệ thông minh để kích hoạt, lan tỏa và chia sẻ văn hóa, yêu thương và nhân bản không những trong thành phố đó mà còn ra khắp cả năm châu để chúng ta có thể an lạc hơn trong không gian số, thay vì hỗn loạn, nghi ngờ, sợ hãi như trong quá khứ của nhân loại.

Xây dựng con người đô thị trong thành phố thông minh


(PL)- TS Lê Thị Trúc Anh, Học viện Cán bộ TP.HCM, cho rằng chương trình “phát triển nhân lực và văn hóa TP.HCM” hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển và đáp ứng nhu cầu thực tiễn, cấp bách của thành phố.

    Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa được công bố xác định “phát triển nhân lực và văn hóa TP.HCM” là một trong bốn chương trình phát triển của TP.
    Thách thức từ con người, thói quen cũ

TS Lê Thị Trúc Anh

    Hiện nay quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới đòi hỏi TP.HCM phải tập trung các nguồn lực để tăng tốc hơn trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng văn minh đô thị hiện đại, TP thông minh trên nền tảng những giá trị cốt lõi của văn hóa, con người TP.HCM.
    Như vậy, phải xem xét, chú trọng hài hòa các yếu tố tiên tiến, phát triển vượt trội về công nghệ của đô thị thông minh thời đại 4.0 với việc tạo nền tảng nếp sống, lối sống văn minh tương ứng cho người dân TP.
    Đây không phải lần đầu tiên chính quyền TP xác định chủ đề năm, trong đó nội dung trọng tâm là “xây dựng nếp sống văn minh đô thị”. Còn nhớ giai đoạn 2008-2009, TP.HCM đã tập trung thực hiện chủ đề này.
    Tuy nhiên, hiện nay TP.HCM vẫn đang phải đối diện với áp lực gia tăng dân số cơ học lớn nhất và là nơi bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu mạnh nhất cả nước. Những khó khăn, thách thức không nhỏ ấy khiến cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hành trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị nói riêng của TP.HCM có phần gia tăng hơn về áp lực.
    Những thói quen có từ lâu, ăn sâu vào máu thịt như vứt rác bừa bãi, buôn bán tự do nơi vỉa hè, dưới lòng, lề đường… Những thói quen này không phù hợp với đô thị văn minh, tác động tiêu cực tới mỹ quan TP. Ở nhiều người dân TP chưa hình thành ý thức văn minh đô thị ngay từ nhỏ, từ nền tảng giáo dục gia đình, nhà trường, từ đó dẫn đến những hành vi, việc làm chưa thật chuẩn như không chấp hành nghiêm luật giao thông, tự giác giữ gìn vệ sinh nơi công cộng...
    Cạnh đó, sự thiếu gương mẫu của một vài cán bộ, công chức, viên chức trong những hành xử lệch chuẩn nơi công cộng như hút thuốc lá, xả rác tùy tiện, không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung… không chỉ tác động đến tình cảm, niềm tin của người dân mà nhiều lúc còn trở thành “tấm gương xấu” cho người khác, người dân bắt chước...


Ý thức văn minh đô thị của người dân được hình thành từ nền tảng giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ảnh: Học sinh trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP.HCM) trong một lần tham gia chuyên đề tìm hiểu về luật giao thông tại trường. Ảnh: HOÀNG GIANG

    Cán bộ phải đi trước
    Từ thực tiễn của TP.HCM, muốn xây dựng đô thị thông minh thì phải có con người có văn hóa, văn minh, nhân bản, nghĩa tình…
    Muốn có con người tự giác thì trước hết phải có những quy định pháp luật rõ ràng, công khai, minh bạch và nghiêm. Việc xây dựng đô thị thông minh và văn minh đô thị xét đến cùng thực chất là xây dựng con người văn hóa.
    Một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình xây dựng văn minh đô thị là hình ảnh và “văn hóa của người quản lý, lãnh đạo”. Trong nhiều trường hợp, yếu tố tiên quyết của mọi sự thay đổi là từ người lãnh đạo có uy tín, giàu bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo, tận tâm vì lợi ích chung của quần chúng nhân dân. Khi người tổ chức, người đứng đầu tự giác thực thi nhiệm vụ và vai trò nêu gương trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị thì sẽ góp phần gieo mầm và duy trì những thói quen tốt cho cộng đồng, tập thể, trong nhân dân…
    Do vậy, đối với TP.HCM, việc cần làm ngay, thường xuyên, liên tục là tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chuyên nghiệp, phẩm chất văn hóa đạo đức vững chắc và ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng xã hội.
    Gia đình là nơi xây dựng con người văn minh
     Để tạo thành nề nếp, lối sống văn minh đô thị cho người dân TP, các nước gần ta đã dành hàng chục năm để triển khai các chương trình giáo dục công dân cho học sinh, sinh viên của họ. Đây là cách gieo mầm thói quen sinh hoạt trật tự, giữ gìn vệ sinh hay tác phong văn minh, lịch sự nơi đô thị.

Ở nước ta, môn giáo dục công dân được dạy rất cụ thể và nghiêm túc, gồm cả giáo dục luật lệ giao thông, ý thức bảo vệ của công, phép lịch sự xã giao hằng ngày… Đó là cách giáo dục từ gốc rất đáng để chúng ta tiếp tục tham khảo, học tập và vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện cụ thể của TP.HCM, nơi có mức tăng dân số cơ học luôn cao hơn các TP khác.
    Đặc trưng của TP.HCM là các cuộc vận động luôn theo hướng bắt đầu từ cộng đồng dân cư như khu phố, tổ dân phố, khu chung cư… Tuy nhiên, công tác vận động quần chúng, truyền thông về nếp sống văn minh, văn hóa cần chú ý hơn đến vai trò, chức năng của hộ gia đình và những biến đổi văn hóa trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Bởi dù có những biến đổi về quy mô, cơ cấu, tính chất đến đâu chăng nữa thì gia đình vẫn là cơ sở giáo dục công dân căn bản và trước nhất.
    Do vậy, việc vận động và giám sát công dân nơi khu phố gắn với từng hộ gia đình ngày càng quan trọng đối với việc định hình và xây dựng nếp sống đô thị ở cư dân.
    Tăng cường truyền thông về nếp sống văn minh đô thị
    Trong triển khai thực hiện chủ đề năm 2020 “xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, thiết nghĩ chúng ta phải thúc đẩy hơn nữa các chương trình tuyên truyền, giáo dục, các hình thức chế tài và phải tiếp tục lồng ghép hoạt động xây dựng nếp sống văn minh vào các chương trình khác như “Khu phố văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng gia đình văn hóa”…
    Truyền thống của người dân TP.HCM là luôn gắn với tinh thần năng động, sáng tạo. Vì vậy, có rất nhiều mô hình do quần chúng nhân dân góp sức để cùng chính quyền các cấp nâng cao ý thức xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong cộng đồng, cần được nghiêm túc nghiên cứu, tổng kết và nhân rộng điển hình thông qua các hình thức truyền thông đa dạng hiện nay.
    Để tuyên truyền về xây dựng văn hóa, văn minh đô thị trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, TP.HCM cũng đã phát huy dịch vụ công trực tuyến và triển khai hệ thống một cửa điện tử, ISO điện tử; đã ban hành kiến trúc chính quyền điện tử đóng vai trò là kế hoạch tổng thể giúp định hướng triển khai một cách thống nhất và đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của TP. Từ đó hỗ trợ hiệu quả công tác cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

    TP quan tâm phát triển hạ tầng số, là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai mạng 5G. Từ đó góp phần tăng cường sự kết nối thông tin giữa chủ thể quản lý các cấp và người dân, phối hợp, nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội trong việc chung tay, chung sức đẩy lùi tai nạn giao thông, rác thải, ô nhiễm môi trường…, tất cả vì một đô thị an ninh, an toàn, vì hạnh phúc cho mọi người dân sống trên địa bàn.
    Mỗi công dân là chủ thể và mục tiêu của đô thị thông minh
    TP.HCM ngày nay và trong tương lai sẽ là một đô thị nén với nhiều tòa nhà cao tầng, cao ốc, không gian đô thị ngày càng trở nên chật chội. Do đó, chúng ta càng cần chú trọng xây dựng ý thức, nếp sống văn minh đô thị vững chắc nơi người dân. Việc này để người dân thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về an sinh và an toàn, ngày càng hài lòng hơn về đô thị hiện đại.
    Trách nhiệm ấy không chỉ thuộc về các nhà hoạch định chiến lược, các nhà quản lý xã hội mà là mệnh lệnh đặt ra từ cuộc sống, trong đó mọi công dân TP đều là chủ thể sáng tạo, đồng thời là mục tiêu của quá trình phát triển đô thị thông minh, TP văn minh - hiện đại - nghĩa tình.

Thành phố thông minh

    Tự động hoá là điều cần thiết của thành phố thông minh. Giao thông được hỗ trợ bởi công nghệ mới chính là chìa khóa giúp cải thiện hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân - không những về mặt tiện lợi, mà còn trên các phương diện tài chính và sức khỏe.
    Các giải pháp sáng tạo ứng dụng công nghệ


Chủ tịch FPT Trương Gia Bình

    Từ quan điểm của các nhà lãnh đạo, xây dựng và triển khai các Thành phố thông minh không thể bắt đầu từ quy hoạch đô thị, mà phải từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội, gồm 4 khía cạnh chính: hoạch định chiến lược, xây dựng cấu trúc thể chế, chính sách, và quan trọng nhất là phát triển nền tảng công nghệ.
    Mỗi tuần lại có thêm 1 triệu người ra thành phố sinh sống. Các đô thị tiêu thụ tới 75% năng lượng và thải ra tới 80% lượng CO2. Các thành phố đang đứng trước nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhưng các vấn đề này cũng khác nhau ở các thành phố khác nhau..
    Quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới. Ước tính có đến 55% dân số toàn cầu hiện đang sinh sống tại các đô thị và dự báo khoảng 70% dân số toàn cầu sẽ chọn đô thị làm nơi sinh sống vào năm 2050.
    Tại khu vực ASEAN, hơn một nửa dân số hiện đang sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa của khu vực đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.
    Đô thị hóa mang đến cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức từ việc tập trung dân cư ngày càng cao như tiêu thụ tài nguyên rất lớn, tác động tiêu cực đến môi trường và sự quá tải của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
    Trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 vẫn đang diễn ra và tác động tiêu cực trên toàn cầu, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nhất là đối với các quốc gia có biển dẫn đến yêu cầu phát triển đô thị thông minh bền vững là hết sức cần thiết.
    Tại Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm về Đô thị thông minh ASEAN, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết, các quốc gia đang trải qua quá trình chuyển đổi sâu sắc để trở thành "nền kinh tế số" với sự thúc đẩy bởi những tiến bộ của công nghệ số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển doanh nghiệp và cải thiện cuộc sống của người dân. Xu hướng chuyển đổi số đô thị, xây dựng Thành phố thông minh trở thành một điều tất yếu.
    Chủ tịch HĐQT FPT khẳng định: "Thành phố thông minh là cách lựa chọn duy nhất thông minh để phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Doanh nghiệp sẽ có môi trường thuận lợi để chuyển đổi số, từ đó phát triển bền vững; nhà nước có phương thức quản lý hiệu quả; người dân có môi trường sống và làm việc tốt nhất".
    Song hành cùng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, xây dựng đô thị thông minh phải lấy lợi ích của người dân và phát triển bền vững làm trung tâm. Không có ai đứng ngoài trong cuộc đua này. Với lợi ích tổng thể, toàn diện như vậy, Thành phố thông minh là cơ hội cho tất cả mọi lực lượng trong xã hội.
    Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, nhìn nhận: "Vấn đề cốt lõi của quá trình phát triển đô thị thông minh là xây dựng mạng thông tin mở giữa chính quyền và người dân, minh bạch thông tin; nâng cao chất lượng sống của người dân bằng chính hệ thống công nghệ thông tin hiện đại".
    Theo đó, doanh nghiệp sẽ có môi trường thuận lợi để chuyển đổi số, từ đó phát triển bền vững, Nhà nước có phương thức quản lý hiệu quả, người dân có môi trường sống và làm việc tốt nhất.
    Trong khi đó, ông Hán Minh Cường, Chủ tịch HĐQT ACUD Group, cho rằng để xây dựng thành phố thông minh cần có sự tham gia của cộng đồng thực hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển, trong đó cần tham vấn ý kiến cộng đồng từ giai đoạn bắt đầu thực hiện quy hoạch. Người dân, chuyên gia tham gia thực chất và sâu hơn trong quá trình lập và triển khai quy hoạch, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin.
    Theo các chuyên gia, cùng với Chính phủ và các bộ ban ngành, các doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng, công ty khởi nghiệp và người dân có thể cùng hợp tác bằng cách đóng góp dữ liệu, áp dụng và đổi mới các giải pháp thành phố thông minh để tạo ra nhiều dịch vụ, giá trị gia tăng mới cho cộng đồng.
    Các chuyên gia cũng lưu ý xây dựng và triển khai các chương trình chuyển đổi số đô thị và thành phố thông minh không thể bắt đầu từ quy hoạch đô thị, mà phải từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm bốn khía cạnh chính: hoạch định chiến lược, xây dựng cấu trúc thể chế, chính sách, và quan trọng nhất là phát triển nền tảng công nghệ.
    Từ quan điểm của các nhà lãnh đạo, xây dựng và triển khai các chương trình Chuyển đổi số đô thị và Thành phố thông minh không thể bắt đầu từ quy hoạch đô thị, mà phải từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội, gồm 4 khía cạnh chính: hoạch định chiến lược, xây dựng cấu trúc thể chế, chính sách, và quan trọng nhất là phát triển nền tảng công nghệ.
    Trong đó, một nền tảng công nghệ số với cốt lõi là cấu trúc dữ liệu mở, liên thông và xử lý theo thời gian thực sẽ đóng vai trò là trung tâm điều hành và là công cụ phân tích cho chiến lược Chuyển đổi số đô thị và xây dựng Thành phố thông minh bền vững.
    Cùng với chính phủ và các bộ ban ngành, các doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng, công ty khởi nghiệp và người dân có thể cùng hợp tác bằng cách đóng góp dữ liệu, áp dụng và đổi mới các giải pháp Thành phố thông minh để tạo ra nhiều dịch vụ, giá trị gia tăng mới cho cộng đồng.

Nhan sắc người đóng nàng Kiều

Trình Mỹ Duyên - được chọn đóng phim điện ảnh "Kiều" - có gương mặt đẹp, vóc dáng cân đối.

Đơn vị sản xuất phim mới đây công bố Trình Mỹ Duyên đảm nhiệm vai chính. Đạo diễn Mai Thu Huyền nhận xét cô có ngoại hình thanh tú, đẹp đằm thắm, dễ gây cảm mến. Ảnh: Nick Nguyễn.



Người đẹp có đôi mắt to, bờ môi đầy đặn. Ảnh: Mr. AT



Trên Facebook, nhiều khán giả nhận xét Mỹ Duyên đẹp nhưng nghi ngờ khả năng diễn xuất của cô. Cô không học chuyên ngành liên quan điện ảnh, từng bị loại khỏi The Face 2017 vì thể hiện mờ nhạt trong thử thách đóng MV. Êkíp sản xuất phim nói Mỹ Duyên được nghệ sĩ Mai Thanh Dung dạy về đài từ, Kathy Uyên huấn luyện về diễn xuất, giảng viên Nhạc viện Mai Thanh Sơn hướng dẫn đánh đàn. Ngoài ra, cô có thời gian toàn tâm toàn ý đầu tư cho vai diễn. Ảnh: Facebook Mỹ Duyên.



Mỹ Duyên từng tham gia nhiều cuộc thi nhan sắc như Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015, Hoa hậu Biển Việt Nam 2016. Ở cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, cô theo đuổi hình ảnh năng động, cá tính. Ảnh: MUV.

Mỹ Duyên thi bán kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. Video: MUV.


Cô giành danh hiệu "Người đẹp Áo dài" tại cuộc thi. Ảnh: MUV.



Cô cao 1,67 mét, số đo ba vòng là 76-61-91 cm. Ảnh: MVU.


Trong các bộ ảnh thời trang, Mỹ Duyên thử nghiệm nhiều phong cách, từ gợi cảm, cá tính đến dịu dàng. Ảnh: Facebook Mỹ Duyên.


Người mẫu là một trong những "nàng thơ" của nhiếp ảnh gia Milor Trần. Ảnh: Trần Hoàng Vũ.



Cô catwalk trong show diễn của nhà thiết kế Chung Thanh Phong năm 2017. Ảnh: Hada.

5 cách vượt qua nỗi sợ tài chính

Những nỗi lo về tiền bạc như chi trả thuế, cân bằng ngân quỹ, tính toán đầu tư thường ám ảnh rất nhiều người.

Dưới đây là 5 cách có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ luôn hiện hữu này.

Hiểu biết về những rủi ro


Đầu tư vào thị trường chứng khoán luôn có những rủi ro. Nhưng nếu bạn tránh nó, đồng nghĩa việc bạn sẽ bỏ qua khả năng sinh lời cao mà khó có kênh nào bằng.

Theo đó, giải pháp là bạn phải tự tìm hiểu kiến thức về kênh này. Có thể bắt đầu bằng một khoản tiền nhỏ để giúp bạn hiểu về những hạng mục đầu tư khác nhau.

Nhà sáng lập tờ Money Talks News Stacy Johnson đã đưa ra lời khuyên vỡ lòng về việc đầu tư. Điều này giải thích cách đương đầu với rủi ro, bằng cách đa dạng hóa, tận dụng nguồn quỹ chung và đầu tư dài hạn. "Tôi đã và đang mua cả cổ phiếu cá nhân và quỹ chung hàng chục năm qua. Có một điều chắc chắn là, tôi càng biết nhiều, tôi càng mắc ít sai lầm và càng đỡ sợ hơn", ông nói.

Giao dịch tại một ngân hàng ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.

Xóa bỏ nợ xấu


Cẩn trọng với nợ là tốt, nhưng sợ chúng là điều ngược lại. Một điều quan trọng là bạn phải hiểu được sự khác biệt giữa nợ xấu và nợ tốt.

Nợ tốt là khoản nợ vay để mua một vật phẩm có giá trị tăng lên – ví dụ như khoản vay mua nhà, hoặc khoản vay sinh viên.

Nợ xấu là khoản bạn phải gánh khi phung phí cho những thứ xa xỉ như quần áo, du lịch, ăn uống sang chảnh hoặc là mua xe. Những khoản nợ này ngày càng nhiều khi bạn "vung tay quá trán".

Và nếu bạn luôn cố gắng chối bỏ khoản nợ chồng chất của mình thì giờ là lúc đương đầu với nó. Hãy bắt đầu theo những bước sau. Đầu tiên, bạn hãy ghi những khoản ấy ra một bảng tính, sau đó bắt đầu lên kế hoạch xử lý cho từng khoản một.

Tạo nguồn chi tiêu hợp lý


Chi tiêu vô tội vạ chẳng khác gì lái xe mà nhắm mắt. Tài chính có thể là mối nguy hại mà bạn không thể hay biết.

Theo đó, bạn cần đặt ra hạn mức chi tiêu cho từng ngày, từng tuần và tăng dần khoảng thời gian. Một trong những cách để nhất quán với mục tiêu là bắt đầu bằng một đích mà bạn đang hướng đến. Làm như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng cắt giảm chi tiêu.

Lập kế hoạch tài sản

Lập một kế hoạch về tài sản rõ ràng và bạn sẽ không phải lo con cháu mình tranh giành sau khi bạn không còn nữa.

Có nhiều loại tài liệu mà bạn cần quan tâm. Trước tiên là di nguyện và chúc thư. Đó là cách mà bạn kiểm soát được những thứ mà vợ con và những người có liên quan sẽ nhận sau khi bạn chết đi.

Chuẩn bị đóng thuế từ bây giờ

Người ta vẫn luôn nghe những câu chuyện đáng sợ về việc tính toán sai thuế hoặc là phớt lờ việc đóng thuế, sau đó thì bị vướng vào một hóa đơn thuế khổng lồ.

Để tránh rơi vào trường hợp này, bạn hãy sẵn sàng từ bây giờ, để không chật vật về sau. Nếu những khoản thuế của bạn tương đối đơn giản, đây là lúc bạn nên tập làm quen với những phần mềm khai thuế trực tuyến. Qua đó, bạn không cần phải tốn phí cho người giúp khai thuế.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Đôi điều về cứu trợ Miền Trung

    Tôi đã nhiều lần tham gia hoặc dẫn dắt các đoàn thiện nguyện vào cứu trợ các tỉnh miền Trung, đặc biệt vào các năm 2005, 2011, 2013   Ý nghĩa thì rất tốt, không phải bàn đến. Nhưng tôi nhận thấy: Dù quà có đưa được tận tay đến bà con vùng thiên tai hoạn nạn, thì vẫn xảy có tình trạng chồng chéo và bập bõm. Nghĩa là chỗ nhiều, chỗ ít. Vùng sâu, vùng xa, cách trở giao thông, bà con cần quà thì không được mấy đoàn đến. Vùng gần đường đi lối lại , tình hình không đến nỗi quá khó khăn, thì lại được quá nhiều quà.

    Tôi đã từng ăn ngủ cắm rễ ở một xã trọng điểm lũ lụt, lốc xoáy miền Trung năm 2013, trong thời gian hơn một tuần liền. Mục đích để đón các Đoàn cứu trợ có mối liên hệ với Câu lạc bộ nhà báo nữ VN từ ngoài HN lần lượt vào tới. Và đó chính là dịp để tôi quan sát được tình hình khá kỹ lưỡng.

    Các Đoàn từ trong Nam và ngoài Bắc ùn ùn đến. Xe cộ tắc nghẽn hàng đoạn đường dài. Gạo mỳ, đường sữa, dầu ăn, nước mắm, chăn màn, quần áo, sách vở chất ngất, xếp đầy trụ sở ủy ban xã, hoặc các nhà văn hóa thôn làng. Ấy là do nhiều Đoàn không chở quà đến được, mà phải nhờ chính quyền địa phương mua hộ hàng quà, để sẵn đấy, đợi người vào sau phát quà. Cũng là rất tiện lợi. Nhưng giá gạo mì, hàng hóa mua tại vùng bị bão lũ đó, đương nhiên cao hơn nhiều so với giá thị trường. Thôi, đắt rẻ cũng không nói tới nữa. Mà cái đáng nói là những món quà ấy quá nhiều. Để dành không có chỗ, mà bán thì khó coi.

    Tôi đã dành cả một buổi sáng đứng trên tầng 2 trụ sở UBND xã trọng điểm đó quan sát cảnh tặng quà và nhận quà của 4 đoàn cứu trợ của cả HN và SG, khi mà các Đoàn của CLB nhà báo nữ vừa trở về hay chưa kịp tới.

Vốn không phải là người tinh mắt lắm, nhưng tôi đã rất ngạc nhiên khi để ý đến một chị nông dân mặc chiếc áo xanh hồ thủy khá nổi bật. Chị cứ đôn đáo chạy từ góc sân này qua góc sân khác để nhận quà, tay bưng, đầu đội rất vất vả. Xếp quà ra một góc vườn xa xa rồi lại tất tả chạy vào nhận tiếp. Và các cán bộ địa phương đọc danh sách ở bốn nhóm phát quà, đều xác nhận chị đúng là người nhận quà 100%. Lúc đó tôi mới bắt đầu nhìn rộng ra hơn thì thấy không chỉ chị áo xanh mà rất nhiều người áo nâu, áo tím, áo vàng... cũng hoạt động con thoi như chị.

    Hỏi ra thì mới biết, chị áo xanh là con dâu nhà nọ và lại là con gái nhà kia, thuộc danh sách của chính gia đình mình, và lại cũng thuộc danh sách của gia đình con trai con dâu chị, cũng thuộc danh sách nhà con gái con rể của chị. Và nhà nào cũng vậy thôi. Thế mới biết chính quyền và đoàn thể địa phương cũng biết vận dụng khá thông minh khéo léo trong khi làm danh sách. Chuyện gia đình bị nạn 10, khai thành 12, ví dụ thế, là thường thấy.

    Bởi vậy có tờ báo thống kê : Có những gia đình được nhận tới 96 thùng mỳ ăn liền và hàng trăm chai xì dầu nước mắm, chưa kể đến các món quà khác, là chuyện không hề nói sai.

    Nói vụng, có thành viên Đoàn thiện nguyện còn chỉ cho chính tôi nhìn thấy cảnh có những nhà lượn SH hay Dyland gì đó, ( tôi vốn không biết đi xe máy nên không để ý ) vèo vèo đến lĩnh quà từ thiện, chứ không đùa. Lúc ấy tôi cứ xấu hổ cứ như chính mình làm sai vậy.

Trong khi nhu cầu về nhu yếu phẩm của bà con vùng bão lũ chỉ cần độ 1/10 như thế, thì nhu cầu của bà con về vật liệu sửa chữa nhà cửa, bếp nước, chuồng trại như gạch ngói, gỗ lạt, nhu cầu giống vốn cây trồng , vật nuôi lại rất lớn. Thì các Đoàn hầu như hiếm khi đáp ứng được

    Bởi vậy, vai trò của Mặt trận Tổ Quốc và Hội Chữ thập đỏ ở các cấp trong những đợt quà cứu trợ khẩn cấp này rất quan trọng trong việc quyên góp , điều phối hàng và quà

Và nên quan tâm tới việc mua sắm, chuyển tới cho bà con những hoàng hóa cần thiết để khôi phục sản xuất, chăn nuôi trồng trọt , ổn định cuộc sống sau bão lũ.

    Xuất phát từ những trải nghiệm thực tế nhiều đợt cứu trợ, đại diện cho CLB nhà báo nữ VN, tôi xin bày tỏ ý định không tổ chức các chuyến cứu trợ như cũ. Vừa chồng chéo, vừa cồng kềnh, vừa không sát thực lắm, dù là đã đưa được tận tay bà con.

    Mỗi chuyến đi như vậy, các thành viên trong Đoàn thiện nguyện ngoài chuyện đóng góp tiền của, cỡ 1-2.000.000 đ hoặc hơn thế, còn phải đóng góp thêm khoảng 1.200.000đ đến 1.500.000 đ, là kinh phí cho 3-4 ngày ăn ở và tiền thuê xe cộ chở người và chở hàng. Ý nghĩa quan tâm đến đồng bào và thể hiện tình người rất quý hóa. Nhưng tiền của, nếu quy ra các loại vật dụng cần thiết như mong muốn, dù lên tới một vài trăm triệu mỗi chuyến cũng chỉ đủ trợ giúp cho vài ba chục gia đình mua vật liệu xây dựng hay cây giống, vật nuôi.

    Theo tôi, giá chúng ta dành số tiền đó chuyển sang đóng góp cho một vài địa phương hay gia đình nạn nhân cụ thể, tận xã hay tận phường ( theo các mối liên hệ đáng tin cậy như qua các đồng nghiệp Báo Đài địa phương, thống kế thiệt hại, khó khăn....), từ đó chuyển TIỀN MẶT để các hộ dân cụ thể thuộc các địa phương đó, cho bà con MUA SẮM CÁC LOẠI VẬT LIỆU XÂY DỰNG, GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI.... Rồi đại diện Đoàn cứu trợ sẽ nhờ các đồng nghiệp báo đài địa phương giúp cho việc giám sát, đưa tin. Hoặc Đoàn cử một vài người trong Đoàn thiện nguyện vào đối chiếu, kiểm tra. Có lẽ hữu hiệu hơn chăng?

    Cho nên, CLB nhà báo nữ VN chủ trương KHÔNG TỔ CHỨC các Đoàn cứu trợ nhu yếu phẩm như các năm trước mà sẽ tìm những phương án phù hợp hơn.

    Những tháng ngày này, chúng ta, gia đình, cá nhân nào cũng nhiệt tâm tham gia đóng góp cứ trợ Miền Trung thông qua cơ quan, trường học, các đoàn thể : Công đoàn, Thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ Quốc, Hội CTĐ. ...Vậy càng nên tích cực hơn nữa. Cụ thể là đóng góp cao hơn so với quy định tối thiểu.

    Chỉ mong các cơ quan đoàn thể hữu trách hãy cố giữ vững vai trò , tích cực hoạt động, đáp ứng lòng tin cậy của các tầng lớp nhân dân. Để cho việc cứu trợ được đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng cảnh.

    Tất cả vì đồng bào Miền Trung thân thương của chúng ta!

Gà cùng một mẹ

    Tình anh em là cái gì đó vô cùng thiêng liêng với mỗi người. Thế nhưng trên thực tế tình cảm ấy ở mỗi gia đình đâu phải diễn ra suôn sẻ. Có những gia đình anh em đoàn kết yêu thương nhau. Cũng có gia đình anh em mâu thuẫn, thậm chí huynh đệ tương tàn.

    Tình anh em là cái gì đó vô cùng thiêng liêng với mỗi người. Thế nhưng trên thực tế tình cảm ấy ở mỗi gia đình đâu phải diễn ra suôn sẻ. Có những gia đình anh em đoàn kết yêu thương nhau. Song cũng không ít gia đình lục đục, cãi vã, tị nạnh, thậm chí tranh chấp, kiện tụng nhau chỉ vì tài sản thừa kế hay bất kể những lý do nhỏ nhặt, vô duyên khác, có khi dẫn đến từ nhau. Cao hơn và tệ hơn là có những triều đại suy vong bởi các cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”. Thế nên, từ lâu đời các cụ ta đã rất chú trọng giáo dục con cháu coi trọng tình anh em, ví như đưa ra những quan niệm “quyền huynh thế phụ” (anh cả quyền thay cha khi cha mất, anh có nghĩa vụ chăm sóc các em và các em phải nghe anh) hay “mất cha có chú”( người chú là chỗ dựa cho các cháu con anh khi anh mất). Sự coi trọng tình anh em cũng được thể hiện rất rõ trong các ngạn ngữ, cao dao:

“Anh em như chân với tay

Vợ chồng như áo cởi ngay ra liền”…

Tôi thì tôi nhớ nhất câu cửa miệng của mẹ ngày xưa khuyên các con khi chúng tôi chí chóe :

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

    Thật là hình ảnh dung dị khơi gợi tình yêu thương, thế nên câu ca ấy cứ hằn sâu trong tâm hồn non nớt của chúng tôi. Chẳng thế mà ở độ tuổi phá phách nhất, các anh tôi hay có những trận uýnh nhau với những đứa hàng xóm ngỗ nghịch, đôi lúc cũng có “nội chiến” anh em oánh nhau. Song hễ đứa nào đụng đến em mình là anh cả, anh hai xù lên bảo vệ. Tôi còn nhớ có lần đi xem phim ở bãi chiếu bóng thị trấn, đông đúc và chen lấn quá, anh cả tôi đã công kênh tôi trên vai để vượt đám đông và hét lên “Trời ơi, mọi người chen bẹp em tôi rồi!”

    Rồi kỷ niệm thời sinh viên nghèo tôi học chuyên ngữ mà chẳng có tiền mua từ điển. Anh cả tôi đang đóng quân xa nhà không hiểu vì sao mà biết được đã gửi thư cho tôi kèm theo 100 đồng trong đó bảo em mua từ điển. Tôi vui sướng khôn xiết và mua cuốn từ điển Pháp Việt mới nhất lúc bấy giờ. Giờ đây, thị trường có bao nhiêu loại từ điển phong phú, hiện đại, nhưng tôi vẫn giữ, vẫn dùng cuốn từ điển ấy…

    Khi có con, tôi thường ngâm nga câu ca dao “…gà cùng một mẹ…” ngày nào cho các con nghe. Thằng lớn thì thuộc lòng, ai hỏi cháu có bao giờ bắt nạt em không, nó trả lời luôn “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Còn thằng bé dí dỏm hơn nói lái:“gà cùng một mẹ cứ hoài đá nhau!”. Nói vậy thôi, cũng như anh em tôi ngày xưa, các cu cậu nhiều khi chí chóe, nhưng thực ra anh em hắn luôn bảo vệ, yêu thương nhau.


Khởi nghiệp với bánh đa quê

Chị Lê Hồng Vân (SN 1988), xã Tăng Tiến (Việt Yên) khởi nghiệp với bánh đa quê. Hiện Công ty TNHH Joy Việt Nam do chị làm chủ đang sản xuất hàng nghìn chiếc bánh đa mỗi ngày, sản phẩm có mặt ở nhiều chuỗi thực phẩm sạch, siêu thị lớn tại TP Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc.


Chùa Việt Nam

    Việt Nam hiện có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích Việt NamChùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, một số chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn thờ thần (điển hình là thờ các vị thiền sư: Từ Đạo HạnhNguyễn Minh KhôngTrần Nhân Tông và Lý Thần Tông), thờ tam giáo (Phật – Lão – Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ...
    Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng Việt còn có từ "chiền" (chữ Nôm: 廛 hoặc 纏)... Một số người cho rằng từ "chiền" có thể có gốc từ cetiya của tiếng Pali hay caitya của tiếng Phạn, cả hai dùng để chỉ điện thờ Phật.
    Khái quát
    Theo câu tục ngữ Việt Nam "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã. Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệm phong thủy. "Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồngphượngquy chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo ky, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có đều được cả.
    Các Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tretranh cho đến gỗgạchngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của "công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay tiền bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt, một số chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngoài ra các tên này cũng được ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sànhsứ như bát hương, bình hoa, chân đèn... trong một danh sách dài.

    Ngày bắt đầu xây dựng chùa cũng như ngày khánh thành đều là những thời điểm có ý nghĩa trong đời sống nhân dân làng quê Việt Nam. Thường có những nghi lễ đặc biệt trong những ngày này.

    Chùa Minh Thành (Gia Lai), hình ảnh phục dựng tiêu biểu kiến trúc thời Lý, Trần. Kết cấu đấu-củng, mái ngói Ngói lưu ly truyền thống Việt.

Chùa DâuBắc Ninh

    Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa.
Phân loại theo cấu trúc

Mặt bằng chùa chữ Đinh

Mặt bằng chùa chữ Công

Mặt bằng chùa chữ Tam

Mặt bằng chùa chữ Quốc
Chùa chữ Đinh

    Chùa chữ Đinh (丁), có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Một số chùa tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hàchùa Bộc (Hà Nội); chùa Nhất Trụchùa Bích Động (Ninh Bình); chùa Trăm Gian (Hà Nội); chùa Dư Hàng (Hải Phòng),...
    Chùa chữ Công
    Chùa chữ Công (工) là chùa có 'nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống muống. Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Cầu (Hội An); chùa Keo (Thái Bình),...
    Chùa chữ Tam
    Chùa chữ Tam (三) là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liênchùa Tây Phương ở Hà Nội có dạng bố cục như thế này.
    Chùa kiểu Nội công ngoại quốc
    Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công (工), còn phía ngoài có khung bao quanh như bộ Vi (口) bao bên ngoài như ở chữ Quốc (國).
    Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã tịch, hoặc nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và một số kiến trúc khác như gác chuông, tháp và tam quan.
    Chùa kiểu chữ Công (宮) là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, tiêu biểu là chùa Một Cột ở Hà Nội có hình dáng một bông sen nở trên mặt nước, hay ngôi chùa mới được xây cất như chùa Vĩnh Nghiêm có hai tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh mang trong mình cả những nét truyền thống Phật giáo và cả những thành tựu của kiến trúc. Nhưng những ngoại lệ như vậy không nhiều.
Kiến trúc

Cột kinh cổ nhất Việt Nam tại Chùa Nhất Trụ, Ninh Bình

Tháp Chùa Keo, Thái Bình

    Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau, ở các phong cách kiến trúc địa phương. Chùa kiểu chữ Tam phổ biến hơn miền Nam hơn ở miền Bắc. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa của người Khmer xây theo kiến trúc của Campuchia và Thái Lan - vốn ảnh hưởng văn hóa của đế chế Khmer. Chùa của người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng.
    Tam quan
    Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông.
    Sân chùa
    Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt các chậu cảnhhòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp được xây dựng ở đây như ở chùa Dâuchùa Thiên Mụ.
    Bái đường

chùa Bái ĐínhNinh Bình

    Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào quy mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian.
    Chính điện
    Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.
    Hành lang
    Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian.
    Hậu đường
    Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa trong miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn thờ Phật.

Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau điện thờ Phật còn có điện thờ Thần, đó là loại chùa tiền Phật hậu Thần phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Có chùa có gác chuông ở phía trước, có chùa có gác chuông ở phía sau, có chùa gác chuông ở ngay trên cửa Tam quan, có chùa gác chuông lại ở trên nhà tổ. Một số chùa có ngôi tháp lớn ở trước mặt, như chùa Dâu ở tỉnh Bắc Ninhchùa Phổ Minh ở tỉnh Nam Định, nhưng một số chùa khác lại đặt các tháp ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng như chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, Chùa Bổ Đà ở tỉnh Bắc Giang...

Ngoài công trình chính, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa được trồng và chăm chút cẩn thận. Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ sen...
Bài trí tượng thờ trong chùa

Do lịch sử truyền nhập Phật giáo ở Việt Nam, phần lớn chùa Việt Nam là chùa Đại thừa. Do đó, ở nhà chính điện cũng như các tòa nhà khác trong chùa, chúng ta thấy có nhiều tượng PhậtBồ Tát cùng với các tượng thuộc những hệ phái Phật giáo khác.
Tượng bày trong chính điện

Tượng Phật sơn son thếp vàng trong chùa (ảnh chụp tại chùa Trăm Gian, Hà Tây)

Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa. Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành bậc từ cao xuống thấp. Vị trí các tượng được thay đổi linh hoạt theo từng chùa. Có những chùa có rất nhiều tượng như chùa Mía ở Hà Tây, có tới 278 pho tượng, chùa Trăm Gian ở Hà Tây có 153 pho tượng... Các lớp bàn thờ được sắp xếp theo nguyên tắc sau: lớp bàn thờ cao nhất ở sâu trên cùng giáp mái chùa, sau đó các lớp bàn thờ đặt tượng cứ thấp dần, tiếp sau lớp bệ thờ cuối cùng bao giờ cũng là hương án. Nguyên tắc bài trí khá uyển chuyển và linh hoạt đối với mỗi chùa. Tuy vậy, một số nét chung thường thấy như sau:
Tầng cao nhất của bàn thờ ở chính điện, sát vách, thường có 3 pho tượng gọi là "Tam thế Phật", tức là các vị Phật của ba thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai. Một trong các Phật quá khứ là Phật Nhiên Đăng, Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mầu Ni, Phật tương lai sẽ là Bồ Tát Di Lặc (hiện tại đang thuyết giảng ở nội cung trời Đâu Suất, sẽ hạ sinh trong vài triệu năm nữa, sau khi Phật pháp bị trôi vào lãng quên). Ba tượng Tam thế có kích thước và hình dáng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi tóc, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có chữ vạn (+), mình có sắc hoàn kim sáng rực, mặt nguyệt. Ba pho tượng Tam thế được đặt ngồi trên tòa sen.
Phía dưới ba pho tượng trên thường xếp ba pho tượng gọi là "Di Đà tam tôn" (còn gọi là "Tây phương tam thánh") gồm tượng Phật A Di Đà ở giữa, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (tiếng Phạn: Avalokiteśvara) ở bên trái và tượng Bồ Tát Đại Thế Chí ở bên phải. Tượng Phật A Di Đà thường có kích thước lớn hơn các tượng khác. Tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích cao 1,82 m, trong tư thế ngồi toạ thiền, không kể bệ và đài sen; tượng này ở chùa Bần Yên Nhân (Hưng Yên) cao tới 2 m, không kể bệ và đài sen. Hai tượng còn lại là hai vị thị giả giúp việc cứu thế cho Phật A Di Đà nên thường được tạc kiểu đứng chầu bên cạnh. Bộ "Di Đà tam tôn" được đặt ở tầng thứ hai để tỏ ý là mặc dù các ngài ở cõi Cực lạc nhưng vẫn có duyên và gần gũi với cõi Sa bà này, gần gũi với chúng sinh.
D­ưới ba pho tượng "Di Đà tam tôn", đã nói bên trên, thường là tượng Phật Thích Ca Mầu Ni (còn gọi là Thích ca giáo chủ) ngồi giữa với tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ở bên trái và tượng Bồ Tát Phổ Hiền ở bên phải. Thích Ca ngồi trên tòa sen, còn Văn Thù và Phổ Hiền đứng trên tòa sen. Bộ ba tượng này thể hiện cảnh Phật Thích Ca Mầu Ni đang thuyết pháp. Có nhiều nơi, thay vào vị trí của Văn Thù và Phổ Hiền là hai đệ tử của Thích Ca là Ca Diếp và A Nan Đà khi Phật Thích ca còn đang ở thế gian.
Ở lớp ban thờ thứ tư, chiếm vị trí ở giữa là tượng Cửu Long. Hai bên là tượng Đế Thích và Phạm Thiên. Tượng Cửu Long diễn tả Phật Thích Ca Mầu Ni lúc mới sinh. Theo truyền thuyết, khi ngài mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm. Tắm xong, ngài tự đi được bảy bước về phía trước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất mà nói "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn" (trên trời, dưới trời chỉ có một ta), xong ngài lại nằm xuống theo kiểu con trẻ. Đế Thích là vua chủ tể cõi trời dục giới, còn Phạm Thiên là vua chủ tể cõi trời sắc giới. Vì là vua nên tượng các vị được tạc theo chân dung hoàng đế: đội mũ miện, ngồi trên ngai.

Tượng gỗ cổ A-la-hán tại chùa Bút Tháp

Trên bàn thờ chính ở nhà thượng điện, ngoài tượng Phật A Di ĐàPhật Thích Ca, ở một số chùa còn có tượng Phật Di Lặc. Tượng được tạo với bộ mặt tươi cười, áo phanh, để hở cái bụng to. Thường hai bên tượng này, người ta còn đặt ở bên trái tượng Pháp hoa lâm Bồ Tát, bên phải là Đại diệu tướng Bồ Tát, gọi chung là Di Lặc Tam Tôn. Ngoài ra, ở một số chùa, sau lớp tượng Cửu long, người ta còn bày bốn pho tượng Tứ Thiên Vương. Đó là bốn vị Thiên Vương phân nhau cai quản bốn cõi ở bốn phía núi Tu-di, nơi ngự trị của Đế Thích. Có chùa lại bày tượng Tứ Bồ Tát vào vị trí của Tứ Thiên Vương. Những chùa rộng rãi còn bày thêm tượng tám vị Kim cương (Bát bộ Kim cương) ở hai bên sát chính điện, mỗi bên bốn vị, mặc giáp trụ và cầm vũ khí.

Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay cũng thấy được bày bổ sung vào điện chính. Cần lưu ý là các tượng Đức Quan thế âm có nhiều biến thể nhất trong các chùa ở Việt Nam và các biến thể này hầu hết lại được diễn tả bằng hình tướng nữ: Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, Quan Âm Thị Kính. Cũng ở nhà chính điện, ở hai bên dãy bàn thờ chư Phật có thể gặp lại tượng thờ Thái thượng Lão quân ở bên phải và Khổng Tử ở bên trái. Đây là hai vị tổ của Đạo giáo và Nho giáo được thờ trong điện thờ Phật của các chùa để diễn tả tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" của xã hội Việt Nam xưa.
Tượng bày trong bái đường

Tượng bày trong bái đường chùa Vĩnh Nghiêm, TP HCM
    Trong nhà tiền đường (gian bên cạnh của nhà bái đường) thường có hai tượng Hộ pháp là những vị thần bảo vệ Phật Pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí, đứng hoặc ngồi trên lưng sấu, một loại sư tử huyền thoại. Kích thước của tượng rất lớn, đắp bằng đất thó. Dân gian vẫn nói "to như ông Hộ pháp" là cách nói so sánh với hai tượng này. Còn một số thuyết khác, đã thành phổ biến, cho rằng tượng vị bên trái là Khuyến thiện (gọi tắt là ông Thiện), tượng vị bên phải là Trừng ác (gọi tắt là ông Ác). Theo thuyết này thì việc bày đối xứng hai tượng ông Thiện-Ác nói lên sự tồn tại biện chứng của hai bản nguyên Thiện-Ác.

    Ở phía Đông nhà bái đường có ban thờ tượng Thổ địa thần, có một số chùa đưa tượng này ra thờ riêng ở một miếu bên cạnh chùa. Ở một số chùa, bên cạnh thờ Thổ địa thần ta gặp bàn thờ Long thần. Theo truyền thuyết, Long vương vốn lúc đầu định hãm hại Phật tổ, phá hoại sự nghiệp của Phật, không cho thành chính quả nhưng đã không phá nổi nên đã quy Phật và hộ trì Phật pháp.

    Phía Tây nhà bái đường thường có pho tượng Thánh tăng. Tượng này được bày nhiều nhất ở nhà tăng đường (nhà tổ). Ở nhà tổ, ngoài tượng các vị sư từng trụ trì ở chùa, còn có bàn thờ đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma, nhà sư Ấn Độ đến Trung Hoa vào khoảng đầu thế kỷ 6, được coi là người sáng lập Thiền Tông ở đó.

    Ở nhà bái đường, đôi khi còn có các bàn thờ mười vị Diêm Vương, được gọi là thập điện Diêm Vương, tức mười vị vua cai quản mười tầng địa ngục.
    Tượng bày ở nhà hành lang
    Nhà hành lang có thể là hai dãy nhà chạy song song ở hai bên nhà chính điện. Cũng có thể là hai dãy như vậy mà chung mái với nhà điện chính và mang đúng nghĩa là hành lang, theo hai lối hành lang này có thể đi tiếp vào hậu đường. Người ta thường bày tượng 18 vị Tổ truyền đăng, mỗi bên 9 tượng. Có chùa như chùa Keo ở Thái Bình, các tượng Tổ truyền đăng được bày ngay ở tiền đường. Còn ở chùa Tây PhươngHà Tây lại là các tượng Tổ (trong 28 vị) người Ấn Độ mà Thiền tông Trung Quốc thừa nhận. Kích thước tượng Tổ truyền đăng tương tự như người thực, các vị ngồi trên tảng đá hay gốc cây, mỗi vị có một tư thế riêng, có dáng đang duy nghĩ trầm mặc. Sự đông đảo và đa dạng của các pho tượng này đã cho ra đời một thành ngữ "bày la liệt như La Hán". Cũng có khi tượng La Hán được bày ở nhà hậu đường.
Tượng bày ở nhà tăng đường

Tượng Phật tại chùa Bút Tháp

    Nhà tăng đường còn gọi là nhà hậu đường vì nằm sau chính điện, có thể được xây tách rời hoặc liền sát với chính điện. Cách bố trí tượng thờ ở nhà hậu đường cũng khá đa dạng, nhưng có thể hình dung một công thức sau: Gian giữa của nhà tăng đường thường có bày tượng Thánh tăng (còn gọi là A-nan-đà) và tượng Đức tổ Tây. Đức tổ Tây có pháp danh là Bồ-đề-đạt-ma. Ngài được coi là sư tổ thứ nhất của Thiền tông ở Trung Quốc.

    Ở nhà hậu đường của một số chùa còn bày tượng Quan Âm tống tử và Quan Âm tọa sơn. Hai bên tượng Quan Âm tống tử thường có hai tượng Kim đồng và Ngọc Nữ, hay hai tượng Thiện tài và Long nữ.
    Chùa Việt Nam còn có một điều đặc biệt đó là có các bàn thờ chư vị tức là các vị thánh của Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Đó là bàn thờ Mẫu, tức nữ thần mẹ. Có nhiều Mẫu như: Mẫu Thượng NgànMẫu ThoảiMẫu Địa PhủMẫu LiễuTứ pháp...

    Trong một số chùa, đằng sau điện thờ Phật là hậu cung thờ một vị thần. Các vị thần được thờ đều là những "nhân thần", có nghĩa là những con người được coi là có thực, nhưng về sau nhờ học tập, tu luyện, đã có tài thần thông biến hóa, nghĩa là có những khả năng của một vị thần. Nhờ những khả năng đó, họ cứu dân giúp nước và vì vậy, họ được nhân dân một vùng hay nhiều vùng thờ phụng.

    Ngoài ra, các nhân vật lịch sử thực sự cũng được thờ tại chùa. Họ là những ông quan, những danh sĩ hay những vị tướng đã có công với nước hay với nhân dân một vùng như Mạc Đĩnh Chitrạng nguyên thời nhà Trần được thờ ở chùa DâuBắc Ninh hay Đặng Tiến Đông, vị tướng thời nhà Tây Sơn, được thờ ở chùa Trăm GianHà Tây. Trong các chùa này, thường có tượng chân dung các nhân vật lịch sử được thờ.

    Một hình thức thờ tự khác gắn với các chùa Việt Nam là thờ "hậu". Hình thức này có mối liên hệ với tập tục thờ cúng tổ tiên đã hình thành lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người không có con muốn được thờ cúng sau khi chết, đã tìm đến nhà chùa. Họ đóng góp cho chùa một số tiền hay ruộng đất và xin nhà chùa cúng lễ họ sau khi chết. Sự thờ cúng này gọi là thờ "hậu". Trong nhiều chùa, bàn thờ "hậu" thường là một hành lang với những bát hương, đặt trước những tấm bia đá, gọi là bia "hậu", trên đó có khắc rõ tên tuổi, quê quán của những người không có con cháu nối dõi, thường là cả vợ và chồng, cùng với số tiền họ đóng vào chùa và yêu cầu được thờ ở chùa. Ở chùa Cổ Lễ Nam Định, các bia hậu được gắn dày đặc trên tường hành lang bao quanh chính diện.
Các pháp bảo trong chùa
    Bát
    Bát là một trong 6 vật dụng của nhà sư. Cái bát bắt nguồn từ truyền thuyết kể về chiếc bát khất thực. Ở các tượng của Phật A-di-đà hay Thích Ca Mâu Ni có thể đôi khi bắt gặp cái bát trên hai tay.
    Liên hoa
    Liên hoa (hay hoa sen) tượng trưng cho diệu pháp của đạo Phật, cùng một lúc có cả hoa và quả, sinh nở ra nhiều điều tốt lành. Trong điêu khắc và hội họa Phật giáo, hoa sen thường xuyên được xuất hiện. Chư Phật, Chư Bồ Tát đều ngồi trên tòa sen và những người được Phật độ về cõi Tây phương Cực lạc đều ngồi trên tòa sen.
    Chuông

Tháp chùa Phổ Minh, Nam Định
    Ở mọi thời đại, chuông được dùng để thức tỉnh và gọi. Tiếng chuông ngân lên rồi tắt lụi, có thể nghe được mà không bắt được. Sự vô thường của thế giới hiện hữu là một tư tưởng của Phật giáo. Mọi thứ đều sẽ tàn lụi, chúng hiện hữu trong cảm giác người quan sát nhưng lại không có thực. Giống như tiếng chuông, mọi thứ đều nhất thời. Theo nghi lễ Phật giáo, chuông được dùng để kêu gọi tín đồ cầu nguyện và lễ Phật. Có hai loại chuông: chuông to dùng để treo trên gác Tam quan hay ở nhà Bái đường, có thể nặng tới vài trăm kg; loại chuông thứ hai là chuông nhỏ hơn, tượng trưng, thường đặt ở tay một số vị thánh như Tứ đại Thiên Vương hay Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
Gương

    Chiếc gương tượng trưng cho sự hư không và nó phản ánh tất cả mọi yếu tố của thế giới hiện hữu nhưng lại thu lấy bản chất của chúng. Thế giới hiện tượng được phản chiếu đầy đủ nhưng toàn thể bản chất chỉ là hư ảo, mọi sự chỉ là ý tưởng chủ quan mà người ta có vật ấy, Vì thế, gương diễn tả sự phù du của ảo ảnh vật chất. Gương có thể được đặt trên tay của Quan Âm nghìn mắt nghìn tay hay một vài pho tượng Tôn giả.
Một số chùa tiêu biểu ở Việt Nam

Chùa Phước Điền, Châu Đốc

Chùa Dơi ở Sóc Trăng

Chùa KeoThái Bình
An GiangChùa Phước ĐiềnChùa Phật LớnChùa Tây An
Bắc GiangChùa Bổ Đàchùa Vĩnh Nghiêm
Bắc NinhChùa Bút ThápChùa DâuChùa Phật Tích, Chùa Phúc Lâm, Chùa Cổ Lũng
Đà LạtThiền viện Trúc LâmChùa Linh Phước
Nha TrangChùa Long Sơn,Thiền viện Trúc Lâm (Nha Trang)
Quảng NamChùa Cầu,Chùa Đông Phước
Hà NộiChùa ThầyChùa HươngChùa Tây PhươngChùa Trăm GianChùa Một CộtChùa Trấn QuốcChùa Quán SứChùa LángChùa Bối KhêChùa Mía, Chùa Đậu, Chùa Mui... thiền viện trúc lâm Sùng Phúc, Chùa Bồ Đề, chùa Hà, Chùa Đình Quán,...
Hải DươngChùa Trăm GianChùa Côn Sơn và quần thể di tích Chí LinhChùa Thanh MaiChùa Gang
Hưng YênChùa Chuông
Ninh BìnhCác chùa ở Hoa Lưchùa Bái Đínhchùa Bích Độngchùa Non Nướcchùa Nhất Trụ.
Hà NamChùa Tam Chúc, Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Nghệ An : Chùa Đại Tuệ,Chùa Ân Hậu,Chùa Cần Linh, Chùa Vĩnh Phúc, Chùa Lô Sơn,Chùa Chung Linh, Chùa Song Ngư, Chùa Cổ Am, Chùa Bảo Minh, Chùa Chí Linh,Chùa Phúc Quang, Chùa An Thái,Chùa Càng Môn,Chùa Phúc Thành,Chùa Bảo Lâm, Chùa Yên thái,Chùa Diệc, Chùa Phú Lạc,Chùa Phổ Môn,Chùa Hà,Chùa Yên Lạc,Chùa Đức Hậu,Chùa Bảo Quang (Chùa Đạt) ,Chùa Lam Sơn,Chùa Đức Sơn, Chùa Phúc Yên,Chùa Long Hoa, Chùa Đồng Tượng, Chùa Đế Thích,Chùa Vàng, Chùa Bát Nhã,Chùa Lâm Hà, Chùa Lam Sơn.
Thành phố Hồ Chí MinhChùa Vĩnh NghiêmChùa Giác LâmChùa Ấn Quang
HuếChùa Thiên MụChùa Quốc ÂnChùa Từ ĐàmChùa Báo Quốc
Nam ĐịnhChùa Keo Hành ThiệnChùa Phổ MinhChùa Cổ LễChùa Ngọc Tiên.
Quảng NinhChùa Quỳnh LâmChùa Yên Tử, Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử (chùa Lân), Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm (Chùa Cái Bầu), Chùa Ba Vàng...
Hải Phòng: Chùa Cao Linh, Chùa An Đà, Chùa Hào Khê,...
Thái BìnhChùa Keo
Vĩnh PhúcChùa Vĩnh Khánh, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên,...
Sóc TrăngChùa Mã Tộc (hay Chùa Dơi), Chùa Chén Kiếu, Chùa Nhu Gia, Chùa Đất Sét, Chùa Phật Học, Chùa Hương Sơn...
Tiền GiangChùa Vĩnh Tràng
Chú thích
^ Sách An tượng tam muội ở chùa Xiển PhápHà Nội.

^ Đình và chùa khác nhau như thế nào
^ Chùa làng
^ Kiến trúc chùa ở Việt Nam
Tham khảo
Chùa Việt Nam, Viện khoa học Xã hội Việt Nam, 1993.
Vào chùa thăm Phật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1991.
Nguyễn Bá Lăng, (1972), Kiến trúc Phật giáo VN, tập I, Vạn Hạnh XB.
Nguyễn Phan Quang, (1993), Chùa Việt Nam qua ca dao, bản vi tính trong kỷ yếu "Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại", Viện nghiên cứu Phật học VN, TP. HCM.
Thích Tâm Thiện, (1995), Tư tưởng Mỹ học Phật giáo, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb.
Võ Văn Tường, (1992), Việt Nam Danh Lam cổ tử, Nhà xuất bản KHXH, Hà Hội.
Võ Văn Tường, (1995), Những ngôi chùa nổi tiếng VN, Nhà xuất bản Thông tin, Hà Nội.
Vũ Tam Lang, (1991), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nhà xuất bản KHXH, Hà Hội.