Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Tam Hiệp - đập lớn nhất thế giới gây nhiều tranh cãi

Giới chức Trung Quốc khẳng định đập Tam Hiệp có cấu trúc tuyệt đối an toàn, song nhiều người lo ngại về nguy cơ vỡ đập khi mưa lớn liên tục xuất hiện.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua hôm 29/6 đưa tin các nhà vận hành đã mở hai đập tràn của đập Tam Hiệp vào sáng cùng ngày, đánh dấu lần xả lũ chính thức đầu tiên của con đập trong năm nay.
Gần đây mưa lớn xuất hiện trên các nhánh sông ở thượng nguồn sông Trường Giang và dòng chảy vào Hồ chứa Tam Hiệp bắt đầu tăng vào chiều 27/6. Đến 14h ngày 28/6, dòng chảy vào Hồ chứa Tam Hiệp đạt 40.000 m3/giây, gấp đôi lượng ngày hôm trước. Để đối phó với nguồn nước ồ ạt tràn về, giới chức ra lệnh ngưỡng xả hàng ngày của Hồ chứa Tam Hiệp được tăng lên 35.000 m3/giây.
Hai đập tràn của đập Tam Hiệp xả lũ hôm 29/6. Ảnh: Xinhua.
Hai đập tràn của đập Tam Hiệp xả lũ hôm 29/6. Ảnh: Xinhua.
Nhiều video xuất hiện cuối tuần trước cho thấy các thành phố ở hạ lưu đập Tam Hiệp bị ngập lụt và người dân lo ngại họ đang phải hy sinh để cứu đập. Người dân nghi ngờ lũ lụt liên quan đến đợt xả lũ khẩn cấp từ các cửa đập Tam Hiệp.
Đập Tam Hiệp của Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới, nằm trên sông Dương Tử, bắc quá tỉnh Hồ Bắc và thành phố Trùng Khánh, nơi có địa hình tương đối hiểm trở và lượng mưa dồi dào.
Quá trình xây dựng đập Tam Hiệp bắt đầu từ năm 1994 và đập đi vào vận hành đầy đủ các chức năng vào tháng 7/2012, với chiều dài 2.355 m và đỉnh đập cao 185 m trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu m khối bê tông, chủ yếu cho thành đập, 463.000 tấn thép, đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 m so với nền đá.
Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km, rộng 1,12 km, thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1.045 km2.
32 máy phát điện của đập thủy điện Tam Hiệp, mỗi máy nặng 6.000 tấn, sản xuất 22,5 triệu kilowatt điện, đủ cung cấp điện cho 60 triệu người dân Trung Quốc, theo Interesting Engineering.
Chi phí xây dựng đập lên tới hơn 30 tỷ USD tính từ thời điểm khởi công năm 1994.
Năm 2018, trạm thủy điện của đập Tam Hiệp đạt kỷ lục sản xuất 100.000.000 megawatt giờ điện. Ngoài sản xuất điện, đập Tam Hiệp còn sở hữu thang máy nâng tàu và khóa tàu lớn nhất thế giới. Khoảng 130 tàu đi qua đập Tam Hiệp mỗi ngày.
Năm 2017, một nghiên cứu đăng trên trang tin Futurism cho rằng sự dịch chuyển của khối lượng nước khổng lồ ở đập thủy điện Tam Hiệp khiến Trái Đất quay chậm hơn. Việc đẩy 42 tỷ tấn nước tại đập Tam Hiệp lên cao 175 mét so với mực nước biển sẽ làm tăng mô-men quán tính của Trái Đất, qua đó là chậm chuyển động xoay của địa cầu. Tuy nhiên, tác động gây ra là vô cùng nhỏ.
Chính phủ Trung Quốc từng ca ngợi đập Tam Hiệp là nguồn cung cấp năng lượng sạch khổng lồ và giúp con người "thuần phục" dòng sông dài nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, những người phản đối xây đập nói nó sẽ gây nên nhiều hậu quả về môi trường và xã hội.
Khoảng 1,4 triệu người dân Trung Quốc phải rời bỏ nơi sinh sống để nhường chỗ cho dự án xây đập Tam Hiệp và hồ chứa. Nhiều di sản văn hóa đã bị nước nhấn chìm. Do lượng nước trong hồ chứa quá lớn - các nhà khoa học lo ngại lượng nước trong đất quá lớn sẽ khiến lở đất và nhiều hiện tượng địa chất bất thường khác sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Các tổ chức bảo vệ môi trường cho rằng hồ chứa của đập làm giảm chất lượng nước ở hạ nguồn sông Dương Tử.
Tháng 8/2010, chính phủ Trung Quốc thừa nhận họ sẽ phải chi hàng tỷ USD để khắc phục những hậu quả môi trường dọc sông Dương Tử do ảnh hưởng từ đập Tam Hiệp, như tình trạng hàng triệu tấn rác đổ xuống sông. Truyền thông địa phương nói rằng ở nhiều vị trí trên sông, rác tạo thành những mảng lớn đến nỗi người dân có thể bước trên chúng. Những mảng rác như vậy có thể gây nghẽn đập.
Trước những lo lắng về nguy cơ vỡ đập, giới chức Trung Quốc khẳng định cấu trúc của đập Tam Hiệp rất an toàn nhưng theo nhà thủy văn học Wang Weiluo, chất lượng của con đập không tốt và không thể chống lũ lụt.
Wang cho hay sau trận lũ lụt nghiêm trọng hồi năm 1998 ở lưu vực sông Dương Tử khiến hơn 4.000 người thiệt mạng, Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ đã thuê các chuyên gia phương Tây đến đánh giá kiểm soát chất lượng của công trình. Các chuyên gia nói rằng mối hàn các thanh thép tại đập không đáp ứng tiêu chuẩn.
Các công nhân Trung Quốc khi đó tỏ ra không hài lòng, cáo buộc những chỉ trích từ chuyên gia phương Tây là hành động phân biệt chủng tộc.
Theo Wang, đập Tam Hiệp không có một cơ quan riêng biệt để kiểm tra chất lượng công trình. Đội ngũ thiết kế và xây dựng con đập tự thực hiện công đoạn này.
Khi đập mới đi vào vận hành, truyền thông Trung Quốc tuyên bố đập Tam Hiệp có thể chống lại trận lũ tồi tệ nhất trong 10.000 năm. Nhiều năm sau, họ giảm con số xuống 1.000 năm và tiếp tục một năm sau, con số chỉ còn 100 năm.
Hồi năm ngoái, các bức ảnh trên Google Map cho thấy một đoạn của đập Tam Hiệp bị lõm giống như nó đang phải chịu sức ép rất lớn. Tập đoàn đập Tam Hiệp sau đó lên tiếng trấn an công trình vẫn an toàn, rằng những biến dạng vẫn có thể xảy ra nhưng không làm ảnh hưởng đến đập bởi vẫn trong độ đàn hồi an toàn.
Vị trí đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang. Đồ họa: CNN.
Vị trí đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang. Đồ họa: CNN.

Bắc Giang: Tăng cường kiểm tra công tác quản lý và sử dụng đất đai

Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh Ủy Bắc Giang đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về việc tăng cường kiểm tra, thanh tra để xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
Chỉ thị số 19-CT/TU được hy vọng sẽ giúp đảm bảo, chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới (Ảnh: TL).

Nội dung Chỉ thị nêu rõ, thực hiện pháp luật về đất đai, trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua đã có chuyển biến tích cực cả về phương diện quản lý và sử dụng đất. Do đó, hiệu quả sử dụng đất đã được nâng cao, vi phạm pháp luật về đất đai đã giảm…
Tuy nhiên, hiện nay những vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là tình trạng người được giao đất tự ý hoặc chuyển nhượng cho người khác sử dụng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật. Nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên là do một số cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan và cán bộ quản lý trong lĩnh vực đất đai đã buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo và quản lý, không kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm về đất đai. Mặt khác, một số cá nhân, tổ chức, hộ gia đình đã nhận thức không đầy đủ hoặc cố tình vi phạm trong sử dụng đất đai. Tình hình trên đã và đang gây nhiều hậu quả phức tạp.
Để công tác quản lý và sử dụng đất đai đúng luật pháp nhà nước, chấn chỉnh và khắc phục ngay những sai phạm hiện nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Chỉ thị cho các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh tập trung làm tốt một số nội dung sau:
Từng huyện (thành phố), từng xã (phường, thị trấn) thành lập các đoàn công tác tiến hành kiểm tra tình hình cụ thể về nội dung và mức độ vi phạm trong sử dụng đất trái với mục đích được giao. Tập trung chủ yếu vào 6 trường hợp đất đã được giao đã và đang chuyển sang mục đích sử dụng khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích theo quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai năm 2013, gồm: Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, trồng cây lâm nghiệp, đào thành ao, hồ để nuôi trồng thủy sản; Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đào thành ao, hồ, đầm để nuôi trồng thủy sản; Chuyển đất rừng sang đất nông nghiệp trồng cây hàng năm hoặc đất phi nông nghiệp; Chuyển đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp phải thu tiền hoặc phải thuê đất; Chuyển đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất ở; Chuyển đất vườn sang đất ở; Chuyển đất lúa, đất trồng cây hàng năm sang đất vườn; Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất công cộng, đất sản xuất kinh doanh không phải là đất thương mại dịch vụ sang đất kinh doanh thương mại dịch vụ.
Trên cơ sở kiểm tra nắm chắc tình hình đối với các vi phạm nêu trên, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp có chủ trương để xử lý từng trường hợp nhằm giải quyết các tồn tại và ngăn chặn các trường hợp phát sinh mới.
Sau khi kiểm tra nắm chắc tình hình, chính quyền các cấp tổ chức thanh tra, lập biên bản vi phạm từng trường hợp cụ thể đối với đất chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật, xác định rõ nội dung, diện tích vi phạm và người được giao đất vi phạm (bao gồm tất cả các trường hợp đã vi phạm nhưng chưa tiến hành lập biên bản vi phạm) để áp dụng hình thức xử lý theo Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ. Giao Chủ tịch UBND các cấp trực tiếp chỉ đạo, hoàn toàn chịu trách nhiệm theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Thời gian hoàn thành trước 30/8/2020. Cấp ủy đảng các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân giám sát việc thực hiện của chính quyền các cấp.
Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo UBND các cấp dưới triển khai thực hiện các kế hoạch thanh tra xử lý các vụ việc sai phạm về sử dụng đất ở các địa phương. Kiểm tra công tác lãnh đạo, quản lý của chính quyền cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về đất đai… Mặt khác cần có biện pháp xử lý kiên quyết đối với những địa phương và cán bộ thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý dẫn đến các sai phạm.
Các huyện ủy, thành ủy căn cứ Chỉ thị này xây dựng kế hoạch lãnh đạo thực hiện ở địa phương mình. Chỉ thị này được phổ biến đến chi bộ.

Kho bạc Bắc Giang: Phấn đấu triển khai dịch vụ công trực tuyến vượt kế hoạch đề ra

Kho bạc Nhà nước (KBNN) Bắc Giang đang phấn đấu đến cuối quý II/2020 có 100% đơn vị sử dụng ngân sách tham gia và sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), vượt thời gian kế hoạch do KBNN đề ra.
Hoạt động giao dịch tại KBNN Bắc Giang. Ảnh: H.T
Ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc KBNN Bắc Giang cho biết, thực hiện kế hoạch triển khai DVCTT năm 2020 của KBNN, KBNN Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch cụ thể đến các đơn vị trực thuộc và yêu cầu KBNN các huyện tích cực đẩy mạnh triển khai DVCTT đến các đơn vị giao dịch và hoàn thành trong quý II/2020. Bên cạnh đó, KBNN Bắc Giang cũng yêu cầu các KBNN huyện phối hợp với các đơn vị sử dụng ngân sách tăng cường thực hiện giao, nhận hồ sơ chứng từ trên hệ thống DVCTT.
Theo báo cáo từ KBNN Bắc Giang, do có một số đơn vị giao dịch thực hiện sáp nhập, tinh gọn đầu mối nên hiện trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn 1.427 đơn vị sử dụng ngân sách phải sử dụng DVCTT của KBNN theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ- CP của Chính phủ (trước đây là 1.487 đơn vị).
Đến hết tháng 5/2020, đã có 1.411 đơn vị sử dụng ngân sách tham gia sử dụng DVCTT, đạt 99% số đơn vị phải thực hiện DVCTT. Tỷ lệ hồ sơ chứng từ giao dịch qua DVCTT toàn tỉnh trong tháng 5/2020 đạt 72% tổng số hồ sơ chứng từ nhận.
Trong đó, tại Văn phòng KBNN tỉnh, 100% đơn vị sử dụng ngân sách (253 đơn vị) đã tham gia DVCTT KBNN. Tại KBNN các huyện có 1.158 đơn vị sử dụng ngân sách đã tham gia sử dụng DVCTT, đạt 99%.
Ông Nguyễn Quang Tuấn cho biết, việc triển khai DVCTT đến các đơn vị giao dịch đã được ban lãnh đạo KBNN Bắc Giang đặc biệt quan tâm và chỉ đạo, đôn đốc thực hiện quyết liệt. Nhất là trong thời gian cả nước chung tay phòng chống dịch Covid-19, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để KBNN phát huy tính hiệu quả của DVCTT. Nhận thấy lợi ích thiết thực khi tham gia DVCTT KBNN, các đơn vị giao dịch cũng đã chủ động phối hợp với KBNN để triển khai và thực hiện gửi hồ sơ chứng từ qua hệ thống DVCTT.
Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn còn một số đơn vị chưa tham gia DVCTT, các đơn vị này chủ yếu là các hội đoàn thể do đặc thù ngành nghề như: Hội người mù, Hội nạn nhân chất độc da cam dioxin... và một số hội đoàn thể đang trong quá trình sắp xếp lại tổ chức. Hơn nữa, một số hội đoàn thể xã hội được NSNN hỗ trợ kinh phí hàng năm thấp, khi thực hiện DVCTT phải sử dụng dịch vụ chữ ký số trả phí (không được cấp chữ ký số) nên còn băn khoăn trong việc tham gia hệ thống DVCTT. Một số hội do chủ tài khoản cao tuổi nên chưa tham gia như Hội Người cao tuổi, Hội Làm vườn...
KBNN Bắc Giang đang quyết liệt chỉ đạo, phấn đấu đến cuối quý II/2020 có 100% đơn vị sử dụng ngân sách tham gia và sử dụng DVCTT (trừ các đơn vị khối quốc phòng, an ninh), vượt thời gian kế hoạch do KBNN đề ra và duy trì tỷ lệ hồ sơ chứng từ giao dịch qua DVCTT đạt trên 70%.

Thủ tướng: “Nông dân Bắc Giang phải là người tham gia thanh toán điện tử tốt nhất”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Bắc Giang cần coi phát triển cơ cấu hạ tầng, kể cả hạ tầng số, công nghệ số, điện thoại thông minh để thanh toán điện tử... là một khâu đột phá.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Bắc Giang cần coi phát triển cơ cấu hạ tầng, kể cả hạ tầng số, công nghệ số, điện thoại thông minh để thanh toán điện tử… là một khâu đột phá.
Chiều ngày 6/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang về tình hình kinh tế - xã hội địa phương.
Dẫn lời nói của Bác Hồ nhận định Bắc Giang có một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quân sự, đồng bào tỉnh Bắc Giang lao động cần cù và có truyền thống anh dũng trong những năm tháng cách mạng và kháng chiến, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành góp ý về những giải pháp phát triển cho Bắc Giang, để làm sao tỉnh miền núi này phát huy được các lợi thế như có các danh thắng nổi tiếng, sản vật đặc sắc… Bên cạnh đó, cần quan tâm giải quyết các kiến nghị của Bắc Giang, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách cho tỉnh phát triển.
Tại buổi làm việc này, Thủ tướng cũng lưu ý Bắc Giang một số vấn đề để phấn đấu nhiều hơn, hiệu quả hơn. Đó là tăng trưởng của tỉnh còn phụ thuộc khu vực doanh nghiệp có vốn FDI. Theo Thủ tướng, tăng trưởng kinh tế là để tăng thu nhập cho người dân, đây là đích chúng ta hướng đến. Phát triển kinh tế là làm sao nâng cao đời sống người dân, làm sao người dân giàu hơn.
Hiện nay, tăng trưởng của Bắc Giang còn dưới mức tiềm năng. Đất đai, giao thông, dịch vụ logistic còn nhiều vấn đề bức xúc; chưa thu hút nhiều dự án lớn, chất lượng cao. Bắc Giang vẫn là tỉnh nhận trợ cấp ngân sách từ Trung ương. Đô thị mới, đô thị thông minh, đô thị vệ tinh… chưa phát triển rõ và thấp hơn mức bình quân cả nước.
Thủ tướng cũng chia sẻ với tầm nhìn, mục tiêu mà tỉnh đặt ra, trong đó phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương, đưa Bắc Giang phát triển nhanh, bền vững, toàn diện; có tốc độ tăng trưởng kinh tế nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước; kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị, lấy công nghiệp là động lực phát triển.
“Tỉnh cần tận dụng lợi thế, vị trí, văn hóa, con người ở đây trong phát triển bền vững. Cho nên phải xác định và lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp, xuyên suốt, rõ ràng hơn. Chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu, tư duy phát triển mang tính dài hạn, có định hướng, tiêu chí rõ ràng để phát triển bền vững. Trong đó đặc biệt trong năm 2020-2021 vấn đề thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển để nâng tốc độ phát triển của tỉnh lên”, Thủ tướng nói. “Có nhiều ý kiến góp ý chỉ cần phát triển bình bình, không cần nhanh, nhưng rõ ràng quy mô của chúng ta còn thấp quá, quy mô kinh tế Việt Nam quá thấp, bình quân đầu người còn quá thấp, nên yêu cầu tốc độ phải cao hơn, quy mô phải lớn hơn”.
Nhấn mạnh con người là vốn quý nhất đối với quá trình phát triển của một quốc gia, Thủ tướng đề nghị Bắc Giang phải phát huy lợi thế nhân lực dồi dào trong bối cảnh dân số vàng; quan tâm đào tạo chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thủ tướng nhấn mạnh, Bắc Giang cần coi phát triển cơ cấu hạ tầng, kể cả hạ tầng số, công nghệ số, điện thoại thông minh để thanh toán điện tử… là một khâu đột phá. Nông dân Bắc Giang phải là người tham gia thanh toán điện tử tốt nhất, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.
Bắc Giang có đa dạng sinh học rất lớn, điều kiện đất đai rất quan trọng cho nên phải xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại bền vững. Xây dựng tập đoàn cây ăn quả đa dạng bền vững; phát triển công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch để phục vụ nhân dân, phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, Bắc Giang cần phát triển đa dạng, linh hoạt các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ du lịch, một thế mạnh chưa được khai thác tốt. Trong phát triển phải quan tâm lý bảo vệ khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường. Đồng thời áp dụng các mô hình phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.

Bất động sản Bắc Giang: Những dấu hiệu khởi sắc

Với 6 khu công nghiệp cùng nhiều lợi thế trong thu hút dòng vốn FDI, thị trường bất động sản Bắc Giang được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển. 
Bắc Giang là tỉnh ở vị trí trung tâm trong hành lang kinh tế Đông - Bắc gồm 6 địa phương: Lạng Sơn - Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Hải Phòng - Quảng Ninh, chiếm khoảng 40% tổng đầu tư kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong số này, Bắc Giang đang thể hiện vị thế dẫn đầu trong việc thu hút các dòng vốn đầu tư. Trong quý I/2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Bắc Giang vẫn đạt mức độ tăng trưởng 7,4%.

Trọng điểm thu hút dòng vốn FDI
Với gần 1500 ha Khu công nghiệp, Bắc Giang thu hút nhiều nhà đầu tư

Bắc Giang hiện có 6 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích lên tới gần 1500ha - tập trung chủ yếu ở huyện Việt Yên, như KCN Vân Trung, KCN Đình Trám, KCN Quang Châu, KCN Việt - Hàn. Với mục tiêu phát triển trọng điểm toàn tỉnh bằng nội lực, trong năm 2020 Bắc Giang đặt mục tiêu thu hút đầu tư với tổng số vốn lên đến 1 tỷ USD.
Để đạt mục tiêu, Bắc Giang chú trọng đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được chấp thuận đầu tư.
Cùng đó, tỉnh huy động các nguồn lực để đầu tư và chuẩn bị tốt về điều kiện cơ sở hạ tầng, tạo quỹ đất sạch, quy hoạch và tạo vùng nguyên liệu để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư muốn đầu tư kinh doanh tại tỉnh.
Tỉnh cũng tập trung đầu tư xây dựng cải thiện điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn phục vụ thu hút đầu tư; đồng thời đẩy nhanh việc hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp đang hoạt động, đặc biệt là hạ tầng các khu công nghiệp: Quang Châu, Vân Trung, Hòa Phú...
Riêng trong 5 tháng đầu năm 2020 mặc dù ảnh hưởng của tình hình Covid 19 - tổng mức đầu tư FDI của Bắc Giang cũng đạt gần 500 triệu USD - đạt gần 50% kế hoạch năm của toàn tỉnh. Điều này cho phép Bắc Giang lạc quan sẽ cán đích 1 tỉ USD trong năm 2020.

Tiềm năng thu hút dòng vốn từ bất động sản
Bắc Giang có lợi thế về giao thông, cơ sở hạ tầng để thu hút các dự án đầu tư
Từ những thành công trong việc thu hút FDI, lĩnh vực bất động sản tại Bắc Giang cũng đang có những dấu hiệu khởi sắc với sự hiện diện của nhiều ông lớn đang đón sóng đầu tư tại địa phương... Hiện tại, giá trị bất động sản tại địa phương được gia tăng bởi các dòng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chuyên gia nước ngoài; cán bộ chuyên viên trong và ngoại tỉnh… Điều này càng rõ nét ở các địa phương lân cận hoặc tập trung đông khu công nghiệp như TP Bắc Giang; Thị trấn Bích Động (huyện Việt Yên); Thị Trấn Thắng (huyện Hiệp Hòa)…

Với vị trí “kim cương” trong trục trung tâm phát triển kinh tế “Đông - Đông Bắc”, chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đầy 50 phút di chuyển; cách thành phố Bắc Ninh 15 phút di chuyển; kết nối trực tiếp với sân bay Nội Bài qua tuyến quốc lộ 18, các địa phương này được đánh giá là có nhiều ưu điểm trong thu hút dòng vốn bất động sản. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi (nằm ở khu vực chuyển tiếp từ vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng Thủ đô Hà Nội và nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), các địa phương của Bắc Giang còn có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều loại hình đường sắt, đường bộ, đường sông…

Những lợi thế trên của Bắc Giang sẽ là “lời hứa” cho một thị trường bất động sản sôi động tại khu vực này trong tương lai không xa.

Bắc Giang: Những kết quả phát triển đầy ấn tượng

Trong thời gian qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, 16/17 chỉ tiêu chủ yếu đạt kế hoạch (đã có 08 chỉ tiêu hoàn thành mục tiêu Đại hội và Nghị quyết của HĐND tỉnh giai đoạn 2016 - 2020).

Những thành quả ấy là nền tảng, đồng thời cũng là nguồn động lực để tỉnh Bắc Giang bước tiếp vào giai đoạn cuối năm 2020 với nhiều thành công đón đợi hơn nữa.
Kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và phát triển

Theo Báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã dần được kiểm soát, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020 đạt tăng trưởng so với cùng kỳ, song còn chậm. Vận tải trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng cao hơn so với tháng trước, song việc tăng trưởng so với cùng kỳ vẫn giảm. Doanh thu vận tải, kho bãi tháng 5/2020 ước đạt 287,3 tỷ đồng, bằng 68,9% so với cùng kỳ, tổng doanh thu vận tải, kho bãi 5 tháng đầu năm ước đạt 1.720,4 tỷ đồng, bằng 83% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 5/2020 ước đạt 1.854,4 tỷ đồng, tăng 32,5% so với tháng trước và bằng 87,5% so với cùng kỳ. Nhìn chung trong tháng, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định và giữ vững.


Tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 5/2020 khá ổn định, chủ yếu tập trung chăm sóc lúa chiêm xuân và các loại cây màu vụ xuân; thời tiết diễn biến thuận lợi, nắng mưa đan xen tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Theo tiến độ sản xuất nông nghiệp, tính đến ngày 16/5/2020 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 92,8 nghìn ha, bằng 98,5% so với cùng kỳ, giảm do một phần diện tích bị bỏ hoang, một phần chuyển đổi mục đích sử dụng và giải phóng mặt bằng. Chăn nuôi cơ bản ổn định, đàn gia súc có xu hướng giảm do thiếu diện tích chăn thả; đàn gia cầm vẫn phát triển tốt; đàn lợn chưa phát triển mạnh sau dịch do giá lợn giống cao. 
Về lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, trong tháng tranh thủ thời tiết thuận, chủ yếu tập trung vào công tác trồng rừng và chăm sóc rừng đã trồng; ước tháng 5/2020 trồng mới đạt 990ha, bằng 100,9% so với cùng kỳ, nâng tổng diện tích rừng trồng mới 5 tháng ước đạt 4.005ha, bằng 100,9% so với cùng kỳ. Các cơ quan chuyên môn đã tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp và có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền phòng chống cháy và bảo vệ rừng, song trong tháng vẫn xảy ra 01 vụ cháy rừng và thiệt hại 5,7ha. Tháng 5/2020, toàn tỉnh ước khai thác gỗ đạt 53.410m3, bằng 106,5% so với thực hiện cùng kỳ, nâng tổng số lượng gỗ khai thác 5 tháng ước đạt 253.720m3, đạt 104,4% so với cùng kỳ.

Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái.

Trong tháng 5/2020, tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, vận tải trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng cao hơn so với tháng trước, song việc tăng trưởng so với cùng kỳ vẫn giảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 5/2020 ước đạt 1.854,4 tỷ đồng, tăng 32,5% so với tháng trước và bằng 87,5% so với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ 5 tháng đầu năm ước đạt 9.988,2 tỷ đồng, bằng 93,6% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng mức bán lẻ của nhóm xăng, dầu các loại so với cùng kỳ ước đạt thấp nhất chỉ bằng 79,4% (1.046,2 tỷ đồng). Một số nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng cao đã dần lấy lại được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ, như: Nhóm lương thực thực phẩm ước đạt 3.313,3 tỷ đồng (bằng 99%); nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 1.172,7 tỷ đồng (bằng 94,3%); gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 1.633,9 tỷ đồng (bằng 96,9%),...
Văn hóa – giáo dục có nhiều bước tiến đột phá mới
Ở lĩnh vực văn hóa, giáo dục, UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Chỉ đạo các đơn vị, phối hợp với chính quyền địa phương và gia đình quản lý, giám sát chặt chẽ học sinh, đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại trường học an toàn. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non cho các bậc cha mẹ và cộng đồng; triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm; phòng chống đuối nước, dịch bệnh mùa hè, đảm bảo an toàn và phòng chống bạo hành trẻ em. Hoạt động văn hoá thông tin tháng 5/2020 tập trung chủ yếu vào công tác thông tin tuyên truyền và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện, thành phố. Tổ chức khảo sát “Con đường bộ hành của các Phật Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử” tại một số huyện, thành phố; triển khai xây dựng và phát triển “Cổng thông tin du lịch thông minh” giai đoạn 2020-2021...

Khu du lịch Tây Yên Tử hiện vẫn lưu giữ và bảo tồn được rất nhiều những chùa tháp, di tích có liên quan đến nguồn gốc hình thành của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vào thời nhà Trần.
Trước tình hình diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 trên thế giới, song với tinh thần chỉ đạo chung của Thủ tướng Chính phủ cũng như của tỉnh Bắc Giang, vừa phòng chống vừa từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội, ngành đã tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 các phương án, sẵn sàng đáp ứng về y tế và tiếp tục các biện pháp theo dõi, cách ly và quản lý theo quy định. Tiếp tục tập trung phối hợp với các ngành rà soát, đưa tin, phản ánh trung thực, khách quan các nội dung liên quan đến dịch bệnh, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm để người dân hiểu rõ, nâng cao nhận thức, tránh tâm lý hoang mang và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh.
Tháng 5 và 5 tháng năm 2020 không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, nhìn chung các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm và tương đương so với tháng trước và với cùng kỳ: Các huyện, thành phố đã ghi nhận 36 trường hợp thủy đậu, 11 trường hợp quai bị, 404 trường hợp cúm thường, 266 trường hợp tiêu chảy. Tính chung 5 tháng ghi nhận 591 trường hợp thủy đậu, 142 trường hợp quai bị, 2.577 trường hợp cúm thường.
Trong tháng công tác khám, chữa bệnh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo đảm bảo cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả. Kết quả tổng số lần khám bệnh là 114.812 lượt (tuyến tỉnh 38.275, tuyến huyện 76.537). Tính chung 5 tháng, tổng số lần khám bệnh là 897.859 lượt (tuyến tỉnh 236.281, tuyến huyện 204.437), trong đó: Số bệnh nhân điều trị nội trú 88.823 (tuyến tỉnh 42.533, tuyến huyện 46.290) lượt người,…
Đẩy mạnh thu hút đầu tư tại KCN Hòa Phú
Khu Công nghiệp Hòa Phú Bắc Giang cũng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nên kinh tế của toàn tỉnh Bắc Giang nói chung. Trong thời gian tới, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư tại KCN Hòa Phú, huyện Hiệp Hoà đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Bắc Giang.
Mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang ông Lại Thanh Sơn, cùng đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Hiệp Hòa đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Hòa Phú Invest về tình hình triển khai thực hiện dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu Công nghiệp Hòa Phú, huyện Hiệp Hòa. Hiện dự án đã thu hút được 9 nhà đầu tư thứ phát với diện tích 27ha, tổng vốn đầu tư 1.520 tỷ đồng. Cùng đó đang có thêm 5 nhà đầu tư thứ phát chuẩn bị đầu tư vào, với tổng diện tích 22ha, tổng mức đầu tư dự kiến 1.100 tỷ.
Bên cạnh đó, Khu Công nghiệp cũng đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại và quản lý tiên tiến vào sản xuất, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh. Khu Công nghiệp Hòa Phú Bắc Giang là dự án ngày càng mở rộng quy mô, có nhiều tiềm năng phát triển, tạo cơ hội việc làm cho nhiều người góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh thêm hiện đại hơn.
Với những điều kiện thuận lợi và ưu đãi đầu tư hấp dẫn, Khu Công nghiệp Hòa Phú kỳ vọng thu hút nhiều hơn nữa các dự án của các chủ đầu tư, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp.

Bắc Giang: Thu hút vốn đầu tư tăng mạnh

Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, tỉnh Bắc Giang cấp mới cho 51 dự án đầu tư. Trong đó, 36 dự án đầu tư trong nước và 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Riêng tháng 5/2020, tỉnh Bắc Giang thu hút được tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 229 triệu USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cấp mới 14 dự án cho các nhà đầu tư trong nước, vốn đăng ký 1.526 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn 3 dự án, vốn đăng ký tăng thêm 36 tỷ đồng; cấp mới 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), có tổng vốn đăng ký 1.157 triệu USD, bằng 96,8%; điều chỉnh cho 3 dự án FDI vốn đăng ký tăng thêm 5 triệu USD, bằng 29,4%.
Tỉnh Bắc Giang thu hút được 5 dự án FDI mới trong tháng 5/2020

Như vậy 5 tháng đầu năm 2020, tỉnh Bắc Giang thu hút được 625 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, cấp mới 36 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 3.875 tỷ đồng, gấp 9,5 lần cùng kỳ năm ngoái; điều chỉnh 9 dự án trong nước, vốn đăng ký tăng thêm 212,8 tỷ đồng; cấp mới 15 dự án FDI, vốn đăng ký 234,2 triệu USD, bằng 75,2% cùng kỳ 2019; điều chỉnh 14 dự án FDI, tổng vốn tăng thêm là 234,2 triệu USD, tăng 41,9% so với cùng kỳ 2019.
Cũng trong tháng 5, toàn tỉnh có 87 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với tổng vốn đăng ký 1.210 tỷ đồng; lũy kế 5 tháng đầu năm có 389 DN mới thành lập, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng lượng khách du lịch đến Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 ước đạt khoảng 7,7 triệu lượt

Tổng lượng khách du lịch đến Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 ước đạt khoảng 7,7 triệu lượt; Lạng Sơn công nhận thêm điểm du lịch mới; Tổng lượt khách du lịch nội địa trong tháng 5 và tháng 6/2020 tại Lai Châu là 19.528 lượt khách là những thông tin đáng chú ý.
Theo Báo cáo Sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phát triển du lịch.

Trong giai đoạn vừa qua, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, du lịch như: tổ chức thành công Lễ đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm; Lễ đón nhận Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà và Bằng công nhận Lễ hội chùa Bổ Đà là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử và khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch năm 2019;…tổ chức Hội thảo đào tạo phát triển sản phẩm du lịch Tây Yên Tử, xây dựng tour du lịch gắn với vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn và khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh…
Khai hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2019/Nguồn: bacgiangtv.vn

Đây là những sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc, được tổ chức quy mô cấp tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch của tỉnh đến du khách trong nước và quốc tế; là dịp để kết nối với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành trong cả nước, tiếp tục mời gọi đầu tư vào tỉnh, tạo điểm đến an toàn và thân thiện của nhân dân cả nước.
Các sự kiện được tổ chức thành công góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Bắc Giang đạt được nhiều kết quả tốt; lượng khách du lịch của tỉnh tăng trưởng bình quân trên 20%/năm. Tổng số khách du lịch giai đoạn 2016-2020 ước đạt khoảng 7,7 triệu lượt khách; doanh thu du lịch toàn giai đoạn ước đạt khoảng trên 4.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công tác phát triển 3 sản phẩm du lịch: văn hóa – tâm linh; lịch sử - văn hóa; sinh thái – nghỉ dưỡng cơ bản đã được hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển du lịch được đầu tư bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;…
Lạng Sơn công nhận thêm điểm du lịch mới
UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các Quyết định về việc công nhận điểm du lịch và điểm du lịch sinh thái.
Cụ thể, tại Quyết định 1214/QĐ-UBND, tỉnh Lạng Sơn đã công nhận điểm du lịch sinh thái thác Đăng Mò (thôn Cốc Mặn, xã Mông Ân, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn).
Quyết định nêu rõ, Công ty TNHH Minh Hợp có quyền, nghĩa vụ quản lý điểm du lịch theo quy định tại Điều 25 Luật Du lịch ngày 19/6/2017 và các quy định của pháp luật hiện hành.
UBND tỉnh giao Sở VHTTDL hướng dẫn quản lý, khai thác; thực hiện quản lý nhà nước về du lịch đối với điểm du lịch sinh thái thác Đăng Mò. Giao UBND huyện Bình Gia chỉ đạo đơn vị quản lý điểm du lịch tổ chức công bố điểm du lịch được công nhận; thực hiện công tác quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Du lịch và các quy định hiện hành.

Tại Quyết định 1215/QĐ-UBND, UBND tỉnh Lạng Sơn công nhận điểm du lịch Chùa Tiên - Giếng Tiên (khối Hoàng Hoa Thám, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn).
UBND phường Chi Lăng có các quyền, nghĩa vụ quản lý điểm du lịch theo quy định tại Điều 25 Luật Du lịch ngày 19/6/2017 và các quy định của pháp luật hiện hành.
UBND tỉnh giao Sở VHTTDL hướng dẫn quản lý, khai thác; thực hiện quản lý nhà nước về du lịch đối với điểm du lịch Chùa Tiên - Giếng Tiên. Giao UBND thành phố Lạng Sơn chỉ đạo đơn vị quản lý điểm du lịch tổ chức công bố điểm du lịch được công nhận; thực hiện công tác quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Du lịch và các quy định hiện hành.
Lai Châu: Tổng lượng khách du lịch nội địa trong tháng 5 và tháng 6/2020 là 19.528 lượt khách
Theo Báo cáo Tình hình triển khai Chương trình kích cầu du lịch nội địa của Sở VHTTDL, vừa qua, tỉnh Lai Châu đã triển khai Giảm giá bán điện cho các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu theo Nghị quyết số 41/NQ-CP. Một số điểm du lịch và cơ sở dịch vụ kinh doanh ăn uống, cơ sở lưu trú đã triển khai giảm giá dịch vụ từ 20%-30% và chất lượng vẫn đảm bảo. Tỉnh đã tổ chức đón 02 đoàn Famtrip ( Hiệp Hội du lịch Việt Nam; câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ) để quảng bá du lịch và tìm kiếm sản phẩm du lịch mới.
Kết quả cụ thể, tổng lượt khách du lịch nội địa trong tháng 5 và tháng 6/2020 là 19.528 lượt khách, đạt 24% so với cùng kỳ năm 2019 (tức giảm 76% so với cùng kỳ). Tổng thu từ du lịch trong tháng 5 và tháng 6/2020 là 17,598 tỷ đồng, đạt 16% so với cùng kỳ năm 2019 (tức giảm 84% so với cùng kỳ). Công suất sử dụng phòng bình quân tại các cơ sở lưu trú trong tháng 5 tháng 6/202016%, đạt 25,4% so với cùng kỳ năm 2019 (tức giảm 74,6% so với cùng kỳ).

Để tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình kích cầu du lịch, Sở VHTTDL cũng đã đưa ra một số đề xuất như: Triển khai tổ chức các sự kiện trong và ngoài tỉnh để thu hút lượng khách công vụ; khuyến khích các cơ quan, đoàn thể tổ chức đi tham quan, dã ngoại tại các khu, điểm du lịch. Thực hiện chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam"; Tổ chức các chương trình đào tạo nhân lực cho địa phương, đơn vị, doanh nghiệp về kiến thức xử lý khủng hoảng, khắc phục nhanh hậu quả dịch bệnh tại địa phương. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch cấp quốc gia, trong đó tập trung vào thị trường khách du lịch nội địa; tạo điều kiện để đưa du lịch Lai Châu vào điểm đến mới của Việt Nam thu hút khách du lịch nội địa, quốc tế.

Công ty Bích Thủy kịp thời hỗ trợ 3 cháu mồ côi

Nhằm giúp đỡ kịp thời các cháu mồ côi là 3 chị em ruột gồm Lý Thị Lam (sinh năm 2004) học lớp 10, cháu Lý Thị Hải Yến (sinh năm 2006) học lớp 8 và cháu Lý Văn Lượng (sinh năm 2013) học lớp 1 là dân tộc Nùng ở thôn Đồng Thủy (xã Hương Sơn, Lạng Giang). Các cháu là con anh Lý Văn Toàn sinh năm 1980 (mất tháng 2/2019) và chị Ngô Thị Thuận (sinh năm 1981), là công nhân của công ty Ô-Xi-Đen (khu công nghiệp Quang Châu, Việt Yên) bị đột tử mất ngày 5/1/2020 khi đang làm việc.
Trước mắt các cháu được ông bà nội và chú nuôi dưỡng, trong đó bà nội các cháu bị tai biến mạch máu não phải đi xe lăn. Gia đình ông bà và chú cũng gặp nhiều khó khăn. Khi biết tin, chiều ngày 9/1/2020 bà Trần Thị Thủy, giám đốc công ty Bích Thủy ở Cụm công nghiệp Tân Dĩnh-Phi Mô (Lạng Giang, Bắc Giang) đã thăm và tặng các cháu 20kg gạo, 01 chiếc chăn siêu nhẹ, nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày và một túi quà tết. Tại đây bà Trần Thị Thủy đã cam kết với lãnh đạo xã Hương Sơn, gia đình sẽ chu cấp gạo và nhu yếu phẩm hàng tháng để các cháu được tiếp tục đi học và tạo việc làm khi đến tuổi trưởng thành. Việc nuôi dưỡng này bà Thủy thực hiện đến khi bà mất. Đây là trường hợp thứ 3 ở xã Hương Sơn được công ty Bích Thủy cung cấp gạo và nhu yếu phẩm hàng tháng.
Bà Trần Thị Thủy và lãnh đạo xã Hương Sơn tặng quà cho 3 cháu mồ côi
Bà Trần Thị Thủy và lãnh đạo xã Hương Sơn tặng quà cho 3 cháu mồ côi
          Trước hoàn cảnh của các cháu, rất mong các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm giúp đỡ các cháu bị mất nguồn nuôi dưỡng này tiếp tục được học hành để trở thành người có ích cho xã hội.
                                                                              
Thân Văn Phương


Hội bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bắc Giang

http://baovetreem.bacgiang.gov.vn/

Trao 30 triệu đồng cho 3 trẻ mồ côi ở Bắc Giang


Đại diện Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng và LĐLĐ tỉnh Bắc Giang trao sổ tiết kiệm cho gia đình cháu Lý Thị Lan. Ảnh: Hồng Lan

Cuối tháng 6.2020, chương trình “Mỗi ngày một nghìn” của Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng Báo Lao Động đã tìm về thôn Đồng Thủy, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Địa chỉ mà những người làm chương trình tìm đến là căn nhà nhỏ của 3 chị em mồ côi cha mẹ gồm Lý Thị Lan (sinh năm 2004), Lý Thị Yến (sinh năm 2006)Lý Văn Nương (sinh năm 2013).

Vợ chồng anh Lý Văn Toàn và chị Ngô Thị Thuận đều là người dân tộc Nùng, quê ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Anh Toàn làm nghề tự do, còn chị Thuận làm công nhân Công ty TNHH Hoisiden (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Anh chị sinh được 3 người con là Lan, Yến và Lương.

Tháng 2.2019, anh Toàn qua đời vì bệnh nan y. Từ khi chồng mất, mọi gánh nặng dồn hết lên vai chị Thuận. Để có tiền nuôi 3 con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học, chị Thuận đã phải làm việc cật lực. Thế nhưng, số phận nghiệt ngã lại một lần nữa ập đến gia đình nhỏ bé này: Tháng 12.2019, chị Thuận qua đời vì đột tử, bỏ lại 3 con bé bỏng.

Trước sự ra đi đột ngột của cha và mẹ, ba chị em Lan, Yến, Lương phải tập với cuộc sống tự lập, tự chăm nhau, bảo ban nhau học tâp. Kể từ khi chị Thuận mất, anh Lý Văn Thắng (em trai của anh Toàn) sống ở gần đó cũng nhận trách nhiệm thay anh chị chăm sóc, cưu mang 3 chị em. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình anh Thắng cũng không mấy khá giả do phải nuôi cha già, mẹ bị tai biến cùng vợ và 3 con nhỏ. Cũng vì vậy, anh Thắng phải nghỉ việc ở công ty để tiện chăm sóc cho người thân.
Sau khi biết được hoàn cảnh gia đình của Lý Thị Lan, đại diện Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng Lao Động (Quỹ TLV) cùng Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang đã trao tặng hỗ trợ số tiền 30 triệu đồng từ chương trình “Mỗi ngày một nghìn” cho 3 cháu nhỏ. Số tiền này được lập thành 3 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 10 triệu đồng. Với sự chung tay giúp đỡ từ cộng đồng, mong rằng các cháu nhỏ sẽ vượt qua những khó khăn hiện tại, được tiếp tục học tập để có một tương lai tươi sáng hơn.

Chương trình “Mỗi ngày một nghìn”dự án từ thiện được Quỹ TLV phối hợp với Ví điện tử MoMo thực hiện nhằm mục đích khơi dậy hành động hằng thiện trong mỗi người dân, tạo cơ hội cho họ có thể chung tay cứu giúp những đồng bào đang gặp khó khăn, gieo hạt giống yêu thương sẻ chia, xoá dần sự vô cảm trước nỗi đau của đồng bào trong mỗi người dân Việt Nam. Về lâu dài, dự án sẽ góp phần xây dựng nền tảng một xã hội yêu thương “Một người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”. Bằng cách quyên góp mỗi ngày 1.000 đồng thông qua Ví MoMo (miễn phí chuyển tiền) hoặc gửi về: Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội với mọi hình thức có thể, bạn đã trực tiếp sẻ chia yêu thương và cứu giúp cho những cảnh đời khó khăn, kém may mắn qua cơn bĩ cực hay mấp mé bờ vực của sự sống và cái chết được hồi sinh.

Bắc Giang đảm bảo sản lượng và giá trị vải thiều xuất khẩu

Hơn 112.000 tấn vải thiều trong tổng sản lượng dự kiến 160.000 tấn vải thiều của năm nay của tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ.


Chạy đua với thời tiết nắng nóng để thu hoạch vải thiều đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu là công việc chú tâm hàng ngày của các nhà vườn trồng vải ở tỉnh Bắc Giang trong những ngày này.



Năm 2020 là năm đặc biệt đối với người trồng vải nơi đây không những bởi tác động của dịch Covid-19 đối với việc tiêu thụ vải thiều mà còn đáp ứng các đơn hàng của các đối tác trong nước và quốc tế, trong đó có thị trường Nhật Bản lần đầu tiên cho phép nhập khẩu quả vải tươi tại thị trường này.

Bắc Giang đảm bảo sản lượng và giá trị vải thiều xuất khẩu.


Ông Lường Văn Cảnh, ở xóm Hóa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn – Trưởng nhóm sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn Global Gap được gắn mã số vùng trồng xuất khẩu chia sẻ, với mức giá 30.000 đồng/kg, từ chính vụ vải thiều đến nay các hộ tham gia nhóm đã xuất khẩu được hơn 3 tấn vải sang thị trường Nhật Bản. Việc ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thu mua xuất khẩu không phải đem hàng ra chợ như mọi khi mà doanh nghiệp đến tận vườn để thu mua. Giá vải thiều ổn định khiến người trồng vải phấn khởi hơn mọi năm.


“Phun thuốc đúng định kỳ, tuân thủ đúng thời gian cách ly. Như vải xuất khẩu sau khi phun thuốc phải cách ly 20 ngày mới được bán. Năm nay đi Nhật Bản và Australia đã ký với 2 công ty. Giá được đảm bảo 30.000 đồng/kg. Nếu giá lên sẽ thu mua từ 35.000-40.000 đồng/kg. Còn giá thấp vẫn được công ty thu mua với mức giá 30.000 đồng/kg”, ông Cảnh nói.


Đến hẹn lại lên, mỗi năm chỉ họp 1 lần vào mùa vải chín rộ tuyến đường trục chính quốc lộ 31 đoạn thuộc địa phận huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, thương nhân từ khắp các nơi đổ về để mua bán vải thiều vô cùng nhộn nhịp.



Anh Đặng Văn Chuyền, thương lái tại điểm cân vải Kiều Mao ở xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn chia sẻ: “Giá năm nay đội lên rất nhiều, chi phí ảnh hưởng của dịch Covid-19 khi thông thương qua biên sang Trung Quốc chi phí thuê xe, lái xe tăng cao. Nếu không có dịch Covid-19 thì giá sẽ cao hơn và việc tiêu thụ thuận lợi hơn”.

Vải thiều được mùa, được giá khiến bà con hết sức phấn khởi.



Không chỉ người trồng vải phấn khởi khi vải thiều được giá mà cả những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong nước cũng tích cực đồng hành trong tiêu thụ vải thiều cho bà con nông dân.



Bà Ngô Tường Vi, Phó giám đốc của công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu chia sẻ: “Nhật Bản là thị trường khá ổn định cả về giá và sản lượng, doanh nghiệp xác định quả vải sẽ là sản phẩm được tập trung trong năm nay để thâm nhập vào thị trường này. Không chỉ tính về lợi nhuận mà quan trọng nhất là mang thương hiệu quả vải Việt Nam đến người tiêu dùng của Nhật Bản, tiếp nữa sẽ là người tiêu dùng của các thị trường khác để gia tăng giá trị của vải thiều”.



Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây khó khăn trong công tác tiêu thụ vải thiều, đặc biệt là xuất khẩu, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã chủ động xây dựng các kịch bản xúc tiến tiêu thụ vải thiều. Đồng thời có văn bản báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương liên quan cho phép các thương nhân, chuyên gia nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam đến Bắc Giang để khảo sát, thu mua vải thiều.



Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang cho biết, sự chủ động và linh hoạt trong điều hành với phương châm “thị trường nào cũng được trân trọng” đã đem lại kết quả bước đầu trong chinh phục những thị trường có giá trị cao khi chỉ ít ngày vào chính vụ vải thiều, sản lượng và giá trị của vải thiều được cải thiện hơn so với các năm trước.

Hơn 112.000 tấn vải thiều trong tổng sản lượng dự kiến 160.000 tấn vải thiều của năm nay của tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ.



“Năm nay ngoài thị trường truyền thống Trung Quốc, vải thiều Bắc Giang đã tiêu thụ ở 30 nước trên thế giới và đặc biệt là thâm nhập vào những thị trường khó tính trong đó có thị trường Nhật Bản mới mở năm nay. Mặc dù là năm đầu tiên vải thiều Bắc Giang đến Nhật Bản nhưng khởi đầu rất thuận lợi. Đây là cơ sở để Bắc Giang tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư dây chuyền xử lý vải thiều xuất khẩu để tăng quy mô sản lượng và giá trị không chỉ sang thị trường Nhật Bản mà còn những thị trường khác”, ông Phương cho biết thêm.



Hơn 112.000 tấn vải thiều trong tổng sản lượng dự kiến 160.000 tấn vải thiều của năm nay của tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ. Mặc dù chưa như kỳ vọng do tác động của dịch Covid-19 nhưng với mức giá và sản lượng tiêu thụ đã khẳng định sự chủ động trong xây dựng kế hoạch, linh hoạt trong điều hành của tỉnh Bắc Giang cũng như sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, và các Bộ, ngành liên quan.



Trong đó, phải kể đến sự đồng hành của các doanh nghiệp và tư duy canh tác vải thiều an toàn của người dân tiếp tục khẳng định uy tín, thương hiệu tại các thị trường xuất khẩu, hứa hẹn “1 mùa vải thành công trong mùa dịch Covid -19”./.

Công bố Quyết định bổ nhiệm 2 tân phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 29-6, Thượng tá Nguyễn Quốc Toản, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang đã chủ trì Lễ công bố quyết định bổ nhiệm hai đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, là Thượng tá Thân Văn Duy và Thượng tá Thân Văn Hải.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tá Nguyễn Quốc Toản trao quyết định bổ nhiệm và tặng hoa chúc mừng Thượng tá Thân Văn Hải và Thượng tá Thân Văn Duy
Trước khi được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thượng tá Thân Văn Duy từng là Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Trưởng Công an huyện Yên Thế, Trưởng Công an huyện Việt Yên, thuộc Công an tỉnh Bắc Giang.
Thượng tá Thân Văn Hải từng là Phó trưởng Công an huyện Tân Yên, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Công an tỉnh Bắc Giang.  
Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tá Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh, việc được Bộ Công an tin tưởng, bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc là vinh dự lớn đối với hai đồng chí Thân Văn Huy và Thân Văn Hải, cũng như của tập thể Công an tỉnh. Thượng tá Nguyễn Quốc Toản mong muốn 2 đồng chí tân Phó Giám đốc tiếp tục phát huy năng lực, kinh nghiệm công tác, cùng tập thể lãnh đạo Công an tỉnh tăng cường đoàn kết, nắm bắt lĩnh vực ngành phụ trách từ đó tham mưu, đề xuất và chỉ đạo các giải pháp hữu hiệu trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thay mặt các đồng chí mới được bổ nhiệm, Thượng tá Thân Văn Duy gửi lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang, các đơn vị thuộc Bộ Công an, Ban Giám đốc Công an tỉnh… đã tạo điều kiện thuận lợi để các đồng chí phát huy năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bắc Giang: Phê duyệt danh sách hỗ trợ người dân khó khăn do COVID-19

Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang vừa có quyết định về việc phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Yên Dũng (đợt 3).
Cụ thể, tổng kinh phí hỗ trợ đợt này là 266,7 triệu đồng từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước. Trong đó, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong tháng 4 và tháng 5 năm 2020: 64 người, kinh phí hỗ trợ là 115,2 triệu đồng; người thuộc hộ nghèo: 73 người, kinh phí hỗ trợ là hơn 54,7 triệu đồng); người thuộc hộ cận nghèo: 129 người, kinh phí hỗ trợ hơn 96,5 triệu đồng. 
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang yêu cầu Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng chịu trách nhiệm tổ chức chi trả tiền hỗ trợ đến đối tượng đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời và thực hiện quyết toán tài chính theo đúng quy định của Nhà nước. 
Trước đó, Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng đã có tờ trình gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (đợt 3), có chi tiết danh sách kèm theo.

Trong gần 2 tháng, Bắc Giang bán được 134.000 tấn vải thiều giá cao

Thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương tỉnh Bắc Giang) ngày 30/6 cho biết, ngoài điểm nhấn 50 tấn vải xuất tươi sang Nhật thì thị trường Trung Quốc vẫn được duy trì.
Những chùm vải đạt chất lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Cụ thể, trong gần 2 tháng qua, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 134.000 tấn vải thiều với giá bán khá cao và ổn định, từ 22.000 - 50.000 đồng/kg. Theo dự kiến, khoảng 15 - 20 ngày nữa, nông dân Bắc Giang sẽ cơ bản thu hoạch xong vải thiều.
Trong đó, các huyện tiêu thụ được nhiều vải thiều là: Lục Ngạn gần 77.000 tấn, Lục Nam hơn 25.000 tấn, Tân Yên hơn 15.000 tấn... Để tiêu thụ hết lượng vải thiều của người dân, trên địa bàn tỉnh có khoảng 600 điểm cân, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Lục Ngạn. 
Ngoài thương nhân, doanh nghiệp trong nước, hiện có 113 thương nhân Trung Quốc sau thời gian cách ly phòng dịch COVID-19 tham gia thu mua vải thiều tại tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt trong năm nay, thị trường nội địa được xúc tiến tiêu thụ khá tốt. Khoảng 60% sản lượng vải thiều tiêu thụ ở thị trường nội địa phục vụ các tỉnh phía Nam.
Xuất khẩu vải thiều tươi sang Nhật Bản được coi là một thành công lớn nhất trong mùa vụ thu hoạch vải năm nay. Hiện tỉnh Bắc Giang đã đưa được 50 tấn vải sang Nhật Bản, dự kiến đến hết vụ có thể đạt 100 tấn.
Trên thực tế, để xây dựng được vùng nguyên liệu vải thiều phục vụ xuất khẩu Nhật Bản, ngành chức năng, địa phương và người nông dân phải trải qua nhiều cuộc thí nghiệm và sát hạch minh bạch và hết sức gắt gao. Vùng trồng được cấp mã số, được canh tác theo quy trình GlobalGAP với những quy định vô cùng khắt khe về việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép nhật ký sản xuất.
Mọi loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đều được phía Nhật Bản kiểm định và cho phép mới được dùng. Các mẫu đất, nước đều được test kiểm tra dư lượng.
Ngày 20/6, những lô vải thiều đầu tiên đã sang Nhật Bản thành công theo đường hàng không. Theo thông tin phản hồi từ phía khách hàng tại Nhật Bản, ngay sau khi quả vải thiều tươi của Việt Nam được bày bán tại các siêu thị tại Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng tại đây.
Bà Ngô Tường Vy - Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu, đơn vị đưa vải thiều tươi sang Nhật Bản cho biết, toàn bộ lô vải thiều tươi đầu tiên đã được phân phối hết cho các siêu thị, vải thiều Việt Nam đã và đang cháy hàng tại Nhật, các siêu thị đã đặt mua hết, với giá bán sỉ 8 - 12USD/kg. Điều đáng ghi nhận là chất lượng vải thiều Việt được đánh giá rất cao, được người tiêu dùng ưa chuộng./.

Tiêu chí phân loại công chức thay đổi như thế nào từ ngày 1/7?


Từ 1/7/2020, khi Luật sửa đổi, bổ sung số 52/2019/QH14 chính thức có hiệu lực thì công chức sẽ có tổng cộng là 6 ngạch so với 5 ngạch như hiện nay.
Theo quy định tại Điều 42 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức gồm các ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên.

Dựa vào ngạch được bổ nhiệm, các ngạch này được phân loại thành 4 loại A, B, C, D.

- Loại A: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

- Loại B: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

- Loại C: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

- Loại D: Người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.

Theo đó, tiêu chí để phân loại công chức cũng theo quy định tại Điều 34 là căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm.
Tiêu chí phân loại công chức thay đổi như thế nào từ ngày 1/7? - Hình minh họa
Tuy nhiên, từ 1/7/2020, khi Luật sửa đổi, bổ sung số 52/2019/QH14 chính thức có hiệu lực thì công chức sẽ có tổng cộng là 6 ngạch so với 5 ngạch như hiện nay. Và quy định chi tiết về ngạch công chức mới sẽ do Chính phủ quy định cụ thể.

Khi Luật này được sửa đổi, để phù hợp với việc bổ sung thêm 1 ngạch khác nêu tại khoản 7 Điều 1 Luật số 52, Điều 34 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng được bổ sung thêm quy định, loại công chức khác sẽ theo quy định Chính phủ.

Hiện nay, Chính phủ chưa có ban hành Nghị định hướng dẫn về “ngạch khác”. Theo đó, tại Quyết định số 69/QĐ-BNV, Bộ Nội vụ đã lên kế hoạch xây dựng các Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật sửa đổi năm 2019.

Bên cạnh việc quy định về loại của ngạch công chức mới, căn cứ để phân loại cũng đã thay đổi (căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2019).

Cụ thể, căn cứ để phân loại đã chuyển từ “dựa vào ngạch công chức được bổ nhiệm” thành “dựa vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiêp vụ”.

3 trường hợp được xét tuyển vào công chức:

Theo quy định tại điều 37 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, tuyển dụng công chức phải căn cứ vào phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, phù hợp với ngành, nghề tuyển dụng.
Cũng theo quy định này, việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển trừ trường hợp người có đủ điều kiện để trở thành công chức và cam kết tình nguyện làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số… từ 5 năm trở lên thì được xét tuyển.
Do đó, theo Luật Cán bộ, công chức hiện đang có hiệu lực chỉ có duy nhất 1 trường hợp nêu trên được xét tuyển vào công chức. Tuy nhiên, theo khoản 5, điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực từ 1/7/2020 đã bổ sung thêm 2 trường hợp được tuyển dụng thông qua xét tuyển gồm: Người học theo chế độ cử tuyển nêu tại Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Trong đó, theo điều 87 Luật Giáo dục có hiệu lực cùng thời điểm với Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, chế độ cử tuyển áp dụng với người dân tộc thiểu số rất ít người, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít công chức là người dân tộc thiểu số.
Đồng thời, khoản 3, điều 87 Luật Giáo dục có quy định: Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm trở về làm việc tại địa phương nơi cử đi học, được xét tuyển và bố trí việc làm. Có thể thấy việc bổ sung thêm 2 trường hợp xét tuyển vào công chức đã tạo sự đồng bộ giữa các quy định và cũng tạo điều kiện cho các đối tượng này được phát huy năng lực, trình độ của mình.
Theo quy định tại khoản 6, điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, xét tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng: Vòng 1, kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm đã đăng ký tại phiếu đăng ký dự tuyển. Nếu điều kiện, tiêu chuẩn phù hợp thì sẽ được tham dự vòng 2; Vòng 2, phỏng vấn để kiểm tra năng lực, trình độ chuyên môn của người tham dự xét tuyển trong thời gian 30 phút. Trong đó, không thực hiện phúc khảo với kết quả phỏng vấn tại vòng này.

Nữ nhân viên ngân hàng công bố “vỡ nợ” gần 200 tỷ đồng

Bà Lê Thị Thương đang làm việc tại một ngân hàng có chi nhánh Gia Lai đã đến công an công bố mất khả năng chi trả số tiền gần 200 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Ngày 29/6, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, bà Lê Thị Thương (SN 1988, phường Hoa Lư, Pleiku, Gia Lai) đang làm việc tại một Ngân hàng có chi nhánh Gia Lai đã đến công an công bố mất khả năng chi trả số tiền gần 200 tỷ đồng.
Theo thông tin ban đầu, bà Lê Thị Thương vay số tiền gần 200 tỷ đồng của một số cá nhân và một số chủ tiệm vàng tại thành phố Pleiku, Gia Lai. Khi mất khả năng chi trả, bà Thương đã bị nhiều chủ nợ tới nhà đòi.
Trao đối với phóng viên Tiền Phong, Lãnh đạo chi nhanh ngân hàng xác nhận, bà Thương là “nhân viên hợp đồng” tại Phòng Quản trị Tín dụng của Ngân hàng có thâm niên gần 10 năm. Còn chồng bà Thương là nhân viên chính thức của Ngân hàng.
Theo vị lãnh đạo này, liên quan đến số nợ khoảng 200 tỷ đồng, vợ chồng bà Thương đã xin nghỉ phép, việc hai vợ chồng này vay mượn bên ngoài bản thân ông không biết.
“Buổi sáng, chồng của chị Thương có lên đây trình bày rằng bản thân cậu ấy không biết vợ vay số tiền lớn như thế bên ngoài. Trước mắt tôi đã nói chồng chị Thương hãy đến công an trình báo để được bảo vệ”, vị lãnh đạo ngân hàng nói.