Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

DẦU HẠNH NHÂN- HƯƠNG THẢO- VITAMIN E

Dầu hạnh nhân- hương thảo- Vitamin E

DẦU HẠNH NHÂN- HƯƠNG THẢO- VITAMIN E

  • Nhà sản xuất: Tinh dầu Lam Hà
  • Mã sản phẩm: TDCD-0078
  • Điểm thưởng: 24.0
  • Giá điểm thưởng: 0.0
  • Tình trạng: Còn hàng
  • 240.000 VNĐ
Số lượng +-
 
  

Dầu hạnh nhân- hương thảo- Vitamin E

--------------

Thành phần:

Dầu hạnh nhân, tinh dầu hương thảo, vitamin E.

Công dụng:

Massage cơ thể tăng sự minh mẫn, chăm sóc da và tóc

Cách dùng:

1. Nhỏ 1 lượng vừa đủ massage mặt và cơ thể khoảng 30 phút.

2. Dùng lượng vừa đủ massage chân tóc và dùng lược chải đều lên tóc, ủ khoảng 30 phút.

Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất


Hàng không khắp nơi cầu cứu Chính phủ

Dự báo lỗ nặng trong năm 2019, hàng loạt hãng hàng không lớn trên thế giới phải cầu cứu chính phủ vay tiền để 'sinh tồn' qua dịch.
"Đây là một quyết định khó khăn nhưng nó được thực hiện theo cách để bảo vệ lợi ích quốc gia và người dân Thái Lan", Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha nói hôm 19/5, khi Thai Airways chấp thuận kế hoạch tái cơ cấu do Tòa án Phá sản Trung ương quốc gia giám sát, nhằm ngăn công ty phải giải thể, bán thanh lý hoặc chính thức tuyên bố phá sản.
Theo hồ sơ của Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan, Thai Airways đã lỗ ròng 2,11 tỷ baht (gần 66 triệu USD) trong năm 2017, tăng vọt lên 11,6 tỷ (361 triệu USD) trong năm 2018 và 12 tỷ baht (374 triệu USD) năm ngoái. Sang đầu năm 2020, Covid-19 là giọt nước tràn ly khiến hãng rơi vào bế tắc.
Không đến mức định tuyên bố phá sản như Thai Airways nhưng các hãng bay tại Đông Nam Á cũng đã trải qua nhiều tháng chật vật vì đại dịch. Garuda Indonesia đã cho khoảng 800 nhân viên tạm nghỉ trong tháng 5. SingaporeAirlines phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu để huy động thêm vốn. Mới đây, Vietnam Airlines đề nghị Chính phủ cho vay tối thiểu 4.000 tỷ đồng và nhiều nhất là 12.000 tỷ đồng nhằm vượt qua khó khăn.
Tương tự, đại dịch ảnh hưởng toàn cầu nên việc nhiều hãng hàng không phải chật vật vay tiền nhằm qua cơn nguy cấp cũng đang diễn ra ở khắp mọi nơi.
Nhân viên đeo khẩu trang làm việc trong một văn phòng của Lufthansa. Ảnh: DPA
Nhân viên đeo khẩu trang làm việc trong một văn phòng của Lufthansa. Ảnh: DPA
Cuối tháng 5, chính phủ Đức và Lufthansa đạt được thỏa thuận sơ bộ về khoản cứu trợ trị giá 9 tỷ euro (9,8 tỷ USD) sau nhiều tuần đàm phán. Bộ Tài chính và Kinh tế Đức đánh giá Lufthansa là một công ty hoạt động lành mạnh, có lợi nhuận và có triển vọng tốt nhưng gặp rắc rối vì đại dịch.
Thỏa thuận được chốt trong bối cảnh các hãng hàng không lớn khác như Air France (Pháp), KLM (Hà Lan) hay American Airlines, United Airlines và Delta Air Lines của Mỹ cũng cầu cứu chính phủ nước họ.
Theo kế hoạch, khoản cứu trợ sẽ bao gồm 5,7 tỷ euro bơm vốn không quy đổi thành cổ phiếu, 3 tỷ euro là cho vay từ ngân hàng KfW do nhà nước hậu thuẫn và các ngân hàng tư nhân khác với thời hạn 3 năm và 2,56 tỷ euro để mua 20% cổ phần của Lufthansa.
Bộ Tài chính Đức cho biết, số cổ phần này sẽ được bán lại vào cuối năm 2023. "Khi công ty hoạt động trở lại, nhà nước sẽ bán cổ phần và hy vọng có một khoản lợi nhuận nhỏ để có thể tiếp tục đi tài trợ cho nhiều đơn vị khác bị ảnh hưởng chứ không chỉ công ty này", ông Olaf Scholz, Bộ trưởng Tài chính Đức, nêu kế hoạch.
Hôm 9/6, Chính phủ Pháp công bố một chương trình hỗ trợ tài chính khổng lồ 15 tỷ euro (gần 17 tỷ USD) cho ngành hàng không, bao gồm viện trợ cho Air France, Airbus và các nhà cung cấp phụ tùng lớn thông qua đầu tư trực tiếp của chính phủ, trợ cấp, cho vay và bảo lãnh cho vay. Chương trình còn bao gồm một quỹ đặc biệt, được tài trợ bởi chính phủ, Airbus và các nhà sản xuất lớn khác để hỗ trợ các nhà cung cấp nhỏ.
Để được hỗ trợ, các công ty phải đầu tư nhiều hơn vào máy bay phát thải thấp, chạy bằng điện, hydro và các nhiên liệu khác, theo mục tiêu của chính phủ đưa ngành hàng không Pháp trở nên "sạch" nhất thế giới.
"Chúng tôi đang tuyên bố tình trạng khẩn cấp để cứu ngành hàng không, cho phép nó cạnh tranh hơn", ông Bruno Le Maire, Bộ trưởng Tài chính nói hôm 9/6. Ngành hàng không là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất ở Pháp, tạo ra 300.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp trong sản xuất, nghiên cứu và phát triển. Ông Le Maire nói một phần ba số công việc sẽ bị xóa sổ nếu chính phủ không can thiệp.
Cùng thời gian, Cathay Pacific cho biết sẽ nhận được một gói cứu trợ từ chính quyền Hong Kong giá 39 tỷ USD Hong Kong (5 tỷ USD), khi hãng hàng không phải vật lộn trước Covid-19. Theo thỏa thuận, chính quyền Hong Kong có thể lấy 6% cổ phần của Cathay và có thể cử hai quan sát viên trong hội đồng quản trị. Là một phần của kế hoạch tái cấu trúc, công ty cho biết sẽ thực hiện một đợt cắt giảm lương lãnh đạo.
Cathay đã dừng hầu hết chuyến bay do đại dịch. Hãng chỉ chở hàng hóa và cắt giảm chở khách đến các điểm đến lớn như Bắc Kinh, Los Angeles, Singapore, Sydney, Tokyo và Vancouver.
Máy bay của Cathay Pacific đỗ bên trong sân bay Hong Kong. Ảnh: Bloomberg
Máy bay của Cathay Pacific đỗ bên trong sân bay Hong Kong. Ảnh: Bloomberg
Mới hôm12/6, American Airlines cho biết sẽ dùng chương trình khách hàng thân thiết của trị giá 19,5 - 31,5 tỷ USD của hãng như một phần tài sản thế chấp để vay thêm 4,75 tỷ USD của chính phủ liên bang. American Airlines đã hụt thu 2,24 tỷ USD trong quý đầu năm và dự kiến doanh thu quý hai sẽ giảm khoảng 90%.
Giám đốc điều hành American Airlines Doug Parker đã nói rằng viện trợ của chính phủ là cách hiệu quả nhất để hãng hàng không huy động tiền, và họ sẽ xem xét các lựa chọn khác sau khi vay của chính phủ.
Trước đó, từ tháng 3, để đối phó đại dịch, Mỹ đã tung ra gói cứu trợ, dành 25 tỷ USD để các hãng hàng không vay tránh sa thải nhân sự hàng loạt. American Airlines nhận được 5,8 tỷ từ khoản này.
WSJ cho hay, các hãng hàng không khác tại Mỹ cũng đang cân nhắc việc có nên vay thêm của chính phủ hay không. Để "sinh tồn" qua mùa dịch, một số công ty đã huy động hàng tỷ USD bằng cách bán trái phiếu hoặc phát hành cổ phiếu mới.
Nhu cầu du lịch hàng không tăng 2,4% so với cùng kỳ vào tháng 1/2020, mức thấp nhất kể từ sau vụ phun trào núi lửa Eyjafjallajökull vào tháng 4/2010, dù rằng việc gián đoạn đi lại do Covid-19 chỉ bắt đầu nhen nhóm từ cuối tháng 1. Đến tháng 3, số lượng chuyến bay đã giảm mạnh, chỉ còn khoảng 280.000 chuyến trong khoảng thời gian từ 24 đến 30 tháng 3 so với khoảng 780.000 cùng kỳ năm trước.
Đến giữa tháng 4, số tàu bay không hoạt động trên thế giới đã tăng vọt lên gần 14.400 chiếc, tức hơn hai phần ba trong số 22.000 máy bay chở khách. Điều này đồng nghĩa, năng lực hành khách toàn cầu giảm 91%. Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế dự đoán sẽ có ít hơn 1,2 tỷ khách du lịch vào tháng 9/2020 so với một năm thông thường. Cùng với đó, doanh thu ngành hàng không có thể giảm 160 - 253 tỷ USD trong chín tháng đầu năm 2020.
Đầu tháng này, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo ngành hàng không toàn cầu năm nay sẽ lỗ ròng 84,3 tỷ USD, cao hơn mức lỗ 30 tỷ USD trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, và vẫn sẽ lỗ trong năm 2021. Cũng theo IATA, du lịch hàng không đường dài sẽ chỉ trở lại mức 2019 vào năm 2024.
Hội đồng Sân bay Quốc tế thì ước tính lượng hành khách hàng không sẽ giảm 4,6 tỷ lượt vào năm 2020, từ mức 9,1 tỷ vào năm 2019. Boeing đánh giá, lưu lượng hành khách sẽ phục hồi được mức của năm 2019 trong hai đến ba năm tới.
"Bạn đã thấy sự sụp đổ của du lịch hàng không khoảng 98,99% trên toàn cầu và đó là một tình huống tồi tệ. Vì vậy, các hãng hàng không thực sự đang ở chế độ sinh tồn", Greg Waldron, Tổng biên tập châu Á của ấn phẩm FlightGlobal bình luận vào trung tuần tháng 5/2020. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, các hãng hàng không lớn, được sự hậu thuẫn của nhà nước vẫn còn có cơ hội tốt hơn để vượt qua đại dịch so với các hãng hạng hai.

Vietnam Airlines xin Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 12.000 tỷ đồng

Dự kiến dòng tiền năm nay thâm hụt 16.000 tỷ đồng, CEO Vietnam Airlines xin Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 12.000 tỷ đồng.
Tại buổi toạ đàm với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng hôm nay (13/7), CEO Vietnam Airlines Dương Trí Thành ước tính hãng lỗ ròng 13.000 tỷ đồng, dù thị trường nội địa đã dần phục hồi.
Trước đó, kế toán trưởng Trần Thanh Hiền từng dự tính hãng lỗ khoảng 15.000 – 16.000 tỷ đồng hồi đầu tháng 6. Việc giảm lỗ, theo ông Thành, là nhờ áp dụng các chính sách về giảm thuế phí xăng dầu, chậm khấu hao. Như vậy, với kết quả này, so với năm 2019, doanh thu năm nay của hãng giảm một nửa, còn khoảng 50.000 tỷ đồng.
CEO Vietnam Airlines Dương Trí Thành nói tại toạ đàm chiều 13/7. Ảnh: Anh Tú
CEO Vietnam Airlines Dương Trí Thành nói tại toạ đàm chiều 13/7. Ảnh: Anh Tú
Từ tháng 4, Vietnam Airlines không còn chuyến bay chở khách thương mại quốc tế. Tính cả tháng, trung bình mỗi ngày hãng chỉ bay 4 chuyến. "Từ năm 1975 đến nay, chưa bao giờ bầu trời Việt Nam ít chuyến bay đến thế", ông Thành nói.
Đến tháng 6, thị trường khách nội địa của Vietnam Airlines đã tăng bằng 84% năm ngoái nhưng doanh thu chưa phục hồi được. Ông Thành lý giải bởi trong 3 tháng qua, Vietnam Airlines liên tục mở 18 đường bay nội địa mới phần lớn là các chặng ngắn, bán với giá rất rẻ. Trong khi thực tế, mười mấy đường bay nội địa mới bằng một đường bay quốc tế.
CEO Vietnam Airlines dự đoán thị trường hàng không nội đến hết năm 2021 mới có thể phục hồi bằng mức trước dịch – năm 2019, còn quốc tế phải đến hết năm 2022.
"Chúng tôi đề nghị Chính phủ - với vai trò là chủ sở hữu hỗ trợ khẩn cấp 12.000 tỷ đồng, nếu không đến cuối tháng 8 sẽ rất khó khăn", CEO Vietnam Airlines nói.
Ông Thành nói, sở dĩ phải xin chủ sở hữu là Chính phủ hỗ trợ bởi cũng đã trao đổi với All Nippon Airways (ANA) – cổ đông nắm giữ 8,6% vốn của Vietnam Airlines. Tuy nhiên, cũng chung như các hãng hàng không toàn cầu, ANA thậm chí còn khó khăn hơn khi đang phải tìm cách vay 10 tỷ USD. Vì vậy, ANA không còn nguồn tiền cho Vietnam Airlines vay.
Bên cạnh đó, theo ông Thành, là hãng hàng không quốc gia, ngoài nhiệm vụ chung, Vietnam Airlines còn phải phục vụ an ninh quốc phòng, vai trò Nhà nước giao phó, bay giải cứu, hồi hương ngày càng nhiều.
Trong giai đoạn vừa qua, Vietnam Airlines đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp để tiết kiệm 5.000 tỷ, trong đó hơn 1.700 tỷ giảm lương, đàm phán giãn thanh toán thuê máy bay hơn 2.300 tỷ, giãn gốc lãi vay 1.940 tỷ đồng. Ông Thành tin rằng nếu được hỗ trợ, Vietnam Airlines sẽ phục hồi và thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình.
Giai đoạn 2010 – 2019, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và VASCO) đã nộp ngân sách nhà nước hơn 44.000 tỷ đồng, trong đó năm 2019, Vietnam Airlines đóng góp gần 2.600 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý kinh tế trương ương cho rằng, không nên gọi là "Chính phủ cứu Vietnam Airlines". Theo ông, cần phân định rõ vai trò của Chính phủ là chủ sở hữu với vai trò là cơ quan quản lý, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng.
Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung. Ảnh: Anh Tú
Ông Nguyễn Đình Cung chia sẻ tại toạ đàm ngày 13/7. Ảnh: Anh Tú.
Theo ông Cung, chọn Vietnam Airlines là ví dụ cho vai trò chủ sở hữu của Chính phủ bởi các nước đều hỗ trợ ngành hàng không, trong đó các hãng hàng không quốc gia. Đây có thể là nhân tố đầu tiên phục hồi sau dịch, thúc đẩy phục hồi kinh tế, du lịch... "Các nước làm nhiều và nhanh hơn Việt Nam với cả hai vai trò là cơ quan quản lý và nhà đầu tư vì hàng không quan trọng, cần phải duy trì", ông Cung nói.
Ông Cung cho biết, đầu tiên, các nước trợ cấp như miễn giảm thuế, phí. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ có giảm nộp thuế, miễn một số loại phí. Còn với vai trò chủ sở hữu, người có vốn, các nước có thể cho vay, bảo lãnh cho vay, đầu tư vốn thông qua phát hành cho cổ động hiện hữu, tăng vốn để nắm tỷ lệ sở hữu nhất định để giúp doanh nghiệp không phá sản. Chính phủ các nước đã cho vay khoảng 123 tỷ USD, trong đó có cho vay vốn, trợ cấp lương, bảo lãnh vay, tăng vốn chủ sở hữu, trợ cấp khai thác...
Theo ông Cung, trường hợp Vietnam Airlines rất thiếu thanh khoản, không chỉ ban lãnh đạo hãng, chủ sở hữu, các cổ đông cũng phải nghĩ xem làm cách nào để duy trì, tồn tại. Do đó, ông cho rằng không nên nói hãng đi xin hỗ trợ hay giải cứu từ Chính phủ - với vai trò chủ sở hữu.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), ngành hàng không toàn cầu cần 3 năm nữa mới phục hồi về mức năm 2019. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ngành này lỗ khoảng 20 tỷ USD, sau đó mỗi năm lãi 30 – 40 tỷ USD. Tuy nhiên, vì Covid-19 năm nay, ngành hàng không toàn cầu dự kiến giảm thu 419 tỷ USD, lỗ 84 tỷ USD và lỗ tiếp 15 tỷ USD năm 2021. IATA ước tính ngành hàng không cần các chính phủ hỗ trợ ít nhất 250 tỷ USD.

5 lý do không nên chuyển condotel thành chung cư

Condotel thành chung cư sẽ phá vỡ quy hoạch, gây áp lực hạ tầng, tạo tiền lệ xấu dùng ngân sách để cứu một vài doanh nghiệp.
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết ủng hộ quan điểm không chuyển condotel thành căn hộ chung cư của Bộ Công an vì 5 lý do.
Thứ nhất, quy hoạch sẽ bị phá vỡ. Ông Châu phân tích, condotel là một sản phẩm nằm trong khu du lịch nghỉ dưỡng, được xây dựng trên đất có chức năng sản xuất kinh doanh dịch vụ chứ không có chức năng đất ở. Đất trong khu vực quy hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng chỉ có quyền sử dụng phổ biến 50 năm, tối đa 70 năm. Việc tuân thủ mục đích sử dụng đất đã được hoạch định giúp duy trì trạng thái bền vững và cân bằng cho quy hoạch địa phương.
Câu chuyện Cocobay được chính quyền Đà Nẵng xem xét chuyển đổi từ loại hình condotel thành căn hộ chung cư (có chức năng nhà ở) theo ông Châu, đang phá rào mở ra tiền lệ phá vỡ quy hoạch sử dụng đất. Đây sẽ là tiền lệ xấu phá vỡ tính bền vững cần có của quy hoạch.
Một góc tổ hợp condotel tại Đà Nẵng. Ảnh: N.Đ
Một góc tổ hợp condotel tại Đà Nẵng. Ảnh: N.Đ.
Thứ hai, chuyển condotel thành căn hộ chung cư làm giảm giá trị của quần thể bất động sản du lịch. Theo ông Châu, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng có thể tạo được sức hấp dẫn và hút khách nhờ được quản lý, vận hành theo quy chuẩn rất cao của ngành dịch vụ khách sạn. Trên cơ sở này, condotel cần được khai thác đúng với các tiêu chuẩn và chức năng trong quần thể du lịch nghỉ dưỡng.
Nhưng một khi chuyển condotel thành căn hộ chung cư, tức bất động sản nghỉ dưỡng này mất các tiêu chuẩn đồng nhất trước đây và trở thành bất động sản nhà ở được sử dụng theo lối sống sở thích riêng của từng gia chủ. Bằng hình thức hạ chuẩn dịch vụ này, các căn hộ chung cư từ condotel chuyển đổi công năng sẽ làm giảm giá trị của quần thể bất động sản nghỉ dưỡng.
"Condotel chuyển thành căn hộ chung cư như một chiếc áo rách vá lại cho lành nhưng những mảnh chắp vá đó không làm đẹp cho bộ xiêm y là quần thể bất động sản nghỉ dưỡng. Trái lại các mảnh vá khiên cưỡng này khiến cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng càng mất điểm trong mắt du khách", ông Châu nói.
Thứ ba, condotel chuyển thành nhà chung cư sẽ tăng áp lực lên hạ tầng. Khi là condotel, không phát sinh đơn vị ở, đây chỉ là bất động sản lưu trú được vận hành theo tiêu chuẩn phòng 1-2 giường, phòng đơn, phòng đôi. Tuy nhiên, khi chuyển từ condotel sang căn hộ chung cư, sẽ không thể quản lý số người ở và số giường khai thác. Từ việc gia tăng mật độ sử dụng kéo theo khả năng điều tiết giao thông, cấp thoát nước, cung ứng điện và hạ tầng xã hội đi kèm cũng bị quá tải, dẫn đến nhiều hệ lụy kẹt xe, ngập nước, xáo trộn việc cấp điện - nước...
Thứ tư, chuyển condotel thành nhà chung cư sẽ khiến nguồn thu ngân sách từ khai thác ngành công nghiệp không khói bị sụt giảm, thậm chí mất hẳn. Một kịch bản dễ nhận ra là khi condotel được quản lý vận hành theo mô hình kinh doanh có nộp thuế, đóng phí sẽ hoàn toàn khác với khi chuyển sang chung cư, có thể biến thành bất động sản được khai thác tự phát. Chính quyền địa phương sẽ mất đi nguồn thu từ nguồn lực của ngành du lịch nghỉ dưỡng mang lại. Từ đó địa phương không đủ nguồn lực phát triển ngành du lịch theo đúng chiến lược quốc gia.
Thứ năm, condotel kinh doanh khó khăn xin chuyển thành căn hộ sẽ tạo tiền lệ xấu trục lợi chính sách. Chủ tịch HoREA cho rằng nếu mô hình condotel được phát triển bài bản sẽ không xảy ra tình trạng cứu thua cho doanh nghiệp như cách chính quyền Đà Nẵng muốn xem xét chuyển đổi condotel tại dự án Cocobay thành căn hộ chung cư (chủ đầu tư phá vỡ cam kết lợi nhuận theo hợp đồng với khách mua condotel).
"Tuyệt đối không nên dùng ngân sách, chính sách để giải cứu một bộ phận cá biệt doanh nghiệp gặp khó khăn do làm sai lệch mô hình condotel. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm với kết quả làm ăn lãi, lỗ mới là một thị trường bình thường và lành mạnh", ông Châu nhấn mạnh.
Mới đây, Bộ Công an vừa kiến nghị Thủ tướng không chuyển đổi condotel, officetel thành nhà ở vì loại hình này tiềm ẩn nhiều rủi ro, phức tạp. Không chỉ vậy, cơ quan này còn đề nghị thanh tra các địa phương phát triển nhiều loại hình bất động sản trên.
Các Bộ cho rằng đã đầy đủ cơ sở pháp lý để quản lý loại hình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch và văn phòng kết hợp lưu trú. Tuy nhiên, Bộ Công an đánh giá các văn bản pháp luật đã có chưa giải quyết được các vấn đề phát sinh. Hiện chưa xác định rõ đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quy định quản lý chưa cụ thể dẫn tới phức tạp rủi ro cho người mua.
Trước đó, tại dự án Khu nghỉ dưỡng và nhà ở cao cấp The Empire (Cocobay Đà Nẵng) thuộc quận Ngũ Hành Sơn, từ ngày 1/2, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, trong đó có việc chuyển đổi 1.969 condotel thành chung cư.

Bộ Công an phản đối chuyển condotel, officetel thành nhà ở

Cho rằng condotel, officetel tiềm ẩn nhiều rủi ro, phức tạp, Bộ Công an kiến nghị không chuyển đổi loại hình này sang nhà ở.
Báo cáo Thủ tướng về một số bất cập của loại hình căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch và văn phòng kết hợp lưu trú (officetel), Bộ Công an kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường không hợp thức hóa các loại hình này thành nhà ở. Đồng thời, Bộ cũng đề nghị Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bất động sản; sửa đổi, bổ sung pháp luật về đất đai, việc chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản và hoàn thiện các quy định quản lý, vận hành các tòa nhà hỗn hợp. Ngoài ra, cơ quan này còn đề nghị thanh tra các địa phương phát triển nhiều loại hình bất động sản trên.
Một góc dự án Cocobay - cú sốc với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cuối năm 2019. Ảnh: Công ty Thành Đô.
Một góc dự án Cocobay - cú sốc với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cuối năm 2019. Ảnh: Công ty Thành Đô.
"Các Bộ cho rằng đã đầy đủ cơ sở pháp lý để quản lý loại hình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch và văn phòng kết hợp lưu trú. Tuy nhiên, thực tế việc đầu tư, xây dựng, quản lý loại hình bất động sản trên gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, các văn bản pháp luật đã có chưa giải quyết được", Bộ Công an nêu quan điểm.
Theo bộ này, hiện chưa xác định rõ đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quy định quản lý chưa cụ thể dẫn tới phức tạp rủi ro cho người mua.
Việc chưa rõ ràng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản cho chủ đầu tư dự án hay người mua căn hộ ảnh hưởng tới việc thế chấp vay vốn ngân hàng, nguy cơ mất an toàn tín dụng "do hầu hết dự án condotel đều được chủ đầu tư thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn".
Nếu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho từng căn hộ sẽ phát sinh việc thế chấp quyền sở hữu tài sản tại các ngân hàng khác nhau, dẫn đến một tài sản được đảm bảo nhiều lần tại nhiều ngân hàng. Ngoài ra, việc chuyển đổi thành nhà ở gây áp lực lên hạ tầng kỹ thuật và xã hội, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Bên cạnh đó, Bộ Công an cho biết nhiều địa phương không quản lý được hoặc buông lỏng dẫn tới nhiều trường hợp chủ đầu tư mở bán dự án khi chưa đủ điều kiện, gây rủi ro cho người mua.
Quy định quản lý tòa nhà hỗn hợp vừa căn hộ nhà ở, vừa condotel theo Bộ Công an là thiếu chặt chẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn. Ví dụ tại dự án Our City (Hải Phòng), Bộ này đã bắt giữ 395 người Trung Quốc tổ chức đánh bạc quy mô lớn hay tại dự án Tổ hợp khách sạn chung cư cao cấp Oceanus Mường Thanh Viễn Triều (Nha Trang), hoạt động của cư dân và khách thuê diễn ra phức tạp, ảnh hưởng an ninh trật tự.
Theo số liệu của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, hiện cả nước có 82.902 condotel, 28.099 biệt thự du lịch, 12.617 phòng khách sạn, 15.663 căn shophouse, tập trung chủ yếu tại Hà Nội, TP.HCM, Quy Nhơn, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Kiên Giang... Ngoài ra, Hà Nội và TP HCM hiện có hơn 10.000 officetel.
Phân khúc bất động sản này cuối năm 2019 đón cú sốc lớn khi chủ đầu tư dự án Cocobay (Đà Nẵng) chấm dứt trả lợi nhuận cam kết 12% với người mua vì khó khăn tài chính. Trước đó, một dự án condotel khác tại Nha Trang là Bavico từng phải đàm phán để giảm mức cam kết lợi nhuận từ 15% một năm xuống còn 8%. Tuy nhiên, sau đó, việc chi trả của chủ đầu tư này cũng không được thực hiện. Thực tế này dấy lên nghi ngại sẽ xảy ra "cơn khủng hoảng condotel".
Riêng với trường hợp Cocobay, việc chuyển đổi công năng condotel sang dự án nhà ở là một trong những lựa chọn. Khách hàng sẽ phải mất thêm phí chuyển đổi là 15% giá mua căn hộ theo hợp đồng đã ký. Sau khi hoàn tất thủ tục này, chủ sở hữu có thể giao lại cho đơn vị thuộc Công ty Thành Đô vận hành, chia sẻ lợi nhuận.
Đại diện Empire Group cho biết hai nguyên nhân chính khiến dự án không thể thực hiện cam kết với khách hàng. Một là về vấn đề pháp lý của condotel hiện không rõ ràng, trong khi đó khách hàng gây sức ép với chủ đầu tư về việc thực hiện cam kết sổ đỏ - sổ hồng. Thứ hai là việc vận hành khai thác tình hình thực tế của thị trường cho thấy kết quả 2 năm đầu đều lỗ, còn sau đó có lãi chỉ 5-6% mỗi năm.

Tỷ phú giàu nhất châu Á 'vượt mặt' Warren Buffett

Đầu tư vào các doanh nghiệp kỹ thuật số giúp khối tài sản của Mukesh Ambani tăng vọt trong nửa đầu năm và vượt mặt tỷ phú Warren Buffett.
Theo dữ liệu của Bloomberg Billionaires Index, khối tài sản hiện tại của Mukesh Ambani - Chủ tịch Tập đoàn Reliance (Ấn Độ) là 68,3 tỷ USD, nhiều hơn 0,4 tỷ USD so với của huyền thoại Warren Buffett.
Với việc sở hữu 42% cổ phần tại Reliance, tài sản của Mukesh Ambani tăng lên đáng kể sau các thương vụ chuyển nhượng gần đây.
Cổ phiếu của tập đoàn Ấn Độ này đã tăng gấp đôi từ tháng 3, khi Jio Platforms - một công ty con trong lĩnh vực kỹ thuật số, nhận hơn 15 tỷ USD vốn rót từ các công ty công nghệ như Facebook, Silver Lake... Một báo cáo đầu tháng 6 của Sanford C. Bernstein dự đoán, Jio Platforms có thể chiếm 48% thị phần thuê bao di động của Ấn Độ vào năm 2025.
Ngoài ra, tuần này, tập đoàn dầu khí BP (Anh) cũng chi 1 tỷ USD mua lại cổ phần tại các chi nhánh bán lẻ nhiên liệu của Reliance.
Nhờ các thương vụ trên, Mukesh Ambani lọt vào top 10 người giàu nhất thế giới, xếp hạng thứ 8, trong khi tỷ phú Warren Buffett chỉ đứng thứ 9 vì tài sản giảm 2,9 tỷ USD do làm từ thiện.
Tỷ phú Mukesh Ambani. Ảnh: BBG
Tỷ phú Mukesh Ambani. Ảnh: BBG
Mukesh Ambani bắt đầu tham gia vào việc kinh doanh của gia tộc đầu những năm 1980. Sau khi cha ông - Dhirubhai Ambani qua đời năm 2002, Mukesh và em trai Anil Ambani chia nhau quyền điều hành Tập đoàn Reliance. Năm 2005, Mukesh Ambani được giao quyền kiểm soát mảng dầu, khí đốt, hóa dầu, còn Anil tiếp quản các doanh nghiệp xây dựng, viễn thông, quản lý tài sản, giải trí và sản xuất điện.
Năm 2008, ông vượt qua Jack Ma - nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba, trở thành tỷ phú giàu nhất châu Á ở tuổi 62 với tài sản sở hữu ở thời điểm đó là 51,4 tỷ USD.

Cách tăng gấp ba lương trong 10 năm

Vợ chồng Julien và Kiersten Saunders liên tục học kỹ năng mới, kết giao bạn mới và đi phỏng vấn xin việc để được lương trăm nghìn USD mỗi năm.
Trước khi nghỉ việc và kinh doanh riêng năm 2018, vợ chồng Julien và Kiersten Saunders làm marketing cho một công ty. Chỉ trong 10 năm, Julien được tăng lương 5 lần, lên gần gấp 3 so với khi bắt đầu đi làm. Kiersten làm việc 11 năm ở đây, được tăng lương vài lần, lên quản lý và cũng có mức lương gần gấp 3. Khi nghỉ việc, cả hai đều có thu nhập 6 chữ số.
Trên CNBC, họ đã chia sẻ bí quyết để làm được điều này.
Rèn giũa các kỹ năng
Vợ chồng Julien và Kiersten Saunders. Ảnh: Julien Saunders
Vợ chồng Julien và Kiersten Saunders. Ảnh: Julien Saunders
Càng đóng góp nhiều giá trị cho công ty, bạn càng dễ đề đạt tăng lương. "Hãy luôn là người đi đầu. Bất kỳ khi nào tôi nhận thấy có công cụ phân tích dữ liệu hay marketing mình có thể học được, trong khi người khác không học, tôi đều đăng ký để rèn giũa kỹ năng và khiến bản thân mình khác biệt", Julien nói.
Dĩ nhiên, việc này mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, phát triển kỹ năng mới vừa có lợi cho công ty, vừa giúp bạn chứng minh cho sếp thấy vì sao mình xứng đáng được tăng lương.
Gây dựng mạng lưới bên ngoài phòng ban
Đừng chỉ chăm chăm giao lưu với những người bạn gặp và làm việc cùng mỗi ngày. Khi nói chuyện với những người ở các bộ phận khác, Julien còn biết thêm về những gì đang diễn ra tại công ty và biết rõ anh có thể đóng góp vào sứ mệnh lớn hơn như thế nào.
"Hãy đảm bảo những người bạn kết giao đem lại thông tin hữu ích cho mình. Nhiều người chỉ làm theo những gì được giao, nhưng một khi bạn hiểu rõ thông tin đầu vào và vì sao lại có quyết định đó, bạn đã đi trước người khác rồi", anh giải thích.
Đi phỏng vấn ở các công ty khác để biết giá trị bản thân
Kiersten từng phỏng vấn cho các vị trí cả trong lẫn ngoài công ty, "để chứng minh với bản thân rằng tôi có thể làm được". Bên cạnh đó, "nhận được lời mời làm việc khác cũng là đòn bẩy giá trị khi đàm phán tăng lương", cô nói.
Việc này khá mất thời gian và khiến bạn e ngại ban đầu. Kiersten từng cảm thấy "như kẻ phản bội" vì làm điều này. "Tuy nhiên, các công ty không có cách nào đáng tin cậy để theo dõi kỹ năng của bạn đâu. Mức lương cũng không thường xuyên được cập nhật để theo kịp thị trường việc làm. Vì thế, tự đi phỏng vấn là cách duy nhất để bạn biết mình được định giá thế nào", cô nói, "Việc này không phải chỉ vì tiền, nó còn giúp tôi làm một quản lý tốt hơn nữa".
Đề nghị tăng lương
Bước cuối cùng, nếu muốn được tăng lương, bạn không thể chờ ai đó đề xuất được, dù bạn có chăm chỉ đến mức nào. Bạn phải sẵn sàng đề nghị điều này.
"Một trong những lời khuyên tốt nhất tôi từng nhận được là đừng trông chờ ai đó sẽ nhìn ra bạn làm việc thế nào và đề xuất tăng lương. Trên thực tế, các sếp bận lắm. Họ phải ra hàng trăm quyết định và xử lý số email gấp 5-10 lần mỗi ngày so với bạn. Bạn sẽ phải thực sự sáng tạo mới khiến mình nổi bật được", Julien nói.
Và trước cuộc nói chuyện, hãy luôn nhớ trong đầu rằng "mức lương không phản ánh giá trị hay thời gian của bạn thời điểm đó. Nó chỉ là quyết định của công ty cho công việc đó mà thôi. Hãy cởi mở với suy nghĩ rằng thời gian và đóng góp của bạn xứng đáng nhận được nhiều hơn thế", Kiersten nói.

Trứng chim trĩ giá gấp 5 lần gà ta vẫn hút khách

Màu sắc bắt mắt, lại bổ dưỡng và khan hiếm, trứng chim trĩ có giá 19.000 đồng một quả vẫn được nhiều người tìm mua.
Lùng trứng chim trĩ cả tuần nay, chị Thanh ở quận 5 (TP HCM) cho biết, muốn mua 50 quả cho con dâu ăn dần những tháng cuối thai kỳ. "Nghe mọi người nói về sự bổ dưỡng của trứng chim trĩ gấp nhiều lần trứng gà nên tôi tìm mua cho con dâu ăn. Dù đặt mối bán cả tuần nay, tôi vẫn chưa thấy họ báo có hàng", chị Thanh nói.
Cũng đặt mua 100 trứng chim trĩ, chị Oanh ở quận 1 cho biết phải chờ 2 tuần mới được trang trại ở Đồng Nai giao hàng. Bởi cơ sở này chỉ nuôi vài chục con mà khách đặt liên tục nên muốn mua phải đợi theo thứ tự. "Loại này ăn khá bùi, lòng đỏ chiếm đa số nên trẻ nhỏ nhà tôi rất thích. Vì mua tận gốc nên giá chỉ khoảng 12.000 đồng một quả.", chị chia sẻ.
Trứng chim trĩ có màu sắc đặc biệt. Ảnh: Trần Chi.
Trứng chim trĩ có màu sắc đặc biệt. Ảnh: Trần Chi.
Xác nhận trứng chim trĩ đang được khách đặt mua nhiều, anh Thành, chủ trang trại cung cấp trứng ở Củ Chị (TP HCM) cho hay, trước đây hiếm khi bán trứng chim trĩ vì trang trại chỉ để nhân giống. Tuy nhiên, hiện nay số lượng mái nhiều nên anh để đẻ và bán trứng. Loại trứng nhiều màu sắc này dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe nên được người tiêu dùng chuộng.
Theo anh Thành, loại này nếu khách lấy số lượng vài chục quả một lần thì khoảng 2 ngày có hàng. Còn nếu mua 200 quả trở lên phải đợi một tuần vì hàng hạn chế. "Thức ăn cho chim trĩ khá đắt nên trứng bán ra giá cao gấp 5-7 lần so với trứng gà ta (gà ta loại lớn giá 3.500-3.800 đồng một quả", anh Thành nói.
Trứng chim trĩ tại trang trại. Ảnh: Hồ Thu.
Trứng chim trĩ tại trang trại. Ảnh: Hồ Thu.
Đang tất bật lên đơn cho khách, chị Loan ở Bình Dương cho biết, khách đặt nhiều chị phải gom hàng ở nhiều trang trại mới đủ bán nên giá sản phẩm cao. Có đợt trứng chim trĩ lên tới 19.000 đồng một quả nếu mua số lượng ít. Còn nếu khách đặt từ 200 quả sẽ được giá sỉ tầm 15.000 đồng một quả.
Theo chị Loan, loại trứng này ở miền Nam chỉ có tại vài ba trang trại nên mỗi đợt bán ra số lượng nhiều nhất khoảng 400-500 quả. Với những khách hàng ở xa, chị thường không ưu tiên vì chuyển đường dài có thể làm trứng hư hỏng nhiều.
Chị cho biết thêm, trứng chim trĩ kích thước nhỏ ngang với trứng gà ta, nhưng loại này bổ dưỡng gấp nhiều lần lại khan hiếm nên dù giá đắt đỏ vẫn được khách tìm mua mỗi ngày. Có đợt, khách đặt mà cả tháng chị mới có hàng giao vì chim trĩ giảm sinh sản.