Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

12 bước làm chậm quá trình lão hóa một cách tự nhiên


Lão hóa là một quá trình tự nhiên mà không ai có thể tránh khỏi. Nó để lại hậu quả lên chính nhan sắc và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể chúng ta. Mặc dù không tránh được nhưng thật may là bằng những phương pháp đơn giản, tự nhiên, ta hoàn toàn có thể làm chậm quá trình này lại.

Giảm tiêu thụ đường

Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng hạn chế ăn đường sẽ giúp bạn trẻ lâu vì lẽ, đường có hàm lượng giá trị dinh dưỡng thấp và hầu như không có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, đường có thể khiến da lão hóa nhanh, phá hủy collagen và elastin – hai loại protein cần thiết để bảo vệ và dưỡng ẩm cho da. Tiêu thụ đường có kiểm soát (dưới 10% trên tổng lượng thức ăn mỗi ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới), bạn sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường… và đương nhiên, quá trình lão hóa da của bạn cũng diễn ra chậm hơn.

Uống nhiều nước

75% cơ thể người là nước. Trung bình hàng ngày chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước để các hệ thống, cơ quan vận hành hiệu quả, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, đồng thời cung cấp độ ẩm cho da để làn da bạn luôn khỏe mạnh và căng tràn sức sống.

Lựa chọn thực phẩm không chứa gluten

Gluten là tên gọi chung của một loại protein có trong một số loại ngũ cốc và có nhiều nhất trong lúa mỳ. Nó ảnh hưởng tới quá trình hấp thu và tiêu hóa các chất khoáng trong đường ruột, làm mất đi lượng khoáng chất cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì tuổi thọ của da. Chọn lựa những thực phẩm không chứa gluten như gạo, hạt diêm mạch (còn gọi là hạt quinoa), đồng thời từ bỏ các loại bánh mỳ, mỳ ống và thay thế chúng bằng rau, củ, quả nhiều vitamin sẽ khiến cơ thể bạn trẻ khỏe hơn.

Kiểm soát áp lực

Khi lượng hoóc-môn gây căng thẳng, áp lực mang tên cortisol thường xuyên ở mức cao có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì cùng các bệnh lý liên quan tới dạ dày và đường ruột. Áp lực trong thời gian dài có thể sẽ khiến tuổi thọ của bạn bị giảm, làn da nhanh chóng bị lão hóa. Kiểm soát áp lực hiệu quả bằng cách suy nghĩ tích cực, thiền định, tập thể dục hay chơi các trò xả bớt xì-trét giúp bạn ngăn chặn lão hóa về cả tinh thần lẫn thể xác.

12 bước làm chậm quá trình lão hóa một cách tự nhiên

Tăng cường các chất chống oxy hóa

Những độc tố và hóa chất mà hàng ngày cơ thể chúng ta bị phơi nhiễm đang từng bước phá hủy các tế bào. Để chống lại sự phá hủy này và duy trì một làn da khỏe mạnh, bạn cần tăng cường dung nạp các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E và beta caroten – tiền chất của vitamin A.

Điều chỉnh trọng lượng

Quá gầy hay quá béo đều không tốt cho làn da và sức khỏe của bạn. Chớ nên “thả nổi” trọng lượng mà hãy luôn tìm cách kiểm soát, điều chỉnh cân nặng một cách hợp lý để có một vóc dáng lý tưởng và một sức trẻ tràn trề.

Để protein chiếm đa số trong chế độ ăn của bạn

Protein góp phần làm chậm lượng insulin nhằm cân bằng đường huyết và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Ngoài ra, protein cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa và tái tạo các mô. Collagen, một trong những loại protein quý giá nhất trong cơ thể giúp da, tóc và móng thực sự khỏe mạnh. Do đó, bạn cần cố gắng cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể thông qua một chế độ ăn khoa học, lành mạnh và giàu protein.

Dùng các sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên

Xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước hoa hay các đồ trang điểm chứa paraben, chất bảo quản và các hóa chất độc hại một khi được sử dụng trên da đều có khả năng hấp thụ vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe và làn da nhạy cảm của bạn. Sớm thay thế chúng bằng các sản phẩm từ thiên nhiên đã tìm hiểu kỹ nguồn gốc, thành phần, công dụng... là giải pháp hữu hiệu ngăn ngừa quá trình lão hóa của bản thân cũng như gia đình bạn.

Ngủ đủ giấc

Thức khuya, ngủ không ngon, ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức trắng… có thể làm mất cân bằng hoóc-môn dẫn đến tình trạng gia tăng lượng cortisol và mất cân bằng oxy hóa. Chưa kể, trong khi ngủ, cơ thể còn sản sinh ra hoóc- môn tăng trưởng hoạt động như một loại hoóc- môn chống lão hóa. Đây hẳn là lý do hoàn hảo để thuyết phục bạn ngủ đủ 8 tiếng một ngày nếu muốn trẻ khỏe dài lâu.

Ăn các axit béo cần thiết

Omega 3 và các axit béo cần thiết khác cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, quá trình điều chỉnh hoóc- môn và chống lại các chứng sưng viêm. Điều này có thể làm chậm lão hóa, đồng thời duy trì một cơ thể bền vững. Các chất béo có lợi cho sức khỏe xuất hiện nhiều trong cá, quả bơ, quả óc chó, hạt chia, dầu dừa và dầu oliu.

Tránh xa các đồ uống có cồn

Sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia… không chỉ ảnh hưởng tới não bộ, gây hại cho tim, gan, dạ dày mà còn hủy hoại tinh thần của bạn. Thường xuyên say xỉn thì rất nhanh thôi, cơ thể thanh niên 18, đôi mươi sẽ sớm trở nên già trước tuổi, tiều tụy và lão hóa là điều chẳng có gì phải nghi ngờ.

Buông bỏ hận thù

Khư khư giữ lấy thù hận trong lòng chỉ khiến bạn lãng phí năng lượng, giam cầm tâm trí mình trong quá khứ thay vì nghĩ thoáng, nhìn về phía trước, tiếp bước tương lai. Lâu dần, bạn sẽ rơi vào xì-trét, chán nản và tuyệt vọng, nghiêm trọng hơn là huyết áp luôn ở trong tình trạng tăng cao khiến cơ thể bạn chống lão hóa và mất cân bằng oxy hóa. Học cách tha thứ và buông bỏ hận thù sẽ giúp bạn thanh thản đầu óc, chậm lão hóa hơn.

11 cách giảm lão hóa da sớm

 Chống lão hóa

Lão hóa là quá trình tự nhiên hay còn gọi là lão hóa nội tại. Hầu hết mọi người đều trải qua giai đoạn này với những nếp nhăn trên mặt cùng với làn da trở nên mỏng hơn, khô hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố như: môi trường, thói quen, chế độ ăn... làm cho quá trình lão hoá diễn ra sớm hơn. Bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin giúp giảm quá trình lão hóa sớm của làn da.

1. Lão hoá da sớm

1.1. Dấu hiệu da bị lão hóa

Quá trình lão hóa có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng sẽ có một số dấu hiệu lão hoá nhất định được coi là sớm trước khi bạn nhận ra chúng.

  • Đốm đồi mồi. Hay còn gọi là đốm gan. Nó là những đốm phẳng trên da được gây ra do phơi nắng trong thời gian dài. Những đốm này phát triển ở trên mặt, mu bàn tay hoặc cẳng tay
  • Da khô hoặc bị ngứa. Tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên hơn ở giai đoạn này. Bởi vì, lúc này da mỏng đi nhiều và dễ bị mất nước.
  • Nếp nhăn và chảy xệ. Khi bước vào tuổi 30, làn da sẽ làm chậm quá trình sản xuất collagen và protein. Bởi vì, collagen là hợp chất giúp cho làn da đàn hồi và đầy đặn. Khi da ít collagen, da sẽ xuất hiện các nếp nhăn và bị chảy xệ. Vị trí có thể thấy rõ nhất tình trạng này là trán hoặc những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Da khô
Da khô là một trong các dấu hiệu cảnh báo tình trạng lão hóa da

1.2. Nguyên nhân gây ra lão hóa da

Một số nguyên nhân gây lão hóa da bao gồm:

  • Hút thuốc. Các độc tố trong khói thuốc làm cho làm da bị stress oxy hóa. Điều này, khiến cho da khô, có nhiều nếp nhăn và các dấu hiệu lão hoá sớm.
  • Phơi nắng. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, sẽ giúp cho các tia cực tím UV làm hỏng DNA trong các tế bào da và gây ra nếp nhăn.
  • Gen. Một số trường hợp hiếm gặp có dấu hiệu lão hoá ở thời thơ ấu và dậy thì sớm hay còn gọi là lão nhi. Chẳng hạn như: hội chứng Werner ảnh hưởng đến 1 trong 1 triệu người. Nó khiến da nhăn nheo, tóc bạc và hói phát triển từ 13 đến 30 tuổi. Hay hội chứng Hutchinson-Gilford thậm chí còn hiếm gặp hơn, ảnh hưởng đến 1 trên 8 triệu trẻ sơ sinh. Những trẻ em mắc hội chứng này không phát triển nhanh như những đứa trẻ khác trong cùng nhóm tuổi. Tuổi thọ trung bình của trẻ em mắc hội chứng Hutchinson-Gilford là 13 tuổi.
  • Một số yếu tố khác như: thói quen ngủ, chế độ ăn, uống rượu và uống cafe...

2. 11 cách giảm lão hoá da sớm

2.1. Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời mỗi ngày

Cho dù làm bất kỳ việc gì như làm việc ngoài trời, hay tắm nắng ngoài bãi biển, ... thì chống nắng cho da là điều cần thiết.

Có nhiều cách để giúp cho làn da tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như: đội mũ rộng vành, mặc quần áo chống nắng, sử dụng kem chống nắng có phổ rộng và chỉ số chống nắng SPF tối thiểu là từ 30 trở lên đồng thời có các tác dụng chống nước.

Kem chống nắng có chỉ số SPF
Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày giúp bảo vệ làn da của bạn

Kem chống nắng nên được thoa đều cho các vùng da đặc biệt là những vùng da không được che bởi quần áo. Và sử dụng chúng hàng ngày. Nếu bị đổ mồ hôi nhiều, thì nên thoa kem chống nắng 2 giờ một lần.

2.2. Tránh tắm nắng để có làn da rám nắng

Da bị sạm có thể sẽ bị lão hóa da sớm hơn. Điều này hoàn toàn đúng với những người muốn có làn da rám nắng bằng cách phơi nắng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng các phương pháp nhuộm da khác. Tất cả đều là do các tia cực tím UV có hại làm tăng tốc độ lão hoá của da.

2.3. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá cũng làm tăng nhanh tốc độ lão hóa da. Nó còn gây ra cho da nhiều nếp nhăn và tạo ra một làn da xỉn màu.

2.4. Tránh các biểu cảm trên khuôn mặt bị lặp lại nhiều lần

Các cơ bên dưới của khuôn mặt thường co lại khi khuôn mặt có biểu cảm về cảm xúc. Nếu liên tục có hoạt động co thắt các cơ giống nhau trong nhiều năm, nó sẽ trở thành đường hằn vĩnh viễn trên khuôn mặt.

Chẳng hạn, nếu bạn có thể đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng thì có thể giúp giảm các đường nhăn trên mắt gây ra bởi hoạt động nheo mắt.

2.5. Áp dụng chế độ ăn lành mạnh và cân bằng

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn nhiều trái cây và rau quả tươi có thể ngăn ngừa tổn thương da dẫn đến quá trình lão hoá da sớm. Những phát hiện từ nghiên cứu này cũng cho thấy chế độ ăn có chứa nhiều đường hoặc carbohydrate tinh chế có thể đẩy nhanh quá trình lão hoá.

Rau củ quả thực vật ăn chay
Ăn nhiều rau xanh và trái cây mỗi ngày giúp giảm tình trạng lão hoá da sớm

2.6. Uống ít rượu

Rượu sẽ tác động đến làn da và làm cho da bị mất nước đồng thời trở nên thô ráp. Điều này sẽ khiến cho làn da trông già hơn.

2.7. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tập thể dục vừa giúp cải thiện lưu thông máu vừa tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhờ sự lưu thông máu hoạt động tốt nên có thể mang lại làn da trẻ trung và khỏe mạnh.

2.8. Làm sạch da nhẹ nhàng

Làm sạch da quá mức cùng với hành động chà xát da mạnh có thể gây kích ứng cho da. Khi đó, sẽ làm tăng tốc độ lão hoá cho da. Bạn hãy sử dụng các sản phẩm làm sạch da và thực hiện một cách nhẹ nhàng loại bỏ ô nhiễm, lớp trang điểm và các hoá chất khác mà không gây kích ứng cho da.

2.9. Rửa mặt hai lần một ngày và sau khi đổ mồ hôi nhiều

Mồ hôi đặc biệt là khi đội mũ trong đó có mũ bảo hiểm sẽ là yếu tố gây kích ứng da. Vì vậy, hãy rửa sạch da càng sớm càng tốt sau khi bị đổ mồ hôi nhiều.

2.10. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da hàng ngày

Kem dưỡng ẩm có tác dụng giữ nước trong da và mang lại vẻ ngoài trẻ trung của làn da.

kem dưỡng ẩm da
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da hàng ngày

2.11. Ngừng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gây châm chích hay gây nóng rát cho da

Khi da bị nóng rát, bỏng hoặc châm chích bởi một số sản phẩm chăm sóc da, điều đó có nghĩ là da đã bị kích ứng. Khi đó, nên ngừng sử dụng các sản phẩm này. Bởi vì, triệu chứng kích ứng này sẽ làm cho da trông xấu và già hơn.Tóm lại Ngăn ngừa quá trình lão hoá sớm sẽ không bao giờ là muộn. Hãy thực hiện một số cách như: bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời, hay những thói quen không có lợi như hút thuốc, uống rượu, thức khuya, ... Nếu các dấu hiệu lão hoá lan da làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như cuộc sống, bạn có thể nhờ bác sĩ da liễu tư vấn để có thể lựa chọn một số phương pháp điều trị cải thiện làn da và mang lại sự trẻ trung cho da.

RÈN LUYỆN TÂM TRÍ ĐỂ LÀM VIỆC HIỆU QUẢ HƠN

Những thử thách trong công việc có thể rút cạn năng lượng của chúng ta và tạo ra sự căng thẳng. Để cải thiện tình trạng này, Tara Healey - Giám đốc Chương trình tại tổ chức y tế Harvard Pilgrim Health Care, đã gợi ý bốn phương pháp giúp quy trình làm việc trở nên hiệu quả hơn. 

Những sự cạnh tranh nơi công sở, những người đứng đầu độc tài hay những cảm xúc “nắng mưa” của đồng nghiệp, cùng với sự thay đổi và cập nhật liên tục của công nghệ, kết hợp với một nền kinh tế bất ổn và thị trường việc làm đầy biến động khiến chúng ta mất phương hướng, mặc cho những kỳ vọng không ngừng phát triển. Chúng ta có quá nhiều thứ để làm, nhưng lại có quá ít thời gian để thực hiện. Kéo theo đó, thời gian nghỉ ngơi cũng trở nên hạn hẹp. 

Dù làm việc trong môi trường truyền thống hay tiến bộ, làm việc độc lập hay trong tổ chức, bạn vẫn sẽ đối mặt với rất nhiều thử thách trong công việc. Chúng ta sẽ quan tâm đến mức thu nhập nhận được từ công việc hay chúng ta sẽ thức dậy và làm việc bởi vì khao khát đóng góp vào những điều tốt đẹp hơn? Dù là theo cách nào, chúng ta đều không thể “quay lưng” với công việc, mà phải lựa chọn đắm mình vào những thách thức nơi làm việc. Trong khi một vài người đang thành công và cảm thấy hài lòng, thì rất nhiều người trong số chúng ta lại không hề hạnh phúc với những thách thức và công việc của chính mình. Chúng ta cảm thấy căng thẳng và hoàn toàn bối rối với rất nhiều vấn đề. Điều này không những gây trở ngại cho chúng ta, mà còn khiến đồng nghiệp cảm thấy khó khăn trong quá trình làm việc cùng nhau. Vậy nếu muốn cải thiện điều này thì chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? Đó là hãy bắt đầu từ tâm thức. Hãy luôn đặt câu hỏi cho chính mình: Đặc tính tâm trí tôi khi làm việc là gì? Cái gì xảy ra trong tâm trí tôi khi giờ làm việc trôi qua từ ngày này sang ngày khác? Tâm trí của tôi có đang làm việc hiệu quả hay không? 

Tâm trí ẩn chứa rất nhiều tài nguyên và khả năng chưa được khai phá về sự sáng tạo, sự tử tế, lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu và trí tuệ. Tâm trí được ví như “nhà kho” chứa đựng những nỗ lực và năng lượng to lớn. Tuy nhiên, nó cũng có thể mang đến những phiền toái nếu chưa thật sự được khai phá. Có những lúc chúng ta muốn “tắt” sự hoạt động của tâm trí vì một lý do nào đó, nhưng thực tế chúng ta không thể thực hiện điều đó. Thay vì thế, tại sao không tận dụng tối đa nó và đặt nó vào tình trạng tốt nhất? Và thông qua sự tỉnh thức (mindfulness), chúng ta có thể rèn luyện tâm trí để đạt được những điều tốt đẹp hơn trong công việc. 

Bằng cách rèn luyện sự tập trung khoảnh khắc hiện tại, mindfulness có thể giúp chúng ta định hình hành vi hoặc thoát ra khỏi sự rập khuôn nhàm chán. Đây chỉ là một vài gợi ý trong việc làm thế nào để ứng dụng mindfulness vào nơi làm việc. Mindfulness không chỉ đơn giản là giải tỏa căng thẳng, nó có thể tạo ra một sự thay đổi thật sự trong cách chúng ta làm việc. 

 1. Giữ một tư duy mở 

Chúng ta có chắc đã thật sự nhìn nhận đúng về bản chất của một sự vật hiện tượng, hay chỉ là những kinh nghiệm được chắt lọc thông qua suy nghĩ và nhận thức cá nhân? Trước khi vội vàng đánh giá, hãy giữ một góc nhìn sáng suốt. 

Phần lớn những đau khổ,  khó chịu tại nơi làm việc và kể cả những nơi khác đều xuất phát từ ý tưởng, ý kiến và tầm nhìn cá nhân. Mỗi người đều sẽ tự phát triển bộ máy nhận thức khác nhau, nhưng nhìn chúng nó đều phục vụ tốt cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên, việc răm rắp tuân theo bộ máy ấy sẽ trở thành gánh nặng trong trường hợp chúng ta phải “vật lộn” với những điều kịch tính hơn hay các điều vụn vặt của cuộc sống mà chưa có kinh nghiệm trải qua. Và đây cũng chính là một “lời mời” đến sự đau khổ của cuộc sống. 

Sự đau khổ của cuộc sống là khi chúng ta tin những điều không chắc chắn là chắc chắn, khi ai đó không hành động theo ý muốn của chúng ta, khi không có được thứ chúng ta ao ước hoặc khi có được thứ chúng ta không hề muốn. Nơi làm việc – đại diện thu nhỏ của cuộc sống, là nơi đầy rẫy những cơ hội bước vào sự đau khổ. Do đó, những gì chúng ta cần làm là khám phá rằng sự đau khổ có phải xuất phát từ nơi làm việc hay từ cách chúng ta nhận thức về những thử thách trong công việc. 

Tâm trí sẽ cố gắng giải quyết mọi tình huống theo cách nhận thức quen thuộc và phản ứng với sự đau khổ khi gặp phải sự kháng cự. Kể về trải nghiệm của mình, Tara Healey chia sẻ rằng: “Nhiều năm trước, tôi đã vô cùng nổi giận với một đồng nghiệp vì cô ấy luôn làm những điều tôi thấy không đúng. Tôi đã tự nghĩ rằng: “Nếu cô ta làm việc theo cách của tôi thì có lẽ chúng tôi đều cảm thấy vui vẻ và năng suất hơn”. Suy nghĩ này diễn ra mỗi ngày và thậm chí là mỗi giờ vào thời điểm ấy”. 

Tôi đã luôn tìm kiếm sự thoải mái trong suy nghĩ quen thuộc, mong đợi và khao khát để đồng nghiệp hành động chính xác theo nhu cầu của tôi. Tuy nhiên, ngay khi hiểu tường tận về sự nhận thức, tôi đã thay đổi và nhận ra mình hoàn toàn có thể lựa chọn cách cảm nhận khác về cô ấy.. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng tôi đã không còn cần người đồng nghiệp ấy phải thay đổi nữa, bởi vì tôi đã thay đổi suy nghĩ của chính mình.” 

Cởi mở đón nhận cái mới từ người khác đã khó, cởi mở với chính bản thân mình còn khó hơn. Vì thế, hãy nghiêm túc rèn luyện tâm trí bằng việc duy trì sự tò mò, chú ý và tiếp thu mọi thứ xung quanh. 

Rèn luyện tâm trí để làm việc hiệu quả hơn

Bất cứ khi nào bạn nhận ra bản thân đang chìm đắm trong những “lối mòn” suy nghĩ, hãy dừng lại và kiểm tra xem liệu điều gì đang diễn ra với chính bản thân và tâm trí. Hãy chú ý đến cảm giác vật lý của cơ thể; đến những cảm xúc đã và đang nảy nở; đến những câu chuyện khiến cơ thể căng thẳng và gia tăng cảm xúc. Và điều quan trọng nhất chính là không chê bai bản thân vì rơi vào những mô hình nhận thức cũ và vô ích. Cùng với đó, hãy nhận biết những dấu hiệu từ cơ thể, suy nghĩ và cảm xúc của chính bạn để chấp nhận và đưa ra quyết định nhằm kiểm soát chúng thay vì bị chúng kiểm soát. 

2. Học cách phản hồi có ý thức thay vì phản ứng vô thức

Các mô hình nhận thức cứng nhắc thật sự quá hạn chế trong việc hoàn thiện tâm trí và cũng sẽ vắt kiệt cuộc sống của chúng ta. Mỗi người đều sẽ có viễn cảnh lý tưởng riêng để đáp ứng những mong đợi. Và khi những mong đợi xuất hiện, chúng sẽ là nền tảng khuấy động sự ghen tức, sự nổi giận, sự phòng thủ, tranh đấu vô thức hoặc “nung nấu” những khả năng nguy hại khác. Sau đó, chúng ta sẽ có xu hướng nói hoặc làm những điều gây tổn thương và có thể hối tiếc về sau. Đó được xem là hành động phản ứng vô thức. 

Ngược lại, khi dừng lại để kiểm tra cách phản ứng với các tình huống, chúng ta sẽ tạo ra không gian và thời gian để hình thành những phản ứng sáng tạo và linh hoạt. Cuối cùng, nhận thức tỉnh thức sẽ thấm nhuần vào tâm trí khi chúng ta xây dựng thói quen cân nhắc những phản hồi có ý thức trong mọi tình huống. 

Hãy thử lấy một ví dụ về việc bạn đã và đang làm việc hết sức cùng một đồng nghiệp trong dự án nào đó. Sau quá trình làm việc không mệt mỏi, cuối cùng cũng thu được “quả ngọt” chính là sự thành công của dự án. Tuy nhiên, người đồng nghiệp kia lại giành lấy mọi khoản tiền thưởng. Và đây là thời điểm quyết định bạn sẽ là người kiểm soát các hành vi phản ứng của mình trong tình huống này hay sẽ theo một cách khác mà đến bạn cũng chưa thể biết được. 

Nếu muốn kiểm soát những phản ứng của bản thân, đầu tiên bạn phải nhận thức được những tác động dù là nhỏ nhất trong bạn. Hãy tự tách mình ra khỏi bản thân vừa đủ để cho phép bạn đánh giá, phản ứng có kiểm soát cũng như hiểu được sự vận hành của cơ thể, cảm xúc và suy nghĩ. 

Chỉ cần tách biệt những điều xảy ra từ phản ứng của bạn với những gì đang xảy ra ở thực tại, chắc chắn bạn sẽ ngăn mình bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ “lối mòn” và chứng minh bản thân có thể vượt qua nó. 

Trở lại ví dụ trong, việc tự xem xét tâm thức không đồng nghĩa rằng bạn phải cho phép đồng nghiệp chiếm lấy mọi số tiền thưởng, phần thưởng trên công sức của bạn. Mục tiêu của sự xem xét này chính là bạn có thể phản hồi mọi tình huống trong cuộc sống theo một cách mới và giải phóng các mô hình phản ứng cũ kỹ trong bạn. 

3. Hãy nhớ rằng, những suy nghĩ chưa hẳn chính xác

Thay vì bị dẫn dắt bởi kinh nghiệm bản thân, bạn hãy luôn thực hành việc tự đối mặt với những trải nghiệm mới . Điều này không chỉ hữu ích cho các trường hợp mang tính cảm xúc, mà còn hiệu quả trong rất nhiều trường hợp khác nếu không muốn “sai một li đi một dặm”. 

Hãy tự hỏi rằng bạn đã từng có những thái độ đánh giá thấp hoặc cho là không quan trọng về những nhiệm vụ được giao hay chưa? Hay bạn từng cảm nhận rằng không thể nghĩ khác đi vì bạn đã quen với những suy nghĩ theo kinh nghiệm của mình? 

Hãy suy nghĩ và tưởng tượng kể cả những tình huống nhỏ nhất, ví dụ như nghe điện thoại chẳng hạn. 

Hãy phát triển khả năng tự ý thức trong mọi hành động của mình, dù là từ những thói quen nhỏ nhất, đó cũng chính là cách giúp bạn dễ dàng đánh giá được những thói quen lớn hơn để thay đổi chúng. Từ đó, bạn có thể nhìn nhận mọi hành động mỗi ngày của mình và tương tác theo những cách mới mẻ. 

Càng hiểu về tâm trí của mình, bạn sẽ càng dễ dàng thấu hiểu tâm trí của người khác. Cùng với đó, bạn muốn hiểu được ngôn ngữ cơ thể của người khác thì bạn phải hiểu tường tận ngôn ngữ cơ thể của chính mình. Mindfulness không phải là quả cầu pha lê cho bạn nhìn thấu mọi thứ, mà chỉ đơn giản giúp bạn thấu cảm nhiều hơn, biết cách đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu trực quan hơn. Mindfulness cũng sẽ thúc đẩy sự kết nối giữa bạn và mọi người xung quanh, hỗ trợ bạn xây dựng các mối quan hệ. Nếu bạn giữ một tâm trí luôn tò mò về mọi thứ, thì mọi hành động, phản ứng, tương tác và mối quan hệ sẽ luôn thú vị và hiệu quả. Bạn hoàn toàn sẽ thay đổi cảm xúc theo cách suy nghĩ từ “Ồ, đây là John, quản lý của tôi – tôi cá là anh ta lại bắt tôi thay đổi, chỉnh sửa tiếp các công việc tôi vừa gửi cho anh ta” trở thành “Lại là John kìa. Làm thế nào để tôi có thể hiểu anh ấy hơn mà không cần có sự đánh giá nào như lần đầu tôi tiếp xúc với anh ấy? 

4. Xây dựng thói quen lành mạnh 

Thực hành mindfulness tại nơi làm việc không chỉ đơn giản là luyện tập thiền như kiểm soát hơi thở, mà còn là luyện tập sự tập trung tâm trí vào mọi sự việc diễn ra trong thực tại và bước ra những mô hình suy nghĩ cũ mà chúng ta đã và đang xây dựng xuyên suốt cuộc đời. 

Mindfulness sẽ ngăn chặn các phản xạ có điều kiện không tích cực như việc hạn chế khám phá những tư tưởng mới và tiềm năng sáng tạo. Mỗi khi chúng ta phản ứng ngược với một thói quen như sử dụng điện thoại trong lúc đang trò chuyện cùng mọi người xung quanh hoặc phản ứng một cách phòng thủ đối với những lời nhận xét của đồng nghiệp, chúng ta sẽ nhận thức được những hạn chế về hành vi và suy nghĩ trong hoàn cảnh ấy. Theo đó, đây cũng là lúc chúng ta bắt đầu xây dựng một mô hình mới cho nhận thức. Và trong tương lai, chúng ta sẽ có khả năng vượt qua những mô hình nhận thức không hiệu quả và lỗi thời. 

Bằng cách này, mindfulness không chỉ dừng lại trong việc ảnh hưởng đến văn hóa từng cá nhân, nó còn là một phẩm chất dễ lan rộng để thay đổi văn hóa trong một tổ chức. Mindfulness không nhất thiết phải  tạo ra sự thay đổi một cách nhanh chóng và đột phá, Mindfulness sẽ giúp các cá nhân và tổ chức từng bước trở nên tốt hơn theo một cách đều đặn và bền vững.

Tại sao lại phải kinh doanh trên internet- Kinh doanh online - Kinh doanh online

Có tư duy đúng về marketing

Thời gian hiệu quả để làm việc

Suy nghĩ các công cụ để tăng hiệu suất công việc

Hiểu biết suy nghĩ các thức

Kinh doanh trên internet là xu hướng của thời đại

Học công thức làm giàu

Internet là công cụ lớn hiện nay để kinh doanh 

9 cách kiếm tiền Online tại nhà uy tín, hiệu quả
  1. Google Adsense. ...
  2. Affiliate Marketing. ...
  3. Freelance Writing. ...
  4. Youtube. ...
  5. Xây dựng cộng đồng trực tuyến. ...
  6. Kinh doanh online trên Facebook. ...
  7. Bán hàng online trên Amazon, Ebay,… ...
  8. Trở thành Freelancer trên các site làm việc lớn như Upwork.

Thời trang Bắc Giang

GẶP EM GÁI BÁN HÀNG CHỢ ĐÊM PHÚ QUỐC NHƯ NÀY AI CHẢ MUỐN MUA

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Thời gian là tiền bạc

Thời gian trôi qua không thể trở lại được. Do vậy chúng ta cần trân trọng hiện tại của mình. Mỗi ngày trôi qua mình kiểm soát xem mình phải làm những gì?

Hãy cho đi những cái bạn đang có. Tạo ra nhiều giá trị cho cuộc sống

Ở quanh bạn có những ai cần sự giúp đỡ

Bạn xem xét các xu hướng của thị trường

Đánh giá để kiểm soát dòng tiền tại địa phương

Học hỏi những người giỏi để có kiến thức; tiết kiệm thời gian để nhanh đến thành công

Mở một kinh doanh riêng cho bạn

Mở một quán Bún đậu mắm tôm tại Bắc Giang


Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Đầu tư cho tương lai

Tư duy của bạn cũng cần thay đổi. Nghĩ một cách lớn hơn. Biết kiểm soát số tiền bạn hiện có

Có các khoản đầu tư để sinh lời

Hãy nghĩ đến mình trước tiên; dành tiền thu nhập của bạn kiếm được dành 20% để lo cho tương lai.

Phải kiên quyết thực hiện các mục tiêu tài chính mà bạn đề ra

Tạo ra nhiều nguồn thu nhập thụ động bằng việc đầu tư để mua tài sản.

Học các kiến thức về kiểm soát tài chính.

Mô hình kinh doanh hiện nay là gì?

Các lĩnh vực nhanh chóng để sinh lời: Công nghệ 4.0; Big Data; Bất động sản; Chứng khoán; Kinh doanh...

Kinh doanh các mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt gia đình. Các mặt hàng không phải lo về hạn sử dụng

Kinh doanh quan trọng nhất là không để đọng vốn. Đồng tiền cần được luân chuyển liên tục thì mới tạo ra nhiều giá trị cho cuộc sống.


Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Yến sào Bắc Giang

 https://www.facebook.com/yensaotoyenbacgiang/

Sỷ Lẻ Tinh Dầu

 https://www.facebook.com/syletinhdaubacgiang/

Tinh dầu Bắc Giang

 https://www.facebook.com/tinhdautinhkhietbg/

Nguyễn Quang Anh

 Liên hệ với FB của tôi:

https://www.facebook.com/nguyen.quanganh.96

Nghị định số 107/2020/NQ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2020

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2014/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là sở)

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 4 như sau:

“1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh):

a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của sở;

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho sở, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở;

đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân công.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 4 như sau:

“6. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Cơ cấu tổ chức của sở

1. Cơ cấu tổ chức của sở, gồm:

a) Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;

b) Thanh tra (nếu có);

c) Văn phòng (nếu có);

d) Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);

đ) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).

2. Tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở

a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở;

b) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.

3. Tiêu chí thành lập Văn phòng thuộc sở được áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không thành lập Văn phòng thuộc sở thì giao một phòng chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng.

4. Tiêu chí thành lập chi cục và các tổ chức tương đương thuộc sở (sau đây gọi chung là chi cục)

a) Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

b) Được phân cấp, ủy quyền để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;

c) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 12 biên chế công chức.

5. Tiêu chí thành lập phòng và tương đương thuộc chi cục thuộc sở

a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục;

b) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 05 biên chế công chức.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở và số lượng cấp phó của các tổ chức, đơn vị thuộc sở

1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở

a) Người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc sở), là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu, là người đứng đầu sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cấp phó của người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Phó Giám đốc sở) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc sở, giúp Giám đốc sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở ủy nhiệm thay Giám đốc sở điều hành các hoạt động của sở. Phó Giám đốc sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Số lượng Phó Giám đốc sở

Bình quân mỗi sở có 03 Phó Giám đốc. Căn cứ số lượng sở được thành lập và tổng số lượng Phó Giám đốc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng Phó Giám đốc của từng sở cho phù hợp. Riêng thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài tổng số lượng Phó Giám đốc theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 Phó Giám đốc.

2. Số lượng Phó Trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở

a) Phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng;

b) Phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng;

c) Phòng thuộc sở có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 Phó Trưởng phòng.

3. Số lượng Phó Chánh Thanh tra sở

a) Thanh tra sở có dưới 08 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Chánh Thanh tra;

b) Thanh tra sở có từ 08 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Chánh Thanh tra.

4. Số lượng Phó Chánh Văn phòng sở được thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Số lượng Phó Chi cục trưởng thuộc sở

a) Chi cục có từ 01 đến 03 phòng và tương đương được bố trí 01 Phó Chi cục trưởng;

b) Chi cục không có phòng hoặc có từ 04 phòng và tương đương trở lên được bố trí không quá 02 Phó Chi cục trưởng.

6. Số lượng Phó Trưởng phòng thuộc chi cục thuộc sở

a) Phòng có dưới 07 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng;

b) Phòng có từ 07 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 8 như sau:

“1. Sở Nội vụ:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tín ngưỡng, tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua, khen thưởng.

2. Sở Tư pháp:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; pháp chế; công chứng, chứng thực; nuôi con nuôi; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; luật sư, tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải cơ sở; bán đấu giá tài sản; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 8 như sau:

“5. Sở Công Thương:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí (nếu có); hoá chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng); công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến khác; tiểu thủ công nghiệp; khuyến công; lưu thông hàng hoá trên địa bàn; xuất khẩu, nhập khẩu; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn.”

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 và khoản 9 Điều 8 như sau:

“8. Sở Xây dựng:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngâm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng.

Đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chức năng tham mưu về quy hoạch xây dựng và kiến trúc do Sở Quy hoạch - Kiến trúc thực hiện.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; chất thải rắn; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các tỉnh có biển, đảo).”

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 11 và khoản 12 Điều 8 như sau:

“11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ các trường sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (không bao gồm nội dung quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin); việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đối với các địa phương có Sở Du lịch thì chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về du lịch do Sở Du lịch thực hiện.”

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 16 và khoản 17 Điều 8 như sau:

“16. Thanh tra tỉnh:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân.

17. Văn phòng Ủy ban nhân dân:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của địa phương; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đầu mối Cổng thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện từ phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.

Trường hợp không tổ chức riêng Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc thì chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ngoại vụ, dân tộc do Văn phòng Ủy ban nhân dân thực hiện.”

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“Điều 9. Các sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương

1. Sở Ngoại vụ:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia (đối với những tỉnh có đường biên giới).

Sở Ngoại vụ được thành lập khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Có cửa khẩu quốc tế đường bộ;

b) Có cửa khẩu quốc tế đường hàng không;

c) Có cảng biển quốc tế;

d) Có từ 500 dự án đầu tư nước ngoài trở lên (hoặc có tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 100.000 tỷ Việt Nam đồng) đang hoạt động tại địa phương, có trên 4.000 người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại địa phương, có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đạt từ 100.000 tỷ Việt Nam đồng trở lên, đã ký kết thỏa thuận về hợp tác quốc tế với 5 địa phương trở lên.

2. Ban Dân tộc:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Ban Dân tộc được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

a) Có ít nhất 20.000 người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản;

b) Có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;

c) Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại.

3. Sở Du lịch:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch.

Sở Du lịch được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

a) Có di sản văn hóa vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản thế giới hoặc có tài nguyên và tiềm năng du lịch nổi trội (có khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia hoặc đô thị du lịch, điểm tham quan, nghỉ dưỡng có quy mô lớn, nổi bật);

b) Ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và có giá trị kinh tế từ du lịch đóng góp vào tổng sản phẩm nội địa (GDP) hàng năm của địa phương với tỷ trọng từ 10% trở lên trong 5 năm liên tục.

4. Sở Quy hoạch - Kiến trúc (được thành lập ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh):

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, kiến trúc.”

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

“Điều 10. Bộ trưởng Bộ Nội vụ

1. Trình Chính phủ quy định khung về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, chi cục, cấp phòng thuộc sở, cấp phòng thuộc chi cục thuộc sở và cấp phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

3. Tổng hợp, theo dõi việc sắp xếp, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.”

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:

“Điều 11. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

1. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ đối với sở theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

2. Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục thuộc sở.

3. Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở theo ngành, lĩnh vực quản lý.

4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.”

13. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở phù hợp với hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng Phó Giám đốc của sở phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các tiêu chí quy định tại Nghị định này.

2. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục thuộc sở phù hợp với hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực; quyết định việc thành lập chi cục thuộc sở và cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc sở theo quy định tại Nghị định này.

3. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Nội vụ.

4. Quyết định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, phân cấp hoặc ủy quyền cho sở và Giám đốc sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

5. Căn cứ quy định khung của Chính phủ và theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ, quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, chi cục thuộc sở, phòng và tương đương thuộc sở, phòng thuộc chi cục thuộc sở và phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, bảo đảm phù hợp với đặc thù của địa phương và không được thấp hơn quy định khung của Chính phủ.

6. Hàng năm, báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nội vụ và bộ quản lý ngành, lĩnh vực về tình hình tổ chức và hoạt động của sở.

7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.”

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Lãnh đạo, chỉ đạo sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc sở và Phó Giám đốc sở theo quy định của Đảng và của pháp luật.

3. Quyết định số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị thuộc sở theo đề nghị của Giám đốc sở, phù hợp với tiêu chí quy định tại Nghị định này.”

Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các địa phương đã thực hiện thí điểm hợp nhất, sáp nhập các cơ quan chuyên môn theo Kết luận số 34-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017, tổng kết việc thực hiện thí điểm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Việc sắp xếp các tổ chức thuộc sở theo tiêu chí quy định tại Nghị định này hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2021.

3. Trong quá trình thực hiện sắp xếp lại tổ chức, số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định tại Nghị định này, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không được bổ sung và phải có giải pháp điều chỉnh, sắp xếp lại số cấp phó vượt quy định để bảo đảm trong thời hạn 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2020.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Dịch vụ đăng bài quảng cáo

 Mình có một hệ thống chia sẻ thông tin nhanh chóng tại Bắc Giang

Bạn liên hệ mình để được đăng tin nhanh chóng và hiệu quả nhé. LH: 0979.766.122

Các trang đăng của mình trên FB: 

1. https://www.facebook.com/ChoBacGiang2612/

2. https://www.facebook.com/groups/muabanraovattructuyenbg/

3. https://www.facebook.com/muabannhadatbg/

4. https://www.facebook.com/tinhdaulamhabacgiang/

5. https://www.facebook.com/sonnhabacgiang/

6. https://www.facebook.com/kieunudaigia68/

7. https://www.facebook.com/PhongThuyBacGiang/

8. https://www.facebook.com/tayyentubg/

9. https://www.facebook.com/tinhdautinhkhietbg/

10. https://www.facebook.com/phongthuybacgiang98/

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Bí quyết tự tạo động lực cho bản thân

Rèn luyện sức khỏe

Mình phải chiến thắng bản thân mình. Để có sức khỏe tốt bạn cần rèn luyện hàng ngày. Lên lịch cụ thể cho kế hoạch của mình. 

Tiết kiệm tài chính là việc làm khó khăn nhưng bắt buộc phải làm. Không nghiêm khắc với bản thân mình thì không thể thành công được

Tiết kiệm thời gian trong công việc

Sắp xếp mọi thứ theo khoa học